Tranh cãi vụ đặc nhiệm FBI dùng ảnh đồng nghiệp nữ “bẫy” tội phạm tình dục
Một đặc nhiệm FBI gây tranh cãi về mặt nghiệp vụ khi sử dụng các bức ảnh “ khiêu gợi” của các nữ đồng nghiệp để “bẫy” tội phạm tình dục.
Trụ sở FBI ở Washington DC (Ảnh: Reuters).
Reuters đưa tin, một đặc vụ FBI có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp kỷ luật sau khi một cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, đặc vụ này bị nghi đã yêu cầu một số nữ đồng nghiệp cung cấp những bức ảnh “khiêu gợi” của họ. Sau đó, đặc vụ trên đã dùng chúng làm “mồi nhử” trong một chiến dịch điều tra tội phạm buôn bán tình dục.
Video đang HOT
Trong một biên bản ghi nhớ hôm 2/8, Tổng thanh tra Michael Horowitz cho biết, cuộc điều tra do văn phòng quan chức này thực hiện cho thấy, đây không phải là một vụ việc riêng lẻ, mà còn nhiều trường hợp khác khi các đặc vụ yêu cầu nữ đồng nghiệp chụp ảnh với tư thế như là trẻ vị thành niên hoặc gái mại dâm để phục vụ cho hoạt động điều tra tội phạm.
Dù khuôn mặt trong các bức ảnh được làm nhòe và các phụ nữ vẫn mặc quần áo, nhưng ông Horowitz cho biết, những nhân vật chính trong các bức ảnh không phải là đặc vụ ngầm.
FBI thường cài cắm điệp vụ ngầm để bắt tội phạm, tuy nhiên, những phụ nữ xuất hiện trong các bức ảnh bị đem đi làm “mồi nhử” không phải là nhân sự được cấp phép tham gia các nhiệm vụ ngầm.
Báo cáo kết luận rằng, đặc vụ FBI bị điều tra chưa bao giờ có được sự đồng ý bằng văn bản từ các nhân viên nữ trong bức ảnh, và đặc vụ này khuyên họ “không được nói với bất kỳ ai, kể cả người giám sát của họ, về các hoạt động bí mật”.
Ông Horowitz cho rằng: “Hành vi này gây ra những hậu quả bất lợi tiềm tàng đối với những nhân viên không phải là đặc vụ ngầm”, đồng thời nhấn mạnh rằng việc đăng ảnh của họ lên mạng có thể khiến họ “có nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm hình sự”.
Sau khi báo cáo được công bố, đại diện FBI cho biết, cơ quan này sẽ đánh giá lại các chính sách hiện tại và quyết định xem liệu chính sách nào cần thay đổi trong tương lai.
Mỹ điều tra các quan chức tham gia 'lật kèo' bầu cử
Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra liệu có quan chức nào liên quan đến "nỗ lực không chính đáng" nhằm đảo ngược kết quả bầu cử 2020 hay không.
Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp Mỹ Michael Horowitz hôm 25/1 cho biết cuộc điều tra sẽ nhắm vào các quan chức đương nhiệm và về hưu của Bộ, song không mở rộng sang các cơ quan chính phủ khác.
Cuộc điều tra được Bộ Tư pháp tiến hành sau khi tờ New York Times đưa tin Jeffrey Clark, cựu trợ lý bộ trưởng, từng thảo luận với cựu tổng thống Donald Trump về kế hoạch loại bỏ quyền Bộ trưởng Tư pháp khi đó là Jeffrey Rosen. Clark còn được cho là đã nỗ lực thách thức kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 bằng những tuyên bố sai sự thật rằng đã xảy ra gian lận bầu cử quy mô lớn.
Tổng Thanh tra Bộ Tư pháp Michael Horowitz trong một cuộc họp ở Đồi Capitol hồi tháng 12/2019. Ảnh: AP.
Lãnh đạo phe đa số Thượng viện Chuck Schumer trước đó cũng yêu cầu Tổng thanh tra Horowitz khởi động cuộc điều tra về "âm mưu nổi loạn" này. Schumer cáo buộc đây là hành vi "vô lương tâm khi một quan chức Bộ Tư pháp lại âm mưu đảo ngược ý chí của người dân".
Động thái của Bộ Tư pháp là một phần trong các nỗ lực đang được thực hiện nhằm điều tra kế hoạch đảo ngược kết quả bầu cử của cựu tổng thống Trump cùng các đồng minh. Trump cũng bị cáo buộc kích động người ủng hộ xông vào tòa nhà quốc hội hôm 6/1, gây ra cuộc bạo loạn khiến 5 người chết và hàng chục người bị thương.
Kể từ khi truyền thông dự đoán Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, chiến dịch của Trump liên tục tiến hành các vụ kiện ở tòa án nhiều cấp, nhiều bang, nhằm đảo ngược kết quả. Các đồng minh của ông còn thách thức kết quả phiếu đại cử tri tại quốc hội trong nỗ lực "lật kèo" hôm 6/1, song đều không thành công.
Các quan chức bầu cử khắp cả nước, bao gồm cả cựu bộ trưởng Tư pháp William Barr, đều xác nhận không xảy ra gian lận bầu cử quy mô lớn. Những thống đốc Cộng hòa ủng hộ Trump cũng khẳng định kết quả bầu cử hoàn toàn chính xác.
Mỹ buộc tội 9 người bị nghi là đặc vụ "Săn cáo" của Trung Quốc Bộ Tư pháp Mỹ vừa truy tố 9 người bị nghi ngờ có liên quan đến chiến dịch bí mật của Trung Quốc nhằm săn lùng và hồi hương những đối tượng đào tẩu. Các đối tượng tham nhũng bỏ trốn bị áp giải tại Trung Quốc trong chiến dịch "Săn cáo" (Ảnh: Tân Hoa Xã). Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi...