Tranh cãi yếu tố lịch sử trong ‘Đất rừng phương Nam’, đại biểu Quốc hội nói gì?
Đại biểu Bùi Hoài Sơn cho rằng cần phải có cách nhìn công bằng, ủng hộ với các sản phẩm văn hóa nghệ thuật, nhất là các tác phẩm khai thác chất liệu lịch sử.
Bộ phim Đất rừng phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng vẫn đang là chủ đề nóng, được công chúng quan tâm. Kể từ khi ra mắt, bộ phim đã vướng nhiều tranh cãi về nội dung, tình tiết bị cho là chưa chính xác so với lịch sử.
Sau đó, Cục Điện ảnh đã thẩm định lại bộ phim, đồng thời nhà sản xuất phải chỉnh sửa lại một số chi tiết, lời thoại trong phim.
Bộ phim “Đất rừng phương Nam” của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cán mốc 100 tỷ đồng tại phòng vé sau 11 ngày chiếu.
Trước những tranh cãi của dư luận về bộ phim, trong buổi thảo luận tại tổ về về các báo cáo kinh tế- xã hội của Quốc hội, đại biểu Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hoá – Giáo dục của Quốc hội cho rằng câu chuyện phim Đất rừng phương Nam không chỉ giới hạn ở một bộ phim, mà rộng ra là cả quan điểm về cách thức làm phim lịch sử, sáng tạo nghệ thuật và cả phát triển thị trường nghệ thuật cho nước nhà.
” Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới đã nhấn mạnh: “Văn học, nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá”. Sử dụng chất liệu lịch sử để sáng tác văn học, nghệ thuật là một chủ đề rất đáng khuyến khích nhưng gặp muôn vàn khó khăn.
Khó khăn không chỉ đến từ việc làm sao cân bằng được sự tôn trọng lịch sử và sáng tạo nghệ thuật, để lịch sử trở nên hấp dẫn hơn, gần gũi hơn, thu hút khán giả hiện tại nhiều hơn, mà còn trong cả việc cân bằng đánh giá của công chúng khi mà công chúng giờ đây rất quan trọng, lại có ý kiến trái chiều rất nhiều (cả khen và chê, khen nhiều, chê ít, khen ít, chê nhiều…), lại ở trên không gian mạng rộng lớn, khiến cho việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có cá tính, sáng tạo trở nên rất khó khăn”, đại biểu quốc hội Bùi Hoài Sơn đánh giá.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, tôn trọng lịch sử phải được xem là một nguyên tắc. Sáng tạo đến đâu cũng cần có khuôn khổ. Nhưng làm thế nào để hài hòa hai yếu tố đó ở một mức độ đa số công chúng chấp nhận lại phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức chung của xã hội.
Video đang HOT
“Chúng ta vẫn thường tấm tắc khen các bộ phim lịch sử của Trung Quốc, Hàn Quốc,… hấp dẫn. Nhưng tôi tin rằng, những bộ phim như vậy mà làm ở Việt Nam chắc chắn cũng gây ra nhiều tranh luận, khó thoát khỏi búa rìu dư luận. Tất nhiên, mỗi nền văn hóa khác nhau, cách thức làm phim phải khác nhau.
Song tôi vẫn luôn nghĩ rằng, nếu khoa học khai mở cho xã hội tri thức về tự nhiên thì văn nghệ sĩ khai mở về cái thiện, cái đẹp, và tình yêu thương.
Trong ba mục tiêu của giáo dục chân, thiện, mỹ thì văn hóa nghệ thuật chiếm đến hai. Nhà văn, nghệ sĩ chân chính luôn là chiến sĩ tiên phong khai mở cho con người ý nghĩa cuộc sống và vì điều đó họ phải xả thân. Một xã hội văn minh là xã hội biết lắng nghe và tạo hành lang tự do cho văn hóa nghệ thuật”, ông Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.
Dẫn chứng bộ phim “Đất rừng phương Nam”, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn cho rằng cần phải có cách nhìn công bằng, ủng hộ với các sản phẩm văn hóa nghệ thuật, nhất là các tác phẩm khai thác chất liệu lịch sử.
Theo đại biểu Bùi Hoài Sơn, trong bối cảnh hiện nay, sáng tạo nghệ thuật về lịch sử cần được nhìn nhận một cách “thoáng” hơn, được lắng nghe theo cách tích cực nhiều hơn, và được ủng hộ nhiều hơn.
Có được điều đó, văn nghệ sĩ mới dám xả thân vì nghệ thuật, vì những giá trị cao đẹp của cuộc sống để khai thác chất liệu lịch sử để tạo nên những sản phẩm văn học, nghệ thuật xứng tầm thời đại.
“Khi chúng ta có được những tác phẩm nghệ thuật ấy thì không chỉ lịch sử trở nên hấp dẫn, sinh động và dễ đi vào tâm trí mọi người hơn, mà những tinh thần, thông điệp quan trọng từ quá khứ sẽ giúp chúng ta có thêm niềm tự hào, củng cố sức mạnh dân tộc từ lịch sử văn hóa của đất nước.
Đó là những nguồn lực vô giá đến từ “lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt tinh tế của văn hoá” trong giai đoạn hiện nay”, ông Bùi Hoài Sơn nói thêm.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn mong muốn những tranh luận vừa qua không làm nản chí các nghệ sĩ tâm huyết khai thác đề tài lịch sử. Bởi lịch sử đất nước là chất liệu tuyệt vời cho các sản phẩm văn học, nghệ thuật, cần tài năng của nghệ sĩ để tỏa sáng.
Khai thác chất liệu đó sẽ giúp chúng ta kể được lịch sử, hình ảnh đẹp, câu chuyện truyền cảm hứng của Việt Nam cho khán giả trong nước và quốc tế, khẳng định vị trí và tầm vóc của dân tộc, hình thành nên sức mạnh mềm cho đất nước.
Ông mong khán giả ủng hộ bộ phim Đất rừng phương Nam nói riêng, điện ảnh và nghệ thuật Việt Nam nói chung, nhất là các tác phẩm văn học, nghệ thuật khai thác chất liệu lịch sử.
Từ đó tiếp thêm động lực tinh thần cho các nghệ sĩ, giúp cho nền văn học, nghệ thuật có thêm sức mạnh, từ đó có thêm sức đề kháng với các sản phẩm văn học, nghệ thuật không phù hợp, xa lạ, phản cảm, ảnh hưởng tiêu cực, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị quyết của Đảng đã đề ra.
Hai diễn viên "Đất rừng phương Nam" bất ngờ "gây sốt" MXH , ẵm loạt clip triệu view chỉ nhờ 1 câu thoại
Giữa lúc "Đất rừng phương Nam" vừa đạt mốc doanh thu trăm tỷ, 2 cái tên này bất ngờ trở thành "cơn sốt" trên MXH.
Sau hơn 10 ngày chiếu rạp, dự án Đất rừng phương Nam đã chính thức vượt mốc 100 tỷ đồng doanh thu, mặc cho đối mặt với vô số tranh cãi trong thời gian qua. Hiện tại, nhiều khán giả đang bày tỏ sự yêu thích cho bộ phim, song hướng sự chú ý đến 2 nhân vật không ai ngờ sau đây.
Cụ thể thời gian gần đây, trích đoạn của bé An (Hạo Khang) và bé Xinh (Bảo Ngọc) trong Đất rừng phương Nam bất ngờ trở thành đề tài "gây sốt" trên MXH. Khoảnh khắc cả 2 nhân vật ngồi ở bờ sông buổi đêm, cùng nhau trò chuyện được khán giả chia sẻ nồng nhiệt. Nhiều cư dân mạng dành lời khen cho tương tác đáng yêu, ngây ngô và diễn xuất tự nhiên của Hạo Khang và Bảo Ngọc.
An và Xinh đang được yêu thích trên MXH
Đặc biệt, không ít người xem yêu thích câu thoại tiếng Pháp " Je t'aime" (Tôi yêu bạn) của bé An và cách diễn giải đầy bối rối của cậu với Xinh. " Je t'aime có nghĩa là mình chơi thân với nhau đi á!", cách giải thích của An và sự tin tưởng của bé Xinh khiến khán giả thích thú vì quá dễ thương.
Những tương tác đáng yêu của An và Xinh
Hiện tại những đoạn video về An - Xinh trong Đất rừng phương Nam nói riêng và dàn diễn viên nhí nói chung đang nhận được lượt xem khá cao, thậm chí nhiều video đạt mốc triệu view. Hạo Khang, Bảo Ngọc và Kỳ Phong (sao nhí đóng vai Cò) có nhiều tương tác thú vị, là điểm sáng tích cực của bộ phim trong thời gian gây tranh cãi gần đây. Thậm chí, Hạo Khang đang sở hữu lượng fan khá đông đảo vì có ngoại hình sáng, nụ cười tươi đáng yêu và cách trả lời phỏng vấn duyên dáng.
Dàn sao nhí Đất rừng phương Nam có nhiều video triệu view "gây sốt"
Hiện tại sau khi phần 1 được chiếu ngoài rạp, Đất rừng phương Nam được dự đoán sẽ ra tiếp phần 2 vì câu chuyện của An vẫn còn kéo dài. Song, nhiều khán giả cảm thấy lo lắng vì trong bản truyền hình năm 1997, mối quan hệ của An và Xinh vốn khá mờ nhạt, và về sau An đồng hành với Cò là chủ yếu. Tuy vậy, khán giả cũng hi vọng Kỳ Phong sẽ có nhiều "đất diễn" hơn trong các phần phim tiếp theo.
Phim 'Đất rừng phương Nam' cán mốc 100 tỉ đồng, Trấn Thành chính thức có lãi Sau nhiều ngày công chiếu chính thức, phim điện ảnh 'Đất rừng phương Nam' đạt doanh thu 100 tỉ đồng. Tạo hình bác Ba Phi của Trấn Thành trong phim Đất rừng phương Nam. Bộ phim được chiếu sớm từ ngày 13.10 và phát hành chính thức trên toàn quốc vào ngày 16.10. GLX Theo dữ liệu của Box Office Vietnam, tính đến...