Tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng có gây nguy hiểm?
Tôi mới sinh bé thứ 2 nên muốn tìm hiểu về các biện pháp tránh thai. Tôi được giới thiệu về một loại gel dùng để diệt tinh trùng khi quan hệ.
Vậy mong bác sĩ giải đáp, liệu dùng gel này có tác dụng phụ đi kèm không?
Nguyễn Thu Anh (Bắc Ninh)
Thuốc diệt tinh trùng hoạt động bằng cách giết chết tinh trùng khi nó đi vào âm đạo, điều này ngăn không cho tinh trùng di chuyển vào tử cung và gặp trứng để thụ tinh. Thuốc diệt tinh trùng có nhiều loại và dạng khác nhau như kem, gel, bọt, thuốc dùng nhét vào hậu môn hoặc âm đạo…
Hầu hết các chất diệt tinh trùng đều có chứa nonoxynol-9 – một loại hóa chất có khả năng tiêu diệt tinh trùng. Chất diệt tinh trùng có thể được sử dụng một mình nhưng sẽ hiệu quả hơn khi được sử dụng kết hợp cùng với các biện pháp tránh thai khác, chẳng hạn như “ba con sâu” hoặc màng tránh thai.
Các hướng dẫn về cách sử dụng thuốc diệt tinh trùng sẽ phụ thuộc vào công thức mà bạn đã chọn. Bạn nên tham khảo tờ rơi thông tin kèm theo trước khi sử dụng sản phẩm. Thuốc chỉ hiệu quả trong một thời gian giới hạn và phải được áp dụng lại sau 6 giờ.
Video đang HOT
Các biện pháp tránh thai bằng thuốc diệt tinh trùng không phù hợp với những phụ nữ có hoặc có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh lây qua đường tình dục (bao gồm cả HIV). Sử dụng chất diệt tinh trùng nonoxynol-9 thường xuyên có thể gây kích thích âm đạo và dương vật. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây tổn thương bộ phận sinh dục, tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV.
Các tác dụng phụ hiếm gặp khác liên quan đến thuốc diệt tinh trùng bao gồm: đau, khó chịu hoặc cảm giác nóng rát; ngứa hoặc khô âm đạo hay dương vật; đỏ hoặc phát ban âm đạo hoặc dương vật…
Để được tư vấn và thông tin thêm về các biện pháp tránh thai phù hợp, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế, các trung tâm sản khoa uy tín.
DS. Vũ Thùy Dương
Theo docbao.vn
Giải mã tại sao cơ thể phụ nữ chỉ nhận một tinh trùng để thụ tinh
Chỉ một trong 60 triệu con tinh trùng bơi với tốc độ 84,2 mm mỗi giây và chống lại dòng chảy trong cơ thể phụ nữ để gặp trứng.
Trong quá trình thụ tinh tự nhiên, mỗi tinh trùng đều có cơ hội hợp nhất với trứng nhưng chỉ có một thành công. Nó phải đánh bại tất cả đối thủ và chịu đựng các mối đe dọa của axit hay sự tấn công của hệ miễn dịch người nữ. Do đó, đây là một "cuộc đua gay gắt" của hơn 60 triệu tinh trùng, theo SCMP.
Alireza Abbaspourrad, tác giả chính của nghiên cứu tại Đại học Cornell, New York, Mỹ, cho biết chỉ tinh trùng bơi tốt nhất mới có thể tiến vào mọi điểm hẹp nhất trong cơ thể phụ nữ. Nguyên nhân là đường sinh sản nữ giới được kết cấu để ngăn chặn những con tinh trùng yếu bơi đến.
Khi quan sát giải phẫu của hệ thống cơ quan sinh sản ở động vật có vú, các nhà nghiên cứu nói kích thước của ống dẫn đến buồng trứng là không đổi. Tại một số điểm, nó cực kỳ hẹp và chỉ đủ cho một vài tinh trùng có thể vượt qua trong khi những cá thể khác thất bại.
Trong nghiên cứu khác trên cơ thể nam giới và loài bò đực, các nhà khoa học nhận thấy những tinh trùng bơi khỏe nhất có khả năng vượt qua các điểm kín, còn được gọi là "giới hạn nghiêm ngặt". Trong khi đó những tinh trùng yếu hơn bị cuốn vào dòng nước chảy ngược về phía sau khi chúng đến quá gần.
"Giới hạn này sẽ ngăn chặn tinh trùng di chuyển chậm, giúp chọn tinh trùng có khả năng vận động cao nhất", ông Alireza Abbaspourrad nói.
Nghiên cứu chỉ rõ, tinh trùng e sợ khi đến gần các cổng hẹp trong đường sinh sản nữ, chẳng hạn như lỗ nhỏ từ tử cung đến ống dẫn trứng. Những chướng ngại vật này đặt ra một thách thức đặc biệt, nhất là khi chúng đang bơi ngược dòng. Do đó, tinh trùng còn phải "chiến đấu" với chất lỏng đang chảy ngược với mình.
"Dù cố gắng di chuyển nhanh để vượt qua nhưng nó bị đẩy về phía sau và bị một lực mạnh đánh vào", Science Advances giải thích.
Chỉ tinh trùng duy nhất mới vượt qua được giới hạn để đến được buồng trứng. Ảnh: Health
Để kiểm tra hoạt động của tinh trùng khi đến các "giới hạn", Abbaspourrad và đồng nghiệp đã chế tạo một thiết bị gọi là "kênh dẫn vi lưu" rất nhỏ. Nó mô phỏng các điểm kín mà tinh trùng phải vượt qua.
Thiết bị có ba ngăn nhỏ hình mắt, mỗi ngăn cách nhau bởi một điểm hẹp. Sau đó các nhà nghiên cứu sắp xếp thiết bị để tinh trùng được tiêm vào đó phải bơi ngược dòng chống lại một chất lỏng di chuyển để đạt đến điểm giới hạn.
Trong quá trình thực hiện, cả tinh trùng ở người và loài bò đực đều bị mắc kẹt ở lối vào của một điểm giới hạn nghiêm ngặt. Chúng di chuyển theo hình 8 cạnh, hoặc hình con bướm, hướng về phía lối vào đó, trước khi bị cuốn ngược vào vách ngăn đối diện. Sau đó chúng lại bơi ngược về phía ban đầu chỉ để bị cuốn lại lần nữa.
Abbaspourrad ngạc nhiên khi tinh trùng di chuyển theo hình con bướm. Cách này giúp các cá thể tinh trùng tập hợp lại để di chuyển nhanh và lại gần điểm giới hạn cùng nhau hơn. Riêng tinh trùng chậm nhất lại bị cuốn theo dòng chảy ngược lại và bị tách ra. Tinh trùng cuối cùng bơi với tốc độ 84,2 mm mỗi giây vượt qua giới hạn trở thành những chú cá hồi bơi xuất sắc.
Theo Allan Pacey, giáo sư nghiên cứu về nam giới tại Đại học Sheffield, kết quả nghiên cứu cho thấy những tinh trùng nhanh nhất vì thế được xem là xuất sắc nhất mới có thể đi qua những điểm hẹp này để chống lại dòng chảy.
Điều này mang lại ý nghĩa sinh học hoàn hảo và giải thích thắc mắc làm thế nào đường sinh sản nữ có thể đảm bảo tinh trùng tốt nhất đến được buồng trứng.
Thùy An
Theo docbao.vn
Quan hệ không có biện pháp bảo vệ: Bao lâu thì mới kiểm tra được có thai hay không? Hãy tìm hiểu một chút kiến thức về giới tính, sinh sản để hiểu rõ cơ thể mình nhé! Cơ chế thụ thai ở nữ giới Theo ước tính của các chuyên gia thì tốc độ di chuyển trung bình của tinh trùng là vào khoảng 2 - 3mm/phút. Và đoạn đường tinh trùng cần vượt qua để vào gặp trứng là khoảng...