Tranh luận ‘náo loạn’ vì ông Trump liên tục cướp lời
Cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ trở nên náo loạn chỉ sau 20 phút đầu tiên, vì ông Donald Trump liên tục cướp lời đối thủ cũng như người dẫn dắt chương trình Chris Wallace.
Theo CNN, người điều phối tranh luận liên tục phải yêu cầu Tổng thống Trump tôn trọng phần trình bày của đối thủ. Ông Trump thực tế nói chen vào hầu hết mọi câu trả lời của ông Biden về các chủ đề tòa án tối cao, chính sách y tế cũng như phần phản biện của ứng viên Dân chủ.
Tổng thống Trump liên tục nói chen ngang khi đối thủ Biden (phải) đang trình bày. Ảnh: EPA
Hành động của tổng thống đương nhiệm khiến phần đầu của trận so găng trở nên hỗn loạn và không còn mấy cơ hội để khán giả tìm hiểu về các khác biệt chính sách giữa hai ứng viên.
Quá phẫn nộ, khi mới tranh luận được 18 phút, ông Biden quay về phía ông Trump nói: “Ngài có thể dừng lời được không?”. Tuy nhiên, ông Trump phớt lờ ông Biden và tiếp tục cướp lời của cả người dẫn chương trình Wallace. “Cứ tiếp tục thô lỗ đi quý ông”, ông Biden bày tỏ sự không hài lòng.
“Mọi người đều hiểu, Joe. Suốt 47 năm qua, ông chẳng làm gì cả”, ông Trump phản bác.
Sau khoảng gần một tiếng tranh luận, bao gồm cả cãi vã giữa hai ứng viên, người dẫn dắt tranh luận Wallace đã lên tiếng khẩn cầu cả ông Trump và ông Biden kiềm chế.
Video đang HOT
“Thưa các quý ông! … Ở đây đã có thỏa thuận là chúng ta có 6 phần. Chúng ta đã kết thúc phần đó và sẽ tiếp tục phần tiếp theo. Ở phần trước, mỗi ứng viên sẽ có 2 phút không gián đoạn. Trong 2 phút không bị ngắt lời đó, Ngài Tổng thống, ngài có thể nói bất kỳ điều gì mình muốn… Tôi nghĩ đất nước này đáng được phục vụ tốt hơn nếu chúng ta cho phép mọi người trình bày mà ít bị xen vào hơn. Tôi cầu xin ngài hãy làm việc đó”, ông Wallace nhấn mạnh.
Ông trump cướp lời của cả người dẫn dắt tranh luận. Ảnh: CNN
Khi Tổng thống Trump tìm cách phản biện rằng chính ông bị ông Biden ngắt lời, ông Wallace quả quyết: “Thẳng thắn mà nói, ngài đang nói chen ngang nhiều hơn ông ấy”.
Người dẫn chương trình Wallace thậm chí có màn đối đáp nảy lửa với đương kim tổng thống khi ông cố gắng hỏi ông Trump về kế hoạch chính sách y tế. Ông Wallace thậm chí phải nhắc nhở ông Trump: “Ngài đang tranh luận với ông ấy (Biden), không phải với tôi đâu”.
Chuyên gia: Tranh luận Trump - Biden hấp dẫn không kém 2016
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Trump sẽ có màn đối đầu gay gắt với đối thủ vào 29/9, như sự kiện tương tự năm 2016, theo các chuyên gia.
"Tranh luận đầu tiên giữa Trump và Biden sẽ không kém hấp dẫn hơn tranh luận năm 2016. Nó diễn ra trong bối cảnh cuộc bầu cử rất cạnh tranh", giáo sư Paul Beck, chuyên gia về khoa học chính trị, Đại học bang Ohio, Mỹ, nói với VnExpress về sự kiện mang tính mở màn của "cuộc so găng" trong bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11/2020.
Tranh luận trực tiếp đầu tiên giữa Trump và Biden sẽ diễn ra vào ngày 29/9 tại Cleveland, Ohio. 6 chủ đề chính là hồ sơ của Trump và Biden, Tòa án Tối cao, kinh tế, đại dịch Covid-19, vấn đề chủng tộc và bạo lực ở các thành phố, và tính toàn vẹn của bầu cử. Các ứng viên có 15 phút để tranh luận về mỗi chủ đề trong sự kiện kéo dài 90 phút. Hai tranh luận tiếp theo dự kiến được tổ chức vào 15/10 và 20/10. Do Covid-19, các cuộc tranh luận năm nay có thể quan trọng hơn so với các năm trước đó vì ứng viên có ít cơ hội tham gia các sự kiện vận động trực tiếp hơn.
Vào ngày 27/9/2016, hai ứng viên tổng thống Mỹ Clinton và Trump tranh cãi nảy lửa trong hàng loạt vấn đề từ nhà đất, thương mại, đến cuộc chiến chống khủng bố trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Trump, phải, và ứng viên đảng Dân chủ Biden. Ảnh: AP.
Giáo sư Beck đánh giá bầu cử cách đây 4 năm không mang tính cạnh tranh cao như hiện nay, khi bà Clinton được cho là có lợi thế vượt trội. Sức hấp dẫn của "cuộc chạm trán" đầu tiên giữa Trump và Clinton được cho là do "sự khó lường" của Trump, một tỷ phú chưa từng có kinh nghiệm trên chính trường. CNN ước tính khoảng 100 triệu người Mỹ theo dõi cuộc tranh luận trên truyền hình, điện thoại di động và mạng xã hội.
Đến 2020, phần lớn các cuộc thăm dò cho thấy đại diện đảng Dân chủ Biden dẫn trước Trump. Giữa tháng 9, cơ hội chiến thắng trung bình của Biden là gần 82%, trong khi khả năng tái đắc cử của Trump gần 18%, theo 7 mô hình dự báo khác nhau. Tuy nhiên, giới quan sát tỏ ra thận trọng trong đoán định kết quả cuối cùng, vì một ứng viên có đa số phiếu phổ thông cũng không chắc trúng cử, mà phụ thuộc vào số phiếu đại cử tri. Điều này đã xảy ra trong bầu cử 2016.
Về phía Trump, ông mất nhiều lợi thế để tái đắc cử khi đối diện với thách thức lớn: đại dịch Covid-19 xuất hiện từ đầu năm. Mỹ đến nay vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận hơn 7,3 triệu ca nhiễm, hơn 200.000 người chết. Covid-19 đẩy nhiều người Mỹ lâm vào cảnh thất nghiệp, phá hủy nhiều thành tích kinh tế Trump đã tạo dựng trong 4 năm cầm quyền. Tuy nhiên, gần đây có một số dấu hiệu cho thấy Trump đang "lội ngược dòng trước Biden", trong đó có tỷ lệ người muốn bỏ phiếu cho Trump ở 6 bang chiến trường, nơi thường định đoạt thành bại bầu cử, gia tăng từ tháng 7 tới đầu tháng 9.
Sự phân cực cao độ giữa phe Dân chủ và phe Cộng hòa sẽ ảnh hưởng mạnh đến màn thể hiện của hai ứng viên tổng thống, theo giáo sư Beck. Trump và Biden sẽ nỗ lực "lấy lòng" những người ủng hộ trung thành của mình, với phong cách hoàn toàn khác nhau. Trump sẽ tập trung vào tấn công cá nhân Biden, còn đại diện đảng Dân chủ sẽ xoáy vào chỉ trích các chính sách của Tổng thống đương nhiệm.
Trên thực tế, Trump, 74 tuổi, thường xuyên chỉ trích Biden, người sẽ 78 tuổi vào tháng 11 tới, là "quá già" và không đáp ứng yêu cầu cả về thể chất lẫn tinh thần để lãnh đạo nước Mỹ. Ông nhiều lần đưa ra suy đoán rằng Biden có thể sử dụng một loại chất kích thích nào đó để tăng hiệu suất, khả năng làm việc nhưng không có bằng chứng cụ thể. Trump hôm 27/9 đăng lên Twitter yêu cầu Biden xét nghiệm chất kích thích trước hoặc sau buổi tranh luận đầu tiên ngày 29/9. Ông cũng đồng ý làm điều tương tự.
Theo Beck, Trump sẽ đưa ra những đánh giá "phóng đại" về thành tích trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, miêu tả Biden là một người theo cánh tả một cách cực đoan. Trong khi đó, Biden sẽ tập trung vào phân tích các chính sách và thể hiện là một hình mẫu tổng thống truyền thống.
Giáo sư David Schultz, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Hamline, Mỹ, cũng dự đoán Tổng thống đương nhiệm sẽ đổ lỗi cho Biden và phong trào biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" về tình trạng bạo lực ở nhiều nơi. Từ tháng 5, các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và phản đối bạo lực cảnh sát lan rộng khắp nước Mỹ, dẫn đến những vụ bạo lực và cướp phá. Trump cũng sẽ nhắc lại khả năng Mỹ sớm có vaccine ngăn Covid-19 và các vấn đề kinh tế, tạo ấn tượng Biden "không biết gì" về các vấn đề này.
Schultz trông đợi Biden tập trung vào tác động của Covid-19 với nền kinh tế Mỹ, về hơn 200.000 ca tử vong do nCoV và về cá tính của Trump trong bầu cử.
"Biden sẽ hướng tới cả người ủng hộ trung thành và cả cử tri dao động, những người không thích Trump để lôi kéo họ", Schultz nói. Ông lưu ý tranh luận năm nay không có yếu tố "giới tính" như năm 2016, khi Trump có những hành động bị cho là đe dọa ứng viên nữ Clinton.
Giáo sư Helmut Norpoth, Khoa Khoa học Chính trị, Đại học Stony Brook cho biết Biden là ứng viên cao tuổi nhất tham gia tranh luận tổng thống Mỹ. Do đó, Biden không chỉ phải trải qua cuộc thử nghiệm về độ nhạy bén trong tư duy, mà còn phải đối diện với một loạt câu hỏi đến từ mạng lưới "không thân thiện" với phe Dân chủ.
Đoán định kết quả năm nay, giáo sư Beck cho rằng nếu bầu cử là cuộc trưng cầu dân ý với Trump, ông sẽ thua.
"Tuy nhiên, nếu Trump có thể biến bầu cử trở thành sự lựa chọn giữa các tầm nhìn khác nhau cho nước Mỹ, ông có thể chiến thắng", Beck nói.
Người cầm trịch tranh luận Trump - Biden Chris Wallace, người sẽ điều hành cuộc tranh luận tổng thống Mỹ đầu tiên, được coi là "người dẫn chương trình Fox News Trump ít thích nhất". Khi Tổng thống Trump và cựu phó tổng thống Joe Biden bước vào buổi tranh luận đầu tiên lúc 21h ngày 29/9 (9h ngày 30/9 giờ Hà Nội) tại Cleveland, Ohio, Chris Wallace sẽ là người...