Transrotor ZET 3 Twin Motor TMD – Mâm than tham chiếu ấn tượng mức 10.000USD
Transrotor là một trong số ít nhà chế tạo mâm đĩa than có thể tự hoàn thiện những chi tiết nhỏ nhất cả về cơ khí chế tạo lẫn hình thức bên ngoài, tạo nên sự khác biệt tượng tự giữa một siêu xe bản thương mại và một chiếc Koenigsegg được làm theo đơn đặt hàng.
Transrotor ZET 3 với những tùy chọn đặc biệt đã bước từ hạng tầm trung lên cận tham chiếu với mức giá rất ấn tượng.
Transrotor ZET 3 là thiết kế mâm than khó có đối thủ trong cùng tầm giá, sở hữu những đặc tính âm thanh được giới analog đánh giá cao, trong đó phải kể đến dải treble mượt, tự nhiên, trung âm dầy với độ tĩnh và độ động khó có đối thủ. Với hai nâng cấp bộ trục quay đệm từ TMD cùng tổ hợp motor đôi, ZET 3 đã không còn là ZET 3, chất lượng trình diễn của mâm than này được thay đổi cả về lượng lẫn chất. Sự khác biệt có thể so sánh như việc bạn thưởng thức âm thanh từ phòng trà lên hẳn cấp nhà hát tiêu chuẩn.
Transrotor Audio – Nhà sản xuất mâm đĩa than lâu đời nhất tại Đức
Thành lập cách nay hơn 40 năm, Transrotor là thương hiệu chế tạo mâm than có lịch sử lâu đời nhất tại Đức. Hãng tuân thủ nghiêm ngặt triết lý chế tác thủ công nhằm đảm bảo độ tinh xảo của sản phẩm cũng như tính chính xác về mặt cơ khí chế tạo. Kỹ sư, nhà sáng lập, Jochen Rke đã cùng với nhóm thiết kế của mình tạo nên một dải sản phẩm đáng ngưỡng mộ không chỉ bởi số lượng model, độ phủ của tầm giá mà phải kể đến sự đa dạng về thiết kế cũng như chất liệu giúp người dùng có thể chọn phối ghép phù hợp dù hệ thống có thiên về phong cách hiện đại hay hoài cổ. Về vật liệu, mâm Transrotor có hai loại acrylic và kim loại với thiết kế phần đế plinth đa dạng từ kiểu chassis vuông cổ điển 4 chân như Rossini, Leonardo, hay 3 chân như ZET 1, ZET 3, Crescendo cho đến các mẫu hiện đại, tinh gọn như Fat Bob, Dark Star và các mâm tham chiếu với ngoại hình ấn tượng: Tourbillon, Artus FMD, Metropolis Reference…
Các thiết kế của mâm than Transrotor là sự phối hợp hoàn hảo giữa cơ khí chính xác danh tiếng Đức và nghệ thuật chế tác thủ công như đánh bóng vật liệu bằng tay hay tinh chỉnh những khớp sandwich, ổ trục… để đạt độ liên kết mượt tối ưu. Về cơ cấu trục quay, Transrotor cung cấp các loại trục đơn giản nhất từ trục xoay cơ khí, trục quay đệm từ TMD cho đến các loại cao cấp như trục đệm từ cách ly FMD và đỉnh cao là cơ chế trục cách ly kết hợp với chống rung theo nguyên tắc con quay hồi chuyển. Tuy nhiên, chính ưu thế về chế tác thủ công đã giúp hãng mâm than hàng đầu của Đức có thể hoàn thiện những chi tiết nhỏ nhất cả về cơ khí chế tạo lẫn hình thức bên ngoài, tương tự như sự khác biệt giữa một chiếc siêu xe bản thương mại và một chiếc Koenigsegg được làm theo đơn đặt hàng.
Thành công lớn nhất của Jochen Rke chính là tạo được một hệ sinh thái sản phẩm cho phép nâng cấp với nhiều mức độ khác nhau. Mâm than của Transrotor là những thiết bị “sống” với khả năng biến hóa từ cấp tiêu chuẩn với kết cấu đơn giản nhất trở thành một thiết kế mâm tham chiếu.
Thiết kế, kỹ thuật và những nâng cấp
Video đang HOT
Transrotor ZET 3 là một trong những thiết kế thành công nhất của hãng và cũng là mẫu mâm than có khả năng nâng cấp với nhiều mức độ khác nhau. Ở bản tiêu chuẩn xuất xưởng, Transrotor ZET 3 sở hữu cấu trúc đế plinth dày 45mm được ghép sandwich từ hai lớp acrylic đen bóng và một tấm nhôm ở giữa. Tấm nhôm này có cạnh được mài hoàn thiện bằng tay giúp bề mặt kết cấu sandwich có được độ phẳng liền lạc, tinh xảo. Mặt đế plinth của ZET 3 có tiết diện hình chữa nhật khoét lõm ở 4 cạnh, chống rung bằng bộ 3 chân trụ cho phép hiệu chỉnh độ cao giúp cân bằng level tiện dụng mà không cần phải dùng thêm dụng cụ nào. Đối xứng với vị trí hai chân trụ trước là nơi lắp cần tay, người dùng có thể trang bị cùng lúc 2 tonearm, hoặc gắn một tonearm cùng với phụ kiện chổi quét mặt đĩa.
Transrotor ZET 3 sử dụng cơ chế truyền động bằng dây belt, mâm quay platter được chế tạo từ nhôm khối dày 70mm, nặng 12kg đánh bóng bề mặt và hoàn thiện bằng tay. Platter được hãng khoét rỗng ở lồng trong, thiết kế đặc biệt này giúp toàn bộ mâm quay khi tiếp xúc với cột trục quay truyền động sẽ có trọng tâm thấp nhất. Trọng tâm thấp kết hợp với phần lồng giữa được khoét rộng, ôm toàn bộ trục cùng các rãnh tròn đồng tâm là một tổ hợp kỹ thuật giúp mâm quay có độ ổn định cao, lực li tâm cũng được giảm tối ưu. Bề mặt của mâm quay này còn phủ một lớp nhựa vinyl cho phép giữ mặt đĩa tiếp xúc tốt hơn.
Mâm quay ZET 3 chúng tôi trải nghiệm được nâng cấp về motor và cơ cấu trục quay đệm từ. Việc thay đổi cơ cấu truyền động từ motor đơn sang motor đôi đối xứng kết hợp thêm bộ trục quay đệm từ TMD, đối với ZET 3, đây không còn đơn thuần là những nâng cấp mang tính tối ưu mà thực chất, công nghệ cốt lõi đã được thay đổi toàn diện. Trong đó, bộ trục quay TMD – Transrotor Magnetic Drive – là nâng cấp công nghệ mang tính bản lề. Thay vì kéo trực tiếp bằng dây belt, công nghệ này sẽ giảm lực ma sát bằng cách truyền động lực gián tiếp từ dây cua-roa đến đáy trục, phần đáy sẽ kéo theo chassis phụ bằng một ổ gồm nhiều thỏi nam châm.
Nâng cấp từ motor đơn sang cấu trúc motor đôi đối xứng giúp hạn chế đáng kể các nhiễu rung trong quá trình tác động lực lên mâm quay (thông qua ổ trục). Nếu như motor đơn sẽ tạo nên một monent kéo thiên về một phía dù rất nhỏ nhưng cũng ít nhiều gây tác động nhiễu lên mặt đĩa nhất là ở biên tiếp tuyến. Khi nâng cấp hai motor đối xứng, các moment lực này sẽ được triệt tiêu cân bằng, ngoài ra ứng dụng motor đôi cũng mang lại tiện ích khởi động cũng như chuyển đổi tốc độ 33 / 45 vòng nhanh hơn. Sử dụng motor đôi, Transrotor ZET 3 cần trang bị bộ điều tốc rời Konstant M2 Reference với hai đường DC output và tất nhiên thiết bị này cũng được thiết kế với phần nguồn sạch hơn cũng như khả năng điều tốc chuẩn hơn.
Chất lượng trình diễn
Transrotor ZET 3 được chúng tôi lắp cần tay SME V12, kim Ortofon A95 phối ghép với hệ thống gồm step-up Air Tight ATH-3, ampli Gryphon Diablo 300 (có gắn mạch phono), loa Franco Serblin Ktema và dây dẫn Nordost Frey 2. Với đặc tính âm thanh mộc, thiên ấm nhưng vẫn đảo bảo đủ chi tiết là ưu điểm giúp Transrotor ZET 1 và ZET 3 vượt mặt các đối thủ cùng tầm giá. So với ZET 1, mâm ZET 3 có được độ ổn định cao hơn về nền âm và nhiễu tạp âm, nhiễu ồn (trục quay) cũng giảm đi đáng kể nhờ những tối ưu về rung động cợ học trong quá trình vận hành.
Franco Serblin Ktema
Việc nâng cấp bộ motor đôi cho ZET 3 mang lại hiệu quả đáng kể và dễ dàng nhận thấy chỉ với một bản thử. Nghe Tea For Two trong album A Whisper of Love (của Ayako Hosokawa), hiệu quả trình diễn khi được nâng cấp lên 2 motor có sự khác biệt lớn. Đặc biệt, chi tiết dải cao với tiếng cympal trở nên tơi và “ngọt” hơn, trong khi những nốt piano được thả một cách nhẹ nhàng và dàn trải hơn nhiều. Bản nhạc được chơi một cách thư thái hơn, trong đó hiệu quả vocal được xem là đáng giá nhất. Giọng của Ayako Hosokawa thường ở một vài nốt cao trong vẫn gây cảm giác khó chịu nhất là khi volume đặt ở mức cao hơn trung bình sẽ càng nhận thấy rõ điểm này, tuy nhiên, ZET 3 được kéo bởi motor đôi đã giúp hạn chế hiện tượng này, vocal của ca sĩ tròn, nở rộng, giảm chói đáng kể.
Khi thay ổ trục TMD, có thể nói chúng ta đã đổi cả “trái tim” của mâm than ZET 3, về mặt công nghệ, bộ trục đệm từ này sẽ loại các nhiễu truyền động từ dây cua-roa cũng như hạn chế các rung chấn tác động từ bên ngoài lên platter. Và quả thật như vậy, với những thay đổi cả về “giọng”, độ chi tiết, sân khấu thì ZET 3 TMD đã không còn là ZET 3 nữa, nó hoàn toàn là một mâm đĩa than mới với đẳng cấp trình diễn cao hơn hẳn. Trải nghiệm track Comme un Tango trong album Conversations / Anne Bisson & Belanger, ổ trục TMD mang lại một sân khấu vững vàng hơn rất nhiều, nền sân khấu tối làm nổi rõ tiếng contrass bass căng với rất nhiều chi tiết rung dây. Âm dây đàn harp và tiếng cello đều tìm được vị trí chuẩn trong tổng thể sân khấu. Cả hai nhạc cụ này thể hiện được độ ngọt với hài âm tự nhiên, nhất là tiếng đàn harp có độ vang mộc hơn hẳn so với kiểu âm mềm nhưng hơi cụt tiếng của bộ trục cơ khí.
Nghe bản Piano Sonata số 8 cung Đô thứ, Op. 13, thường được gọi là Sonata Pathetique (Bi tráng) của Beethoven, track được trích trong LP Manger Reference mới thấy được ưu thế vượt trội của công nghệ TMD. Tiếng piano có độ chuyển và nhất là âm thùng có tốc độ và hài âm được tối ưu đáng nể. Các đầu búa cũng được tái tạo rõ, đồng thời những nốt trầm lúc này mới thực sự được đôi Franco Serblin Ktema khai thác với độ sâu, bass xuống thấp, lan tỏa một cách uy lực và sống động.
Mặc dù không tạo được những lớp không gian có chiều sâu không đáy như hai mâm than mà chúng tôi từng trải nghiệm là TechDAS Air Force 2 hay Bergmann Audio Sleipner, nhưng Transrotror ZET 3 với nâng cấp motor đôi và bộ trục đệm từ TMD hoàn toàn tạo được một sân khấu 3D phân lớp, có hiệu ứng âm hình thoát khỏi tường sau khi chơi bản Dance Of The Tumblers nổi tiếng. Hai tiêu chí mà chúng tôi luôn đặt ra khi nghe track này đó chính là dải cao phải hội đủ chi tiết nhưng cần đảm bảo đủ độ ngân vang cùng với tính dynamic ở đoạn cao trào đều được mâm than Transrotor vượt qua một cách ấn tượng.
Kết luận
Như “hổ thêm cánh”, Transrotor ZET 3 với nâng cấp bộ motor đôi và trục đệm từ TMD được chúng tôi đánh giá là những trang bị sáng giá để biến một thiết kế turntable tầm trung lên đẳng cấp của mâm than cận tham chiếu.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Chassis: Sandwich (acrylic-nhôm-acrylic)
Platter: nhôm 70mm/2kg
Trục quay: cơ khí (nâng cấp đệm từ TMD)
Truyền động: cua-roa, motor DC (nâng cấp motor đôi)
Kích thước: 450×400x230mm
Trọng lượng: 34kg
Giá tham khảo 250 triệu (Nâng cấp motor đôi, điều tốc Konstant M2 đệm từ TMD)
Thông tin nhà phân phối: Aptronics Audio, đại lý chính thức: Hifiworld
“BÉO BỞ” THỊ TRƯỜNG MÂM ĐĨA THAN HI-END
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, tôi có mặt ở nhiều triển lãm âm thanh lớn trên thế giới và đều đặn nhất là Munich High End Show. Đi, học được nhiều điều, gặp gỡ và có những tương tác cũng như trải nghiệm thực tế, tôi nhìn thấy được cả hai mặt của ngành hi-end, nay được ví như ngành công nghiệp xa xỉ rất béo bở và đặc biệt là không có thước đo chuẩn về giá trị. Mâm đĩa than có lẽ là phân khúc thiết bị “ảo” nhất mà audiophiles chỉ có thể đọc thông số qua cân nặng, chất liệu và cơ cấu truyền động… hoàn toàn không có những số đo vật lý điện tử nào biểu thị một cách cơ bản nhất chất lượng trình diễn hay độ nhiễu âm. Chính vì vậy, khi vinyl bùng phát cũng là lúc các nhà sản xuất mâm đĩa than nhỏ lẻ bắt đầu rộ lên như nấm với muôn hình vạn trạng các kiểu thiết kế cùng tiêu chí rất đơn giản: ngoại hình ấn tượng và nặng. Tất nhiên, cũng có những thương hiệu mới với những công nghệ thật sự có tính đột phá, tuy nhiên thực tế có rất nhiều những mẫu mâm than được chế tạo trên nền chassis lớn, ấn tượng, platter dày, kim loại được mạ bóng thu hút với giá được đẩy lên cao, trong khi chất lượng trình diễn chưa xứng với tầm giá. Cho đến giờ, dù xuất hiện cách nay nhiều thập kỷ, công nghệ đệm khí và cần tay tiếp tuyến toàn phần (linear tracking) vẫn là đỉnh cao của kỹ thuật chế tạo mâm than.
Trường ĐH Bách khoa chế tạo thành công buồng khử khuẩn di động
Trung tâm Nghiên cứu thiết bị và công nghệ cơ khí, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa chế tạo thành công hệ thống khử khuẩn di động chỉ trong 30 giây và thải khí sạch ra bên ngoài.
Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết Trung tâm Nghiên cứu thiết bị và công nghệ cơ khí của trường vừa chế tạo thành công hệ thống khử khuẩn di động chỉ trong 30 giây và thải khí sạch ra bên ngoài.
Theo đó, hệ thống có các bộ lọc khí đầu vào và đầu ra để đảm bảo không khí sạch trước khi vào hệ thống và sau khi thải ra khỏi hệ thống. Công nghệ này đã và đang được ứng dụng tại các phòng thí nghiệm về thiết bị bán dẫn và y học, sử dụng không khí sạch, khí ozone (theo ngưỡng cho phép cho người sử dụng, ion âm).
Buồng khử khuẩn của Trường ĐH Bách khoa.
Nhóm nghiên cứu và chế tạo ra buồng khử khuẩn. Ảnh: NTCC
PGS-TS Võ Tường Quân, Giám đốc trung tâm, cho biết điểm đặc biệt của hệ thống là dùng không khí sạch, khí ozone và ion âm để diệt vi khuẩn bám trên bề mặt vật chủ. Công nghệ sử dụng kết hợp giữa nguyên lý hệ thống tắm khí (Air-shower) và kết hợp với các khí có chức năng diệt khuẩn. Hệ thống được vận hành hoàn toàn tự động, hoàn toàn không tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người (cửa tự động đóng mở theo hướng vào ra khác nhau).
Ngoài ra, nguồn ion âm trong hệ thống sẽ diệt khuẩn lần 2, hút bụi bẩn sau khi thoát khỏi cơ thể vật chủ nhằm tăng khả năng diệt khuẩn bề mặt. Đầu vào là không khí được cho qua màng lọc trước khi đi vào quạt thổi cao áp. Hệ thống các ống gió, lưu lượng gió được tính toán thiết kế sao cho khí ozone không tác dụng trực tiếp vào mũi người.
Sản phẩm đã được kiểm khuẩn tại Phòng thí nghiệm nhiên liệu sinh học và Biomass (Laboratory of Biofuel and Biomass Research) của ĐH Quốc gia TP.HCM và cho thấy có những hiệu quả tin cậy. Do đó, hiện hệ thống đang được chuyển giao thương mại hóa cho các doanh nghiệp liên quan và các đơn vị có nhu cầu, sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt.
Opus3 - Kim đĩa than tầm trung đầu tiên có thân gỗ thích của Grado Opus3 được Grado bổ sung vào dòng kim Timbre series, là một trong những lựa chọn nhập môn cho người chơi muốn trải nghiệm chất tiếng của cartridge thân gỗ. Từ năm 1953, Grado đã chế tạo song song kim đĩa than và tai nghe tại Brooklyn, New York. Tuy nhiên, những thiết kế của hãng nhất là kim đĩa than, với triết...