Tranh thủ nhãn đang rẻ, làm các món từ nhãn cho gia đình ăn chơi
Nhãn không chỉ ăn trực tiếp mà còn chế biến thành nhiều món ăn vặt hấp dẫn cho cả nhà thưởng thức.
CHÈ HẠT SEN LONG NHÃN
Nguyên liệu:
- Nhãn tươi: 400gr
- Hạt sen: 200gr
- Nước, đường: vừa miệng ăn
Cách làm:
Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt.
Hạt sen rửa sạch, bỏ tâm và lớp áo lụa nếu cần, sau đó cho vào nồi cùng với lượng nước vừa ăn ninh đến khi chín.
Khi hạt sen chín, vớt ra để lồng vào với chỗ cùi nhãn đã bóc.
Phần còn lại tiếp tục để trên bếp, nêm nếm lại lượng đường vừa miệng ăn và đun sôi cho đường tan hết. Cho chỗ hạt sen lồng nhãn vào nồi, đun đến khi sôi lại thì tắt bếp.
Múc chè hạt sen long nhãn ra bát rồi thưởng thức với đá lạnh hoặc thưởng thức khi còn nóng đều ngon.
CHÈ KHÚC BẠCH
Nguyên liệu:
- 200 gr whipping cream
- 200 gr sữa tươi
- 0.5 kg nhãn/ vải tươi hoặc 1 hộp trái vải, nhãn…
- 10 ml tinh dầu hạnh nhân
- 200 gr đường
- 580 ml nước
- 25 gr bột gelatine
- 20 gr hạnh nhân cắt lát (có thể mua được tại các cửa hàng bán đồ làm bánh).
Cách làm:
Bột gelatine ngâm với 80 ml nước, để nở hết rồi đem chưng cách thủy cho tan.
Hạnh nhân cho vào chảo/ nồi rang vàng, cho vào lọ thủy tinh hoặc hộp nhựa đậy kín nắp để hạnh nhân được giòn.
Video đang HOT
Bóc vỏ nhãn/ vải và bỏ hạt.
Nấu 500 ml nước với 100 gr đường và chỗ nhãn đã bóc vỏ (nếu sử dụng đồ hộp thì chỉ nấu nước và đường). Đun khoảng 15 phút sau khi sôi để nhãn/ vải vừa chín tới, không nát quá, cất ngăn mát tủ lạnh.
Whipping cream sữa tươi 100 gr đường còn lại khuấy đều cho tan đường, bắc lên bếp đun lửa nhỏ và ngoáy liên tục để hỗn hợp nóng già nhưng không sôi.
Thêm gelatine vào ngoáy đều, cho tinh dầu hạnh nhân vào rồi tắt bếp.
Đổ ra bát hoặc khuôn cho nguội rồi cất ngăn mát khoảng 3-4 giờ chờ đông. Khi ăn xắt thành miếng vừa ăn.
Lưu ý: Chị em đang mang thai không nên ăn chè này vì có nhãn. Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn long nhãn nhiều. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.
SINH TỐ NHÃN
Nguyên liệu:
- 800 gram nhãn lồng
- 1-2 trái chanh tươi
- 8 thìa sữa đặc có đường
- 4 hộp sữa chua
- 200 ml sữa tươi có đường
- 200 gram thạnh dừa
- Vài lá bạc hà (nếu có)
Cách làm:
Nhãn bóc vỏ, tách hạt. Cho nhãn vào ngâm với nước đường.
Chanh tươi cắt 2 lát mỏng, còn lại vắt lấy nước cốt, rây bỏ hạt. Thạnh dừa lấy phần thạch, bỏ phần nước.
Cho cùi nhãn, nước cốt chanh, sữa đặc có đường, sữa chua có đường, sữa tươi và đá bào (lượng phù hợp, có thể khoảng 2 cốc vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn. Nêm nếm lại hương vị sao cho vừa miệng.
Chia thạch dừa làm 4 phần cho vào 4 ly, rót sinh tố vào, cho thêm đá bào (nếu cần). Trang trí vài lá bạc hà nữa cho đẹp mắt là bạn có thể thưởng thức ngay món sinh tố nhãn thơm ngon, hấp dẫn và lạ miệng.
BÁNH TRUNG THU RAU CÂU VỊ NHÃN
Nguyên liệu:
- 10 g bột thạch rau câu
- 20g bột cốt dừa; 500g nhãn; Một miếng thanh long đỏ ép lấy nước để tạo màu cho bánh; 100g đường; 1,5 lít nước
- Khuôn bánh Trung thu
Cách làm:
Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt, 2/3 lượng nhãn cho vào máy xay, xay nhuyễn để hòa cùng bột thạch rau câu. 1/3 lượng nhãn còn lại cắt nhỏ để tạo nhân cho bánh.
Cho phần nhãn xay nhuyễn cùng nước lọc vào nồi, cho bột rau câu vào khuấy đều cho tan rồi thêm đường, để khoảng 5 đến 10 phút cho bột rau câu nở.
Đặt nồi thạch lên bếp đun sôi thì cho bột nước cốt dừa vào, khuấy đều cho tan. Thạch sôi trở lại thì đổ ra một lượng bằng bát ăn cơm, sau đó cho vào bát đó nước thanh long đỏ vừa ép để tạo màu hồng đậm.
Vẫn tiếp tục đặt nồi thạch trên bếp đun nhỏ lửa, nếm vị ngọt vừa ăn. Sau đó cho phần nhãn đã cắt nhỏ vào khuấy đều rồi tắt bếp.
Đổ phần thạch màu hồng đậm vào khuôn, đợi 1 phút thạch se se lại thì đổ tiếp thạch nhãn vào cho hết khuôn. Chờ cho thạch nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2 giờ đồng hồ.
Sau 2 giờ bánh Trung thu rau câu vị nhãn đông cứng và mát lạnh. Nhẹ nhàng tách bỏ khuôn rồi thưởng thức.
Theo khampha.vn
Top 10 món ăn giải nhiệt "thần tốc" mùa hè giá chưa đến 20 nghìn quanh Hà Nội
Top 10 món ăn dưới đây sẽ giúp bạn xóa tan cơn nắng nóng mùa hè mà giá cả thì quá ư là "dễ chịu", đã thế những món ăn này còn rất dễ tìm thấy ở mọi ngõ ngách của Hà Nội.
1. Các loại chè
Chè luôn là món ăn hấp dẫn nhất trong những ngày hè oi nồng. Những hàng chè bày biện đủ các loại, đủ mọi màu sắc luôn tỏa ra một sức hút không thể chối từ. Chè bưởi, chè ngô, khoai,... hay chè sương sa hạt lựu, chè khúc bạch đều được chế biến sao cho ngọt vừa đủ để giữ được sự thanh mát.
Một cốc chè thập cẩm như thế này đã đủ giúp bạn "hạ hỏa" chưa? Ảnh: Eva
Chẳng những đa dạng về chủng loại và sự kết hợp, chè còn là món ăn bình dân. Chỉ từ 10 - 20 nghìn là bạn có một ly chè to bự, mát lịm, khiến cái nắng nóng bay biến ngay lập tức.
2. Nước mía
Hè tới, nhiệt độ tăng cao, cũng là lúc những quán nước mía bắt đầu mở hàng và nhộn nhịp khách đi rồi đến. Đi trên con phố nào cũng có thể bắt gặp những chiếc máy ép nước mía mà chắc bạn sẽ không thể kiềm lòng mà sà vào gọi ngay một ly để giải nhiệt.
Nước mía ngọt lịm, thơm thơm mùi quất, lẫn cùng những hạt đá bào li ti khiến cơ thể như bừng tỉnh dưới cái nắng hè gay gắt. Ở nhiều nơi, nước mía còn được cho thêm siro để tạo nhiều mùi vị khác nhau như bạc hà, cam, dâu
3. Kem
Kem là một món ăn quá đỗi quen thuộc với mỗi chúng ta vào mỗi dịp hè và được yêu thích ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt kem luôn mang lại hiệu quả xuất sắc với nhiệm vụ xua tan cơn nóng.
Những vị kem mới luôn được phát minh nhằm thỏa mãn nhu cầu ăn vặt và thích cái mới của giới trẻ. Nếu đã chán kem trái cây, vị chocolate không còn làm bạn hứng thú, hay trà xanh đã trở thành quá khứ, bạn có thể thử kem que vị bắp. Hương vị tưởng như quen mặt với thực đơn ăn vặt của giới trẻ, nay lần đầu xuất hiện lạ miệng trong món kem que.
Kem chính là "thần dược" giúp chúng ta giải nhiệt nhanh nhất. Ảnh: Zing
4. Trà đá, trà chanh
Sẽ là thiếu sót lớn nếu mùa hè mà không đi trà chanh/trà đá "chém gió". Buổi tối bức bí, nhiều người lựa chọn lượn lờ ngoài phố để hóng mát, rồi "tạt" vào quán trà ven đường làm cốc để giải nhiệt.
Bên cốc trà hơi chát, kết hợp với vị chua thanh mát của chanh, vị ngọt của đường, gọi thêm đĩa hướng dương, những câu chuyện trở nên sôi nổi đến nỗi quên cả cái nóng hầm hập.
Trà chanh là loại thức uống rất dễ tìm thấy ở mọi con đường của Hà Nội. Ảnh: Eva
5. Sương sáo phục linh
Món ăn này quy tụ những nguyên liệu có tác dụng giải nhiệt cao như củ năng, sương sáo, nhãn nhục, rong biển, thạch dừa, hạt é... Một ly sương sáo phục linh có giá giao động chỉ 8.000-10.000 đồng, bạn có thể tìm thấy trên những chiếc xe đẩy nhỏ ở bất kỳ con phố nào, trong các khu chợ hay những điểm gần trường học.
Giữa ngày trời nóng đổ lửa, ăn miếng sương sáo mềm mát, rong biển dai giòn, uống ngụm nước chè ngọt thanh, bạn sẽ có ngay cảm giác như vừa được hồi sinh.
6. Sữa chua mít
Sữa chua mít chính là một trong những món ăn được xếp đầu bảng mùa hè này của những tín đồ ẩm thực. Dù mới xuất hiện không lâu trong bảng xếp hạng những món ngon Hà Nội, nhưng sữa chua mít đã sớm tìm được chỗ đứng cho mình. Sữa chua thơm được trộn cùng những múi mít vàng ươm đã được xé sợi sẵn vừa ăn, trộn cùng thạch, hạt é, hạt trân châu, nước cốt dừa... tất cả khi được hòa quyện vào nhau tạo nên một thức dùng giải nhiệt tốt cho những ngày nắng nóng.
7. Thạch dừa, thạch găng, thạch lá nếp
Mùa hè là mùa những món thạch "lên ngôi". Những miếng thạch mềm mát, thơm thơm, vừa chạm đến môi đã trôi tuột xuống bụng sẽ khiến bạn mải ăn đến quên cả nắng nóng. Thạch là món ăn có thể "biến tấu" thành rất nhiều loại, nhưng được yêu thích nhất vẫn là thạch dừa, thạch găng và thạch lá nếp.
Một bát thạch thế này vừa giúp bạn no bụng vừa giúp bạn giải nhiệt. Ảnh: Eva
8. Hoa quả dầm - sữa chua hoa quả
Với những tín đồ của hoa quả thì món hoa quả dầm cùng sữa chua sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ngày nhiệt độ lên cao. Hoa quả đa dạng từ dưa hấu, lê, xoài, nhãn, đến bơ, chôm chôm, đu đủ,... trộn cùng sữa chua, rưới thêm chút sữa đặc và thêm đá bào.
Món ăn này rất được lòng các chị em bởi ăn vừa mát, vừa ngon, lại vừa đẹp da, ít béo. Ngon, bổ, lại còn rẻ, chỉ từ 15 - 20 nghìn/cốc, dễ hiểu vì sao hoa quả dầm luôn nằm trong top những món ăn giải nhiệt được yêu thích nhất khi hè về.
9. Caramel thập cẩm
Dường như, bất cứ món nào cũng có thể được phục vụ ăn cùng caramel khi bạn bước chân vào một quán giải khát và cầm tờ thực đơn. Caramel nếp cẩm, caramel trộn, caramel sữa chua, caramel trân châu, caramel ăn không... Khó có món nào lại không kết hợp được cùng với thứ bánh được làm từ trứng, sữa, café thơm ngon này. Tuy nhiên, để ăn được đúng cốt caramel ngon không phải bất cứ hàng quán nào cũng có thể phục vụ bạn đúng chuẩn được thứ caramel vàng óng béo thơm với lớp bề mặt café nâu ngọt ngào, đậm vị.
10. Tào phớ
Có lẽ, tuổi thơ mỗi người đều mang hình bóng chiếc xe đạp chở theo chiếc thùng đựng đầy thứ "thạch" màu trắng, mềm mịn, núng nính. Người bán hớt từng miếng mỏng cho vào bát, chan thêm nước đường ngâm hoa nhài thơm lừng, thả ít đá bào li ti là tạo nên một bát tào phớ ngon tuyệt giữa buổi trưa hè.
Một cốc tào phớ thanh mát, giải nhiệt có giá chỉ khoảng 10 - 15 nghìn đồng. Ảnh: Eva
Giờ đây tào phớ còn được "biến tấu" khi cho thêm thạch, trân châu, dừa khô,... Để thêm mùi vị, người bán còn rưới thêm nước dâu tằm, thay nước đường bằng sữa đậu nành, hoặc thêm chút siro hoa quả... Chỉ cần 5 - 15 nghìn trong tay, bạn đã có ngay một bát tào phớ mát rượi, đánh bay cái nóng nực của mùa hè.
Theo VietQ.vn
Một hương sắc quen thuộc thường được người Sài Gòn biến tấu trong nhiều món ăn, bạn có đoán được không? Nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều món ăn có thêm sự kết hợp cùng với một loại nguyên liệu tuy bình dân nhưng lại tôn hương vị lên gấp bội. Nếu để ý, bạn sẽ thấy dường như các món ăn thường hay kết hợp với lá dứa để tạo ra một biến tấu mới lạ hơn. Một phần vì lá dứa...