“Tránh vách đá tài chính”
Chỉ còn hơn chục ngày nữa là bước sang năm 2013 với hàng loạt thay đổi trong chính sách tài chính nhưng nước Mỹ vẫn chưa tìm được lối thoát để tránh va phải điều mà các nhà kinh tế gọi là “vách đá tài chính”.
Dòng người xin việc ở Mỹ vẫn chưa hề giảm
Video đang HOT
Cụm từ “vách đá tài chính” được sử dụng để nói về nguy cơ mà chính phủ Mỹ sẽ gặp phải với một loạt các thay đổi trong chính sách có hiệu lực vào cuối năm nay nếu như thỏa hiệp giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ không đạt được.
Trước hết là các chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng thống Bush sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay. Trong bối cảnh mức thâm hụt ngân sách hàng năm của Washington đã vượt quá 1 nghìn tỉ USD, nâng tổng số nợ của Mỹ vượt giới hạn ấn định là khoảng 16 nghìn tỉ USD, Tổng thống Mỹ B.Obama muốn tăng thuế đối với những hộ gia đình có thu nhập khá, từ 250.000 USD/năm trở lên, để bù đắp chi tiêu.
Tiếp đó là việc cắt giảm bội chi ngân sách. Nếu thực hiện “chương trình khắc khổ”, nước Mỹ có thể giảm mức thâm hụt ngân sách khoảng 700 tỉ USD vào cuối năm 2013. Điều này sẽ giúp nước Mỹ lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư, những người đang nản lòng trước con số bội chi ngân sách khổng lồ của nước Mỹ.
Tuy nhiên, chính sách tăng thuế thu nhập và cắt giảm bội chi ngân sách của ông B.Obama gặp phải sự phản ứng của Đảng Cộng hòa hiện đang chi phối Quốc hội. Các nhà kinh tế của Đảng Cộng hòa nhấn mạnh giảm chi tiêu gắt gao và tăng thuế sẽ làm cho nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ giảm, làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế và làm tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, điều này có thể đẩy nước Mỹ rơi trở lại tình trạng suy thoái.
Theo Đảng Cộng hòa, Chính phủ Mỹ nên chú ý nhiều hơn đến sự hồi phục kinh tế vẫn còn “mong manh” của đất nước thay vì bị ám ảnh quá mức với việc cắt giảm thâm hụt ngân sách. Họ lo ngại việc một loạt thay đổi lớn diễn ra từ đầu năm 2013 sẽ khiến ngân sách sụt giảm mạnh và theo lý thuyết thì đây là mối đe dọa lớn đến quá trình phục hồi nền kinh tế.
Mỗi bên một ý đã làm các cuộc đối thoại giữa hai đảng Dân chủ và Công hòa tại Quốc hội lâm vào bế tắc. Trước mắt, ngày 17-12 vừa rồi, Tổng thống B.Obama đã nhượng bộ khi ngỏ ý chấp thuận tăng thuế đối với những hộ gia đình có thu nhập từ 400.000 USD/năm, thay vì 250.000 USD/năm như trước đây ông từng đề xuất. Tuy nhiên, tiếp tục chính sách cắt giảm thuế từ thời cựu Tổng thống Bush thì ông B. Obama không thể.
Ai cũng biết là chủ trương tăng thuế với người giàu và giảm thuế cho các thành phần còn lại trong xã hội là một trong những chủ đề quan trọng trong chiến dịch tái vận động tranh cử vừa qua của Tổng thống B.Obama. Bản thân ông B.Obama thừa nhận rằng, một trong những nguyên nhân giúp ông giành thắng lợi trước đối thủ Cộng hòa M. Romney trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi là do chính sách kinh tế, trong đó có các đề xuất cải cách hệ thống thuế được cử tri ủng hộ.
Ông B.Obama không thể “nuốt” lời hứa tranh cử, Đảng Cộng hòa thì cũng quyết không nhượng bộ. Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ khi thời điểm 1-1-2013 đang đến gần?
Theo ANTD
Âm mưu bành trướng qua tấm hộ chiếu
Để thực hiện giấc mộng bá quyền trên biển Đông, Trung Quốc (TQ) sử dụng rất nhiều âm mưu. Mỗi thời điểm, họ tung một chiêu thức khác nhau, rất ngang ngược, bất chấp phản ứng của cộng đồng quốc tế.
Dùng chiến dịch "biển tàu", gióng trống khua chiêng trên biển Đông để ngang nhiên cho thế giới biết biển Đông là của TQ; dùng lực lượng hải giám xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước, trong đó có VN; xây thành phố trên đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền VN... Đó là những âm mưu gặm nhấm lãnh thổ, lãnh hải của các quốc gia trong khu vực.
Nhưng thâm độc hơn chính là những âm mưu gặm nhấm trí não con người. Sách vở, bản đồ của Trung Quốc đều in hình lưỡi bò. Truyền hình, báo chí Trung Quốc loan tin biển Đông là của Trung Quốc. Các ấn phẩm khoa học của Trung Quốc cũng in hình lưỡi bò, cho dù cả thế giới biết rõ đường lưỡi bò là sự bịa đặt, Trung Quốc vẫn cứ thản nhiên tuyên truyền.
Trung Quốc còn đưa các ấn phẩm sách vở, tạp chí, bản đồ có in hình lưỡi bò vào Việt Nam, ý đồ thì đã rõ. Nhưng những hình ảnh đó cứ gặm dần trí não của người dân nước họ, tác động đến các nước. Nói không đúng sự thật một lần người ta không tin, vậy thì nói không đúng sự thật ngàn lần, triệu lần, nói cho đến khi nào người ta tin điều nói không đúng sự thật đó là có thật.
Chiêu mới nhất của Trung Quốc là in hình lưỡi bò lên hộ chiếu. Công dân nước này đi khắp thế giới, và các quốc gia đóng dấu cho họ nhập cảnh là vô tình thừa nhận về đường lưỡi bò của họ. Nói như Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines: "Nếu chúng ta cho phép Trung Quốc (dùng hình ảnh phi pháp như vậy), thì có nghĩa là chúng ta bằng lòng với đòi hỏi của Trung Quốc sở hữu trọn biển Đông".
Không cho phép là tất nhiên, nhưng không cho phép bằng cách nào mới là chuyện quan trọng. Bởi vì, nếu có sự nhượng bộ thì sẽ đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, cho đến khi Trung Quốc có thể tuyên bố với thế giới là họ đã thôn tính xong biển Đông với những bằng chứng "được thừa nhận" của các nước trong khu vực, và tấm hộ chiếu có in hình lưỡi bò là một ví dụ điển hình. Cho nên, trước âm mưu thâm độc này, các quốc gia có chủ quyền hợp pháp trên biển Đông cần phải có thái độ cương quyết chống lại âm mưu bành trướng thông qua tấm hộ chiếu của Trung Quốc.
Trong khi những tranh chấp trên biển Đông đang được các nước giải quyết trên tinh thần hòa bình, tôn trọng nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế, thì Trung Quốc lại thực hiện hành động ngang ngược và áp đặt theo kiểu nước lớn. Việc làm của Trung Quốc đã gây thêm xung đột và căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực, Việt Nam và Philippines đã quyết liệt phản đối.
Nhưng từ trước đến nay, đã có rất nhiều phản đối mỗi khi Trung Quốc thực hiện một hành động gây hấn. Chẳng lẽ chỉ phản đối để rồi lại phản đối, còn gây hấn vẫn tiếp tục gia tăng. Cụ thể, trước âm mưu bành trướng bằng tấm hộ chiếu, ngoài gửi công hàm phản đối, Việt Nam và các quốc gia trong khu vực phải có giải pháp quyết liệt gì để ngăn chặn?
Theo laodong
Tây Ban Nha: Hàng chục ngàn y, bác sĩ biểu tình Hàng chục ngàn y, bác sĩ đã tràn xuống đường phố ở thủ đô Madrid của Tây Ban Nha vào ngày 18.11, biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ nước này nhằm cắt giảm ngân sách và tư nhân hóa ngành y tế. Theo AFP, những y, bác sĩ mặc đồng phục màu trắng xuống đường hô...