Tranh luận quanh đề xuất trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự
Để đối phó với những kẻ phạm tội thanh thiếu niên, một số nhà lập pháp Philippines đang đề xuất trẻ em từ 9 tuổi cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
Chương trình “Get Real” của Channel NewsAsia tiến hành điều tra về thực trạng đằng sau đề xuất này.
“Chúng không biết sợ ai”
Trong một cuộc tuần tra đêm gần đây tại ngôi làng Barangay San Jose (Philippines), nơi những trẻ vị thành niên hay lảng vảng vào buổi tối và phạm pháp, Ernan Perez – Trưởng làng – cùng nhóm của ông đã triệt phá một hang ổ ma túy và tình dục. Hầu hết những kẻ hoạt động ở đây là trẻ em từ 12 đến 13 tuổi, thậm chí 10 tuổi. Chúng có dao làm bếp và nhiều dụng cụ sắc nhọn có thể dùng làm vũ khí.
Ông Perez biết quá rõ những rắc rối mà một số trẻ em có thể gây ra ở ngôi làng này. Các cuộc ẩu đả giữa các băng đảng thường xuyên xảy ra, lũ trẻ thường ném vỏ chai vào mặt nhau. “Chúng tôi càng ngày càng sợ trẻ em hơn người lớn. Chúng có vũ khí. Chúng cũng mang theo súng. Chúng không biết sợ ai vì chúng tôi không có căn cứ để buộc tội chúng” – ông Perez cho biết.
Ông Ernan Perez và đội tuần tra đêm. Ảnh: CNA.
Trẻ em, một số đứa mới 5 tuổi, đang phạm vào một số tội ác nguy hiểm nhất ở Philippines, từ việc điều hành các tụ điểm ma túy đến tấn công tình dục. Và nhiều kẻ vẫn đang nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Nhiều kẻ phạm tội khi chưa đến 15 tuổi đang bị xét xử và bỏ tù tại đất nước này. Và một số người nói rằng, sự khoan hồng của luật pháp nước này đang khiến một số trẻ vị thành niên hung bạo hơn bao giờ hết, theo điều tra của Get Real.
Vì vấn đề tội phạm của trẻ vị thành niên, Chính phủ Philippines có một mục tiêu mới cho cuộc chiến chống tội phạm: Bắt giữ những người phạm tội khi mới 9 tuổi và bắt chúng phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này gây ra một cuộc tranh luận về việc liệu đó có phải là một giải pháp hay không?
Giam giữ cùng người lớn
Số tội phạm vị thành niên ở Philippines đã tăng từ 10.388 vào năm 2017 lên 11.228 vào năm ngoái, với tội phạm gây thương tích có khi nặng nhất là do các đối tượng này gây ra, theo báo cáo của Trung tâm Bảo vệ phụ nữ và trẻ em Philippines hồi tháng 1.
Ví dụ, Ray (16 tuổi) đã gây ra hàng loạt hành vi phạm tội kể từ khi đối tượng này 10 tuổi, nên đã bỏ nhà ra đi để trốn khỏi chính quyền. “Hội đồng làng của chúng tôi đã truy lùng tôi. Tôi bị truy nã vì ăn cắp hơn 5 con gà và một chiếc xe máy. Hàng xóm của tôi coi tôi như một kẻ đáng nguyền rủa” – thiếu niên này cho biết. Ray còn tiếp tục phạm các tội nghiêm trọng hơn như cướp bóc cùng với đám bạn lang bạt của mình.
Việc cứ phải trốn chạy và bị ảnh hưởng của bạn bè, đối tượng này bắt đầu dùng “thuốc”, từ “cỏ” đến ma túy đá. Cuối cùng, khi đối tượng 14 tuổi thì cũng bị bắt khi phạm tội cùng một bé gái mới 4 tuổi.
Video đang HOT
Nhà tù phố Manila. Ảnh: Getty Images/ New York Times.
Trong quá khứ, những trẻ vị thành niên như đối tượng này sẽ ngồi tù cùng người trưởng thành. Theo đó, chúng tiếp xúc với các tội ác nghiêm trọng hơn và hành vi thường sẽ ngoan cố hơn. Nhiều kẻ trong số các đối tượng này đã bị bạo lực về thể xác, quấy rối trong nhà tù nên biến thành những kẻ có “sỏi trong đầu” và tự mình kiên cường sống sót ở đó, luật sư Carmela Andal-Castro – Giám đốc điều hành Tổ chức Consuelo Foundation – cho biết.
Tuy nhiên, công chúng đã kiến nghị cải cách lập pháp sau bộ phim tài liệu “Bunso” (Người trẻ nhất) đoạt giải năm 2005, nhấn mạnh hoàn cảnh của những phạm nhân thanh thiếu niên trong một nhà tù quá tải ở Cebu. Quỹ Trẻ em Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Consuelo Foundation – chuyên giúp đỡ những người có nhu cầu, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ và gia đình ở Philippines – sau đó đã thúc đẩy một đạo luật mới nhằm giải quyết vấn đề tội phạm thanh thiếu niên.
Do đó, Đạo luật về Tư pháp và phúc lợi người chưa thành niên ký vào năm 2006 đã tăng tuổi chịu trách nhiệm hình sự tối thiểu từ 9 lên 15 tuổi. Nó cũng bắt buộc mọi phạm nhân thanh thiếu niên phải trải qua phục hồi nhân phẩm. Dựa trên nguyên tắc đó, “một đứa trẻ có thể cải tạo, một đứa trẻ có thể đã phạm phải (một tội ác) vì không hiểu được ý nghĩa tình trạng liên đới của chính mình” – Andal-Castro giải thích.
Nhưng những kẻ phạm tội nhiều lần hoặc phạm tội nghiêm trọng sẽ bị giam giữ tại một trung tâm phục hồi nhân phẩm dành cho thanh thiếu niên.
Điều gì khiến đạo luật này không khả thi?
Song thay vì nhận được sự can thiệp như luật pháp ra lệnh, nhiều phạm nhân trẻ tuổi đang tiếp tục hành vi phạm tội của mình.
Ví dụ, Michael (11 tuổi) nhảy lên xe chở hàng, đôi khi di chuyển cùng, để ăn cắp hàng hóa và thực hiện hành vi cướp bóc của mình. Michael bán những mặt hàng ăn cắp được cho các cửa hàng dọc theo đường cao tốc chạy qua khu phố nơi nó ở.
Tại một cửa hàng, 1kg sắt vụn có thể bán được 12 peso (0,24 USD). Khi được hỏi lý do vì sao phạm pháp, Michael (đã bỏ học 6 tháng trước) nói rằng: “Bởi vì nhà chúng tôi thiếu tiền. Nó cũng là một thứ “vui vẻ” gây nghiện”, Michael thừa nhận.
Mẹ của Michael không khuyến khích chuyện con trai mình cướp bóc, song miễn cưỡng chấp nhận số tiền “bẩn” đó vì rất cần thiết để nuôi sống gia đình 8 người của họ.
Michael rất cảnh giác với cảnh sát, nhưng cũng biết rằng mình sẽ không bị vào tù. Theo luật, nếu bị bắt, nó sẽ phải gặp một nhân viên xã hội và tiếp nhận một kế hoạch can thiệp. Tuy nhiên, một lần Michael bị bắt thì cảnh sát cũng đã thả nó ra. Cộng đồng cũng chấp nhận Michael, cả cảnh sát và hội đồng làng đều nhắm mắt làm ngơ.
Ở một số trung tâm phục hồi nhân phẩm, trẻ em được yêu cầu trật tự và ngồi yên không làm gì. Song chúng có thể tự làm hại mình. Ảnh: CNA.
Ngay cả những kẻ phạm tội nghiêm trọng cũng trở lại cuộc sống tội phạm chính vì chính quyền nhiều thành phố, được giao nhiệm vụ tài trợ và quản lý các trung tâm phục hồi nhân phẩm, đã không tuân thủ luật. Mục tiêu là phải có 114 trung tâm phục hồi nhân phẩm hay “Nhà hy vọng” cho nhóm trẻ vị thành niên này.
Nhưng sau 13 năm, con số này mới chỉ đạt được 1/2 trên phạm vi toàn quốc bởi nhiều thành phố không đủ khả năng xây dựng các trung tâm như vậy. Và một số trung tâm thì lại thiếu ngân sách, Tricia Oco – Giám đốc điều hành Hội đồng Tư pháp và phúc lợi người chưa thành niên – nhấn mạnh vấn đề này hồi tháng 1.
“Họ thiếu số lượng nhân viên tối thiểu phải có, thậm chí thiếu thức ăn cho trẻ em. Họ không có các chương trình cần thiết, giường và tủ” – Tricia Oco trình bày với Ủy ban Thượng viện.
Cha Shay Cullen – người sáng lập ra Quỹ Preda – đã tiếp cận với những trẻ vị thành niên phạm pháp từ năm 1974 và chứng kiến cách chính quyền thành phố cố gắng đối phó sau khi đạo luật trên được ban hành vào năm 2006. “Nhiều hội đồng thành phố đã cố gắng vượt qua thách thức để làm điều gì đó… (nhưng) họ vẫn không xây dựng được các “Nhà hy vọng”. Ở một số nơi, họ chỉ thay đổi dấu hiệu. Tuy nhiên, tình trạng của những đứa trẻ hoàn toàn giống nhau (như hiện tại) đằng sau song sắt” – ông Cha Shay cho biết.
Ví dụ, Chris (14 tuổi) đã bị một kẻ ở cùng nơi cư trú tấn công tình dục. Cậu bé sau đó được Cha Shay giải cứu và cho hay, các nhân viên sẽ không hành động ngay cả khi cậu báo cáo vụ việc.
Sau đó, có Jason (15 tuổi) bị bạn bè đưa đến một trung tâm phục hồi vì quấy rối một cậu bé 10 tuổi. Song hóa ra, chính Jason bị bạn bè lạm dụng, song cậu lại không nói với ai. Tại trung tâm phục hồi nhân phẩm, cậu bé được cho là đã phải tiếp nhận một kế hoạch can thiệp cá nhân, bao gồm cả tư vấn.
Nhưng 1 tuần sau khi bị giam giữ, cậu bé được thả ra bất hợp pháp. “Không có sự hỗ trợ, không giáo dục gì những đứa trẻ này. Chúng bị bỏ rơi, bị ném trở lại đường phố. Chúng sẽ quay lại lối sống cũ để sống sót” – Cha Shay than thở.
Giam giữ khi ở độ tuổi còn quá nhỏ?
Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch Thượng viện Vicente Sotto III muốn chính quyền quốc gia tài trợ và quản lý các trung tâm phục hồi nhân phẩm. Ông Vicente Sotto cũng cho rằng, luật pháp hiện tại quá khoan dung. Ông đã đề nghị hạ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự xuống 12 tuổi và chuyển những đứa trẻ từ 9 tuổi đến “Nhà hy vọng”. Các tội ác nghiêm trọng hơn thường xảy ra ở những đứa trẻ ở độ tuổi từ 12 đến 15, ông Vicente Sotto cho biết.
Song ý định của ông bị chỉ trích. Hiệp hội Nhi khoa Philippines đã phản đối biện pháp này vì cho rằng nó “vi phạm quyền trẻ em” và “thiếu bằng chứng khoa học”. Tiến sĩ Salvacion Gatchalian – Chủ tịch Hiệp hội Nhi khoa – nói rằng, trẻ em, ngay cả thanh thiếu niên, vẫn còn phát triển não bộ nên nhiều khi hành động thiếu suy nghĩ, phán đoán chưa chín chắn và thiếu kiềm chế bạo lực.
“Các can thiệp có căn cứ nên được thực hiện nghiêm ngặt để bảo vệ trẻ em. Tất cả cần phải nhớ rằng trẻ em không phải không được rèn giũa mà là do người lớn chưa làm” – Gatchalian nói.
Bernadette Madrid – Giám đốc điều hành Mạng lưới bảo vệ trẻ em – lo ngại rằng số lượng trẻ em bị bắt giữ tăng lên sẽ khiến các trung tâm đi đến kết cục như các nhà tù đông đúc trên khắp đất nước.
Trả lời các chỉ trích, ông Sotto cho rằng, vì trẻ em trong các gia đình nghèo khổ không được tiếp cận với sự giáo dục chất lượng cũng như phải chịu bạo lực trong chính gia đình và cộng đồng mình. Chính phủ đang đẩy mạnh việc cung cấp sự giáo dục cho những đứa trẻ này.
Nhưng các cơ quan chức năng thực thi pháp luật hiện hành rất kém là một dấu hiệu đáng lo ngại, điều đó sẽ khiến tình hình có thể trở nên tồi tệ hơn. Ray, người đang thực hiện chức trách rất tốt tại một trung tâm phục hồi nhân phẩm có tài trợ tốt, hy vọng việc đề nghị sửa luật của ông Sotto sẽ không được thông qua. “Chúng tôi tiếp nhận quá nhiều trẻ. Điều đó sẽ gây hỗn loạn, đặc biệt là đối với “ngôi nhà” của chúng tôi. Những đứa trẻ nhỏ tuổi hơn sẽ trở nên khó chịu và nghịch ngợm, khó bảo” – ông Ray nói.
Hồi tháng 1, Ủy ban Tư pháp Hạ viện đã nhanh chóng phê chuẩn dự luật sẽ bắt những đứa trẻ từ 9 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Tổng thống Rodrigo Duterte từng nhiều lần chỉ trích luật pháp hiện hành “trói tay” các nhà thực thi pháp luật trong việc chống lại tội phạm vị thành niên làm việc cho các băng đảng ma túy.
Gia Minh
Theo antg.cand.com.vn
Singapore phạt tù doanh nhân buôn lậu xa xỉ phẩm cho Triều Tiên
Singapore bắt giám đốc một công ty xuất nhập khẩu cung cấp nhiều xa xỉ phẩm cho Triều Tiên trong hơn 6 năm với tổng trị giá hơn 4,4 triệu USD, vi phạm lệnh cấm vận Liên Hợp Quốc.
Tòa án Singapore ngày 22/11 tuyên án Ng Kheng Wah, 57 tuổi, 2 năm 10 tháng tù. Bị cáo vi phạm các lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc khi bán sang Triều Tiên gần hơn 4,4 triệu USD hàng hóa xa xỉ trong hơn 6 năm qua.
Ông nhận tội đối với 10 cáo buộc liên quan đến Đạo luật Liên Hợp Quốc và 10 cáo buộc gian lận. Tòa án còn đang xem xét 140 cáo buộc khác liên quan đến doanh nhân người Singapore, theo Channel NewsAsia.
Bất chấp các lệnh cấm vận quốc tế, hàng hóa cao cấp vẫn tìm được đường đến các cửa hiệu tại Triều Tiên. Ảnh: NK News.
Công ty của Ng Kheng Wah, T Specialist International, chịu phạt 880.000 SGD (hơn 645.000 USD). Tòa án cho phép công ty đóng phạt theo từng giai đoạn, hạn chót là tháng 10/2020.
Đồng phạm Wang Zhiguo, công dân Trung Quốc, 57 tuổi, bị kết án 1 năm tù. Wang nhận tội với 10 cáo buộc gian lận. Tòa vẫn đang xem xét 71 cáo buộc khác liên quan.
Cơ quan công tố cho biết Ng Kheng Wah, thông qua công ty của mình, đã cung cấp các mặt hàng đắt tiền cho Korean Bugsae Shop - chuỗi cửa hàng bán lẻ tại Triều Tiên, trong giai đoạn từ tháng 11/2010 đến tháng 1/2017.
Các mặt hàng bao gồm rượu vang, nước hoa, mỹ phẩm, trang sức, nhạc cụ, túi xách da và đồng hồ đắt tiền. Ng Kheng Wah che giấu kế hoạch buôn lậu bằng cách khai với hải quan Singapore rằng ông đưa hàng đến Đại Liên (Trung Quốc), thực chất là trung chuyển đến Triều Tiên.
Đây là lần đầu tiên Singapore xét xử một vụ án liên quan đến vi phạm lệnh cấm vận Liên Hợp Quốc.
Ngoài tội danh buôn lậu, Ng Kheng Wah còn phạm tội gian lận tài chính, khai khống các đơn hàng hơn 95 triệu USD vì đối tác Triều Tiên không trả tiền cho công ty.
Theo news.zing.vn
Rừng Amazon bị tàn phá để nuôi sống đất nước cách Brazil 17.000 km Bộ mặt khu rừng nhiệt đới ở Brazil đang thay đổi và Trung Quốc có trách nhiệm không nhỏ trong chuyện này với nhu cầu về thịt bò và đậu nành ngày càng gia tăng ở đất nước tỷ dân. Đây là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, nơi sinh sống của 10% số loài sinh vật được biết đến trên...