Trao 50 học bổng tặng con cháu nạn nhân chất độc da cam nỗ lực vượt khó
Tối 27.8, tại Hà Nội, 50 học sinh có thành tích học tập, rèn luyện xuất sắc nhất đến từ các tỉnh, thành phố phía Bắc là con em của các thương, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam vượt khó vươn lên trong học tập và rèn luyện đã được tuyên dương và trao học bổng.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam trao Bằng khen tặng các học sinh đã có thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Nối vòng nhân ái, hướng tới tương lai” với chủ đề “Vươn lên từ ký ức da cam”. Chương trình do Viện nghiên cứu da cam/Dioxin (Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam), Viện Chiến lược phát triển nhân lực nhân tài (Hội Khoa học phát triển nguồn nhân lực nhân tài Việt Nam), Hội Nhà báo Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương – Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức. Chương trình được tổ chức nhằm tri ân những thế hệ cha anh đã ngã xuống qua các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, đặc biệt là những người lính tham gia chiến đấu ở chiến trường còn sống trở về, mang trong mình nỗi đau da cam. Sự kiện cũng nhằm động viên, khuyến khích, giúp đỡ các thế hệ con cháu của họ phấn đấu, vượt khó giành thành tích cao trong học tập và rèn luyện, trở thành những người tài đức – chủ nhân tương lai của đất nước.
Trung tướng Nguyễn Đình Chiến, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu da cam/dioxin, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển nhân lực nhân tài Việt Nam, Trưởng ban tổ chức Chương trình chia sẻ, mỗi học sinh được tuyên dương và trao học bổng là một tấm gương điển hình chăm ngoan, luôn biết vượt khó trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ. Ban tổ chức luôn ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích xuất sắc của các em trong thời gian qua.
Trung tướng Nguyễn Đình Chiến mong rằng, các em sẽ luôn giữ vững tinh thần ham học, nỗ lực vượt khó trong hành trình chinh phục những đỉnh cao phía trước, thực hiện ước mơ, hoài bão của mình để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, đưa Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” như lúc sinh thời Bác Hồ hằng mong muốn.
Video đang HOT
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam chia sẻ, thực tế hiện nay các nạn nhân da cam vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, không chỉ đối với bản thân họ, mà còn với gia đình, những thế hệ thứ 3, thứ 4 của nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Chính vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, cổ vũ cộng đồng xã hội chung tay xoa dịu nỗi đau da cam bằng hành động cụ thể, với nhiều nội dung và hình thức phong phú.
Đồng hành cùng chương trình, Trung tâm Anh ngữ Freetalk English đã trao tặng 50 suất học bổng tiếng Anh trị giá 500 triệu đồng.
Theo Danviet
Người chiến đấu không mệt mỏi vì nạn nhân chất độc da cam qua đời
Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, GS-TS Nguyễn Trọng Nhân đã từ trần ngày 6.7, hưởng thọ 88 tuổi. GS Nhân là một trong những người sáng lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân Chất độc da cam, đồng thời nỗ lực không mệt mỏi đưa vấn đề nạn nhân chất độc da cam lên bàn nghị sự Việt - Mỹ.
Năm 1984, GS Nhân đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Mắt. 30 năm công tác tại đây, ông đã có nhiều công trình khoa học, sáng kiến cải tiến trong lĩnh vực nhãn khoa như ghép giác mạc, phục hồi chức năng thị giác cho người mù, lắp giác mạc nhân tạo, phát hiện sớm và điều trị bệnh cao nhãn áp, phẫu thuật đục thủy tinh thể, lắp thủy tinh thể nhân tạo, bong võng mạc, ấu trùng sản nội nhãn...
Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nhãn khoa thế giới, GS Nhân đã nghiên cứu một phương pháp mổ mới - phẫu thuật kẹt củng mạc được áp dụng ở các nước Mỹ, Nhật Bản, Bỉ, Pháp...
GS Nguyễn Trọng Nhân (giữa) trao đổi với chuyên gia y tế nước ngoài về vi phẫu năm 1982. Ảnh: Suckhoedoisong.vn
Những ca phẫu thuật ông thực hiện thời đó gây tiếng vang đến tận bây giờ như ca mổ mang lại ánh sáng cho họa sĩ thương binh Lê Duy Ứng hay trường hợp gần như tuyệt vọng, từng chữa trị ở nước ngoài không khỏi của nhạc sĩ vĩ cầm Nguyễn Anh Giang.
Một ca khó nhất mà ít người biết đến đó là ông đã lắp thành công giác mạc nhân tạo trên cơ địa mắt bị luộc chín do hóa chất của một nữ công nhân gang thép Thái Nguyên khiến nhiều chuyên gia Mỹ thán phục, vì ngay ở Mỹ cũng rất ít người làm được điều đó.
Với nhiều cống hiến cho ngành y tế, năm 1985, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho GS.TS Nguyễn Trọng Nhân.
Anh hùng Lao động, GS.TS Nguyễn Trọng Nhân - Bộ trưởng Bộ Y tế từ 1992 - 1995. (Ảnh: I.T)
Năm 1992, ông nhậm chức Bộ trưởng nhưng trong lòng vẫn ao ước được tiếp tục nghiên cứu khoa học ở cơ sở. Ngành y tế nước ta lúc đó còn nhiều khó khăn, kinh phí đầu tư eo hẹp, lại lắm chuyện tiêu cực. Ông đã cho thanh tra phát hiện và cố gắng giải quyết làm trong sạch "ngành liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người".
GS. Nhân đã góp phần soạn thảo Nghị quyết đầu tiên của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đã hướng cơ quan Bộ Y tế vào quản lý nhà nước, chuyển việc quản lý các chương trình về các viện chuyên khoa đầu ngành...
Năm 2004, dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Ở cương vị nào ông luôn giữ vững phẩm chất kiên trung của người chiến sĩ cách mạng, của một đảng viên chân chính, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt, trong nhiều năm, GS.TS Nguyễn Trọng Nhân cùng các đồng nghiệp đã kiên trì đấu tranh đòi công lý và quyền lợi chính đáng cho những nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ, cũng như qua các cuộc tiếp xúc ngoại giao giữa hai quốc gia. Ở mặt trận không tiếng súng ấy có vô vàn khó khăn nhưng ông luôn tin vào công lý cũng như tin vào con đường mình đã chọn cống hiến hết mình để phục vụ nhân dân.
Tang lễ GS.TS Nguyễn Trọng Nhân sẽ được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội)) vào ngày 14.7.
Theo Danviet
55 năm nỗi đau da cam ở Việt Nam Bị liệt nửa người, vẹo cột sống bẩm sinh do nhiễm chất độc hóa học từ người cha, nhưng bà Phạm Thị Nhí ở Quảng Nam luôn ước mơ có mái ấm gia đình rộn tiếng cười với những đứa con khỏe mạnh. Lớn lên trong mặc cảm, tự ti vì bị dị tật bẩm sinh, bà Nhí (50 tuổi, xã Tam Lộc,...