Trao đổi bài viết “Phương tiện bị cấm lưu hành khi gây ra tai nạn có bị khởi tố hay không?”
Theo Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm xe ô tô; máy kéo; rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Như vậy, xe công nông cũng là một loại máy kèo và là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Việc Nhà nước cấm xe công nông tham gia giao thông không vì thế mà làm cho nó không còn là phương tiện nữa. Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ : Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông quy định kê từ ngày 1/1/2008, xe công nông bị đình chỉ lưu hành, sử dụng.
Hình ảnh minh hoạ
Việc cấm này là xuất phát từ đặc điểm, chất lượng, kết cấu và tình hình giao thông không cho phép loại xe này lưu thông trên đường. Còn việc nó có là phương tiện giao thông hay không là xuất phát từ tính năng, tác dụng của phương tiện chứ không phụ thuộc vào việc bị cấm hay không cấm.
Ví dụ: ô tô đã hết niên hạn sử dụng vẫn được quy định là một loại phương tiện giao thông nhưng nó sẽ bị đình chỉ lưu hành tham gia giao thông.
Trong vụ án cụ thể tác giả đưa ra, vi phạm ở đây không phải là “đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng rõ ràng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật” (quy định ở khoản 1 Điều 262 BLHS) vì xe công nông do Q điều khiển có thể vẫn bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật cho loại xe này. Hơn nữa, nguyên nhân gây tai nạn là do Q điều khiển xe đi lấn sang làn đường bên trái và đâm va vào phần bên trái của đầu xe mô tô BKS 30H6 – 6680 của chị H chứ không xuất phát từ tình trạng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật của xe.
Chính vì vậy, việc điều khiển xe công nông và gây tai nạn là vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (cụ thể là đưa phương tiện bị đình chỉ vào lưu hành và vi phạm quy tắc giao thông đường bộ) quy định tại Điều 260 BLHS và không có cơ sở khởi tố và truy tố đối với Nguyễn Công Đ về tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng không bảo đảm an toàn theo điểm a khoản 1 Điều 262 BLHS.
Video đang HOT
Đối với câu hỏi “Có truy tố bị can Nguyễn Văn Q về tình tiết “không có giấy phép lái xe” theo điểm a Khoản 2 Điều 260 BLHS 2015 không?”, tôi cho rằng một phương tiện nào đó đã bị cấm lưu thông thì không cần thiết phải đặt vấn đề có hay không có giấy phép lái xe vì theo quy định của Bộ luật Hình sự cũng như Luật Giao thông đường bộ thì chỉ đối với loại xe được phép lưu thông mới bắt buộc phải có giấy phép. Vì vậy Q không bị truy tố về tình tiết “không có giấy phép lái xe” theo điểm a Khoản 2 Điều 260 BLHS 2015.
Đồng thời, cũng không thể xử lý hình sự đối với Nguyễn Công Đ về Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển các phương tiện tham gia giao thông đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 264 BLHS 2015 mà cần áp dụng xử phát hành chính theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ: hành vi điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (Bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông) ngoài bị phạt tiền từ 4 triệu đến 6 triệu đồng, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện.
Từ những nhận định trên, theo tác giả, cần phải truy tố, xét xử Nguyễn Văn Q về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ làm chết người quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 260 BLHS; xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng, điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông (Bao gồm cả xe công nông thuộc diện bị đình chỉ tham gia giao thông) của Nguyễn Công Đ, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu phương tiện.
Theo Ketsat
TPHCM đề xuất tịch thu phương tiện khai thác cát trái phép
Cùng với biện pháp tịch thu phương tiện khai thác cát trái phép, UBND TPHCM đề xuất đình chỉ hoạt động từ 6 tháng trở lên đối với các phương tiện vận chuyển cát không có nguồn gốc hợp pháp.
Ngày 7/6, UBND TPHCM đã có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 33/2017/NĐ-CP (NĐ 33) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Báo cáo của UBND TPHCM cho biết qua 2 năm thực hiện, các sở ban ngành chức năng của TPHCM đã kiểm tra, xử lý 183 vụ, với tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính gần 5 tỷ đồng, tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm với tổng trị giá trên 17 tỷ đồng.
UBND TPHCM chỉ ra nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Cụ thể: Các mức phạt đối với các hành vi khai thác cát trái phép còn rất thấp so với giá trị mà "cát tặc" đã thu lợi. Hình thức xử lý bổ sung là tịch thu phương tiện không áp dụng đối với khối lượng cát khai thác trái phép dưới 50m3 nên chưa đủ sức răn đe.
Ngoài ra, NĐ 33 không quy định xử phạt đối với hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp. Lợi dụng kẽ hở này, khi bị cơ quan kiểm tra phát hiện, truy đuổi, các đối tượng khai thác cát trái phép thường xả bỏ cát phi tang hoặc sử dụng hai phương tiện song song gồm phương tiện gắn thiết bị bơm hút cát vào phương tiện vận chuyển, gây khó khăn cho việc xác định, xử lý hành vi vi phạm.
Để đảm bảo tính răn đe và tính khả thi, UBND TPHCM kiến nghị bổ sung, điều chỉnh một số nội dung của NĐ 33. Cụ thể: Đình chỉ phương tiện hoạt động từ 6 tháng trở lên đối với các chủ sở hữu phương tiện cho các đối tượng thuê, mượn sử dụng vào mục đích khai thác cát trái phép.
UBND TPHCM cũng đề xuất điều chỉnh theo hướng tăng mức xử phạt và bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vận chuyển, sử dụng khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
Đặc biệt, TPHCM kiến nghị "tịch thu tang vật, phương tiện đối với tất cả các hành vi vi phạm khai thác cát trái phép" mà không cần căn cứ khối lượng khoáng sản đã khai thác.
Một ghe hút trộm cát trên sông Đồng Nai bị bắt quả tang gần đây đang bị tạm giữ
Mới đây, tại hội nghị trao đổi thông qua đề án phòng, chống tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra tại huyện Cần Giờ (TPHCM), ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn diễn ra rầm rộ đến mức báo động.
"Cát tặc" khai thác liều lĩnh, tổ chức quy mô, rầm rộ, nhất là vào ban đêm, với nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm né tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng. Việc khai thác cát trái phép không chỉ gây mất an ninh, trật tự ở địa phương mà còn gây nguy cơ sụt lún ảnh hưởng đến môi trường, tính mạng người dân.
Trong giai đoạn 2015 - 2018, Cần Giờ phát hiện xử lý 151 trường hợp khai thác, vận chuyển cát trái phép, trong đó năm 2015 phát hiện 12 trường hợp, năm 2016: 26 trường hợp, năm 2017: 48 trường hợp, năm 2018: 65 trường hợp. Số trường hợp vi phạm trong 2 năm 2017 - 2018 tăng gấp 3 lần so với 2 năm 2015 - 2016.
Ông Dũng cho biết việc xử lý "cát tặc" gặp nhiều khó khăn về pháp lý, phương tiện, trang thiết bị, kinh phí... Các đơn vị kiểm tra thường bị "cát tặc" theo dõi nên khi kiểm tra phải thuê phương tiện của ngư dân, vừa bị động vừa tốn kém. Nhiều đối tượng sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị kiểm tra.
Tàu khai thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ đến từ các tỉnh phía Bắc, có công công suất trên 1.000 m3 bị lực lượng chức năng bắt quả tang
Còn thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TPHCM cho biết nhiều doanh nghiệp (DN) khai thác cát trái phép đối phó cơ quan chức năng bằng cách ký hợp đồng, cho các cá nhân thuê phương tiện, khi bị bắt quả tang khai thác cát trái phép thì đổ hết trách nhiệm cho cá nhân.
Thiếu tướng Phan Anh Minh cũng chỉ ra có nhiều dấu hiệu liên quan giữa một số cán bộ công an và các đối tượng khai thác cát trái phép. Ông Minh đã trực tiếp xử lý 2 cán bộ công an vi phạm và yêu cầu Phòng Cảnh sát môi trường không phân công nhiệm vụ đối với cán bộ công an ở một địa phương "vì tình đồng hương đã không thực hiện quy định, chỉ đạo của cấp trên mà không loại trừ trong đó có tiêu cực".
Theo thống kê của Công an TPHCM trong năm 2018, hầu hết phương tiện vi phạm bị bắt giữ từ các vùng biển phía Bắc. Đối tượng vi phạm hầu hết cư ngụ ở các tỉnh phía Bắc. Phương tiện khai thác cát đã được thế chấp cho các ngân hàng cũng ở các tỉnh phía Bắc.
HUY THỊNH
Theo TPO
Hà Nội cấm taxi hoạt động giờ cao điểm tại 11 tuyến phố Hà Nội tiến hành cấm taxi hoạt động ở 11 tuyến phố với thời điểm giờ cao điểm để giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông. Mới đây, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội đã công bố danh sách 11 tuyến phố cấm xe taxi trên địa bàn theo khung thời gian tương ứng. Theo đó, các tuyến đường, phố...