Tránh đứt gãy hệ thống bóng đá trẻ
Trong bối cảnh đội tuyển Việt Nam thiếu những gương mặt tiêu biểu ở lứa tuổi U23, các đội trẻ cần được tăng cơ hội trau dồi, cọ xát tầm quốc tế.
Đội U21 Việt Nam đang được cân nhắc cử đi dự Asiad 2022.
Xuyên suốt lịch sử bóng đá Việt Nam, tính từ khi trở lại hội nhập với bóng đá khu vực hồi đầu thập niên 1990, thành công luôn gắn với một thế hệ cụ thể. Chẳng hạn, thế hệ Hồng Sơn, Huỳnh Đức; sau đó là Minh Phương, Công Vinh, Tài Em; và hiện tại là Quang Hải, Công Phượng. Tuy nhiên, xen kẽ những lớp cầu thủ ấy lại là những đứt gãy khó lý giải.
Ví dụ như quãng từ năm 2000 đến 2002, hoặc từ 2009 đến 2013, các đội tuyển Việt Nam hầu như không có cơ hội tiến sâu tại Đông Nam Á. Điển hình là Tiger Cup 2002, thầy trò Calisto còn không có cả nhà tài trợ trang phục, và phải chạy vạy khắp nơi để đảm bảo điều kiện thi đấu.
Phát hiện, bồi dưỡng những cầu thủ tài năng đã khó, nhưng duy trì công tác đào tạo trẻ để đội tuyển liên tục được làm mới lại càng khó hơn. Chúng ta đã có một lứa như thế, khởi nguồn từ vòng chung kết U23 châu Á 2018. Tuy nhiên, tới AFF Cup 2021, sự đứt gãy lại diễn ra. Không một cầu thủ U23 nào đủ khả năng ra sân dù tuổi trung bình của nhóm trụ cột đã là 26-27, ngoại trừ Hoàng Đức – người được phát hiện từ U20 World Cup 2017. Trong khi đó, ở AFF Cup 2018, con số này lên đến 9 người.
Bắt đầu từ U23 Đông Nam Á, đến SEA Games, rồi VCK U23 châu Á và cuối cùng khép lại với đội tuyển Olympic ở Asiad 2022. Tính sơ sơ, đã có gần 20 trận đấu quốc tế. Với một lịch thi đấu liên tục như vậy, không còn chuyện nhập nhằng giữa đội lớn và đội trẻ. Những cầu thủ trẻ cũng sẽ nhiều cơ hội hơn để trải nghiệm không khí thi đấu quốc tế.
Thành công của lứa Quang Hải, Công Phượng sau khi trải qua một loạt đấu trường giàu tính cạnh tranh và chất lượng, là động lực để bóng đá Việt Nam mạnh dạn thay đổi, trước khi nguy cơ “bước hụt” lại xảy ra như trước đây.
Video đang HOT
Một yếu tố nữa, tạo điều kiện cho các cầu thủ trẻ bước ra ánh sáng, là đội tuyển sẽ không thi đấu suốt từ sau vòng loại World Cup 2022 (cuối tháng 3) cho đến trước AFF Cup 2022. Nói một cách khác, nếu không xây dựng được một đội tuyển tươi mới, trẻ trung hơn trong năm 2022, những cú vấp như đã xảy ra tại SEA Games 2001, hay AFF Cup 2012 có thể tái diễn, nhất là khi những trụ cột như Đoàn Văn Hậu, Trần Đình Trọng… chấn thương liên miên.
Không trái ngọt nào đến một cách tự nhiên. Vấn đề chỉ là chúng ta sẽ chịu “hy sinh” những giải đấu nào để đầu tư cho tương lai?
Từ trước đến nay, V-League luôn chịu thiệt thòi nhất, nhưng sắp tới, mọi chuyện có thể sẽ khác. Bởi dù thế nào, đây vẫn là nguồn phát hiện trực tiếp ra các nhân tố mới cho đội tuyển. Buộc V-League thi đấu “dồn toa”, khiến cầu thủ mệt mỏi, chấn thương là tư duy cần thay đổi.
Cùng với việc ông Park thôi kiêm nhiệm đội U23 từ sau SEA Games 31, rất nhiều định hướng và cải tổ sâu rộng nền bóng đá, xuất phát từ hệ thống đào tạo trẻ, được mong chờ.
Phía sau giấc mơ tan vỡ, là bài học lớn thầy Park dạy bóng đá Việt Nam
Thua 5 trận liên tiếp, có thể nói cảm giác tự ti đang xâm chiếm thầy Park, đội tuyển và những người hâm mộ Việt Nam ở thời điểm này.
Có một giấc mơ vừa tan vỡ
Để bắt đầu bài viết hôm nay, tôi xin kể một câu chuyện của người trong cuộc. Tôi có một số người anh em thân thiết, chúng tôi đã cùng cười và cùng khóc với lứa cầu thủ này từ những ngày Thường Châu tuyết trắng cho đến tận hôm nay. Nhóm chúng tôi có một lời hứa nếu đội tuyển Việt Nam vào World Cup, thì chúng tôi sẽ dốc hết tiền tiết kiệm để đặt vé sang Qatar và xem Việt Nam đá một trận đấu tại World Cup.
Với chúng tôi lúc đó tiền không còn có ý nghĩa gì nữa. Ý nghĩa lớn nhất là niềm tự hào dân tộc, cảm giác hạnh phúc ngập tràn của một người yêu bóng đá, yêu quê hương đất nước. Tôi không biết rằng chúng tôi có có mù quáng quá hay không? Nhưng tôi nghĩ, chúng ta sống trên đời sẽ luôn cần có những khoảnh khắc thăng hoa kiểu như thế, cần được làm nhân chứng cho những thời khắc khó quên như thế, thay vì sống một cuộc đời an toàn và nhàn nhạt.
Việt Nam và World Cup đã luôn là một giấc mơ, và giấc mơ ấy vừa tan vỡ vào đêm hôm trước.
Nửa chặng đường của vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực Châu Á đã khép lại với đội tuyển Việt Nam. Vào ngày 16/11 tới, chúng ta sẽ bước vào giai đoạn lượt về bằng màn tái ngộ với đối thủ Saudi Arabia.
0 điểm sau 5 trận, dẫu có cố gắng động viên về một phép màu như trong truyện cổ tích, thì thực tại sẽ lắc đầu mỉm cười và nói với người hâm mộ Việt Nam rằng, giấc mộng World Cup 2022 thật sự đã tan vỡ. Những kết quả thua đầy tiếc nuối không che lấp đi được bức tường đẳng cấp, những bàn thắng đẹp không khỏa lấp đi thất bại, và những sự cố gắng, hay những mỹ từ sau trận không che giấu nổi sự thật Việt Nam chưa có điểm nào tại vòng loại tính đến thời điểm này. Cho nên, xin đừng nói về World Cup nữa.
HLV Park Hang-seo sau trận đã nói về đào tạo trẻ. Vâng, câu chuyện đào tạo trẻ là một bài toán vĩ mô và có tính lâu dài. Khi ông nói về điều này, tức là ông không muốn nói về World Cup 2022 nữa, mà đang nói về World Cup 2026, nơi cần có sự chung tay của một hệ thống. Chứ không nên phó mặc mọi thứ vào sự đơn độc của chính ông và những lứa trẻ vô tình được tìm thấy nhau.
HLV Park Hang-seo chấp nhận thất bại ở vòng loại này, nhưng ông không chấp nhận thất bại ở thì tương lai. Tại sao chúng ta không học hỏi từ người thầy này?
Hãy đi tìm lấy sự tự tin
Kể từ cái ngày đặt chân đến dải đất hình chữ S, và đặt bút ký vào bản hợp đồng dẫn dắt các đội tuyển Việt Nam, ông Park Hang-seo đã đưa đội tuyển đi từ thành công đến thành công khác. Suốt 3 năm qua, viết nên lịch sử, tạo ra các dấu mốc quan trọng đã giống như một điều thường lệ của thầy trò HLV Park Hang-seo.
Việc thua 5 trận liên tục là một đòn giáng mạnh vào con người quen chiến thắng như thầy Park. Tương tự với các thành viên của đội tuyển. Nếu sự cố gắng không đủ để san lấp khoảng cách trình độ, thì chiếc kén của sự tự ti sẽ bủa ra sẵn để đón các cầu thủ nằm im ở trong ấy. Những người hâm mộ bóng đá quen "đi bão" thì cũng sẽ xuất hiện lời ong tiếng ve như một quy luật của "phù thịnh không phù suy".
Nhưng thay vì cứ mải bộn bề với cảm giác về những trận thua, thì tại sao không đổi tư duy là cần thêm vài vòng loại như thế này, thêm những trận đấu với các đối thủ lớn như thế này, để trưởng thành và phát triển?
Tôi rất thích một câu danh ngôn ngắn gọn mà đanh thép: " Sớm hay muộn, người thắng là người nghĩ mình có thể". Ở đây cũng vậy thôi, nếu người làm bóng đá Việt Nam và những cầu thủ Việt Nam vẫn tin rằng "Rồng vàng" sẽ có mặt ở World Cup vào một ngày nào đó, thì dù có muộn hơn 4 năm hay 8 năm, vẫn sẽ có ngày Việt Nam làm được điều đó. Đấy là lý do của câu chuyện đào tạo trẻ.
Một trong những câu nói hay nhất mà thầy Park đã nói khi cầm quân Việt Nam, đó chính là sau trận chung kết U23 Châu Á, nơi Việt Nam thua U23 Uzbekistan 1-2. Khi ấy ông đã nạt các cầu thủ: " Tại sao phải cúi đầu? Chúng ta đã cố gắng hết sức, không có gì phải cúi đầu". Khi bạn đã cố gắng hết sức, khi bạn đã làm nên một hành trình không tưởng, thì không có tư cách gì bạn phải cúi đầu như một kẻ thất bại.
Cho nên hãy tỉnh táo để nhắc lại đây là lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup khu vực Châu Á. Và đó thực sự là một bước tiến lớn đối với bóng đá nước nhà. Dù là thất bại nhưng nó là cột mốc lớn mà lứa Quang Hải, Tuấn Anh, Duy Mạnh, Quế Ngọc Hải... đã đi xa hơn hẳn các bậc tiền bối Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh, Tài Em...
Sau mưa tuyết Thường Châu 2018, có một cảm giác tưởng như đã được bóng đá Việt Nam vĩnh viễn chôn chặt, đấy là tâm lý tự ti và yếm thế. Suốt một thời gian dài, chúng ta đã đấu sòng phẳng với các đối thủ lớn ở Châu Lục. Chúng ta tin rằng rằng bóng đá Việt Nam đã nói với người Việt Nam rất nhiều bài học lớn trong cuộc sống.
Nhưng giờ đây những điều đẹp đẽ ấy đang gặp phải thách thức cực đại. Xin đừng để tự ti quay lại, để gặm nhấm, và xói mòn đôi chân cầu thủ. Và xin tình đời ấm lạnh đừng để lạnh lẽo trong lòng những người hùng năm nào của chúng ta.
Đại chiến "cấp hai" sớm bùng nổ, nỗi ám ảnh sẽ trở lại với đội tuyển Việt Nam? Singapore từng là nỗi ám ảnh với bóng đá Việt Nam trong rất nhiều năm. Năm nay họ làm chủ nhà AFF Cup 2020 và liệu có tạo nên bất ngờ? ĐẠI CHIẾN "CẤP HAI" Vào lúc 19h45 hôm nay, Singapore sẽ đón tiếp Myanmar tại lượt trận đầu tiên bảng A, AFF Cup 2020. Theo chuyên gia Vũ Mạnh Hải nhận định,...