Tranh cãi việc Thái Lan nhận các toa tàu cũ của Nhật Bản phục vụ du lịch
Cộng đồng mạng Thái Lan hồi tháng 9 đã tranh cãi về việc công ty đường sắt nước này nhận 17 toa tàu đã qua sử dụng do Nhật Bản tặng để phục vụ hoạt động du lịch.
Một đoàn tàu KiHa 183 của JR Hokkaido chạy ở Nhật Bản (Ảnh: Bangkok Post).
Hồi tháng 9, cộng đồng mạng tại Thái Lan đã nổ ra tranh cãi sau khi Công ty Đường sắt Nhà nước Thái Lan (SRT) quyết định nhận 17 toa tàu đã qua sử dụng do Công ty Đường sắt Hokkaido Nhật Bản (JR Hokkaido) tặng lại. Tuy nhiên, SRT phải tự chịu chi phí vận chuyển và tân trang các toa tàu cũ này.
SRT thông báo đã chọn công ty Deugro Projects (Thái Lan) để chuyển 17 đoàn tàu từ Nhật Bản về Thái Lan với chi phí khoảng 42,5 triệu baht (gần 1,3 triệu USD), trong đó đã bao gồm thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng.
Một số người dùng mạng xã hội bắt đầu đặt câu hỏi tại sao Thái Lan phải trả 42,5 triệu baht cho các toa tàu đã qua sử dụng. Nhiều người phản đối kế hoạch này, thậm chí mô tả các toa tàu mà Thái Lan định nhập về là “đống sắt vụn”.
Một trang Facebook có tên “Giao thông vận tải Thái Lan” đã ủng hộ kế hoạch nhận tàu cũ của Nhật Bản. Trang này đã đăng một bài viết cho rằng, sẽ có thêm toa tàu cũ được tặng cho Thái Lan.
Video đang HOT
Trong bài viết, quản trị viên của trang Facebook trên đã chia sẻ trải nghiệm của mình về việc đi trên tàu KiHa 183 vào năm 2016 ở Nhật Bản, trước khi tàu này bị loại bỏ dần và thay thế bằng phiên bản mới hơn.
Quản trị viên cũng đăng những hình ảnh về chuyến đi của mình trên đoàn tàu tại Nhật Bản. Bài viết cho biết những hình ảnh này được chụp vào tháng 4/2016, trước khi đoàn tàu được thay thế bằng một mẫu mới hơn vào cuối năm đó.
Nội thất ấm cúng bên trong đoàn tàu KiHa 183 của JR Hokkaido (Ảnh: Bangkok Post).
Người viết bài cho biết anh đã đi từ Abashiri đến Sapporo, một hành trình hơn 300 km trên tàu. Người này cũng đăng những bức ảnh chụp bên trong toa tàu, khẳng định nội thất vẫn còn mới vì tàu được bảo dưỡng tốt. Bài viết còn nhận xét rằng, các toa tàu của Nhật Bản thậm chí còn mới hơn các toa tàu hiện tại của SRT.
Theo bài viết, nếu được mua mới, 17 toa tàu Nhật Bản sẽ có giá từ 510-560 triệu baht. Bài viết cho rằng Thái Lan đang được nhận các toa tàu miễn phí và chúng vẫn ở trong tình trạng rất tốt.
Bài viết khẳng định các toa tàu của Nhật Bản đã được bảo trì tốt trong khi chờ Thái Lan vận chuyển về nước. Các sửa chữa nhỏ đã được tiến hành, bao gồm việc loại bỏ các vết hoen ố.
Sau những tranh cãi của cộng đồng mạng, SRT đã công bố kết quả kiểm tra 17 toa tàu do Nhật Bản tặng. Kết quả cho thấy tất cả đều trong tình trạng tốt.
Aekkarat Sriarayanpong, giám đốc quan hệ công chúng của SRT, cho biết công ty sẽ tiến hành kiểm tra mức độ an toàn và tân trang các toa tàu này khi chúng được chuyển đến Thái Lan. SRT dự định sử dụng các toa tàu này cho mục đích thúc đẩy du lịch tại Thái Lan từ năm tới.
Đại diện của SRT cho biết mặc dù những toa tàu của Nhật Bản không còn được sử dụng từ năm 2016 nhưng chúng vẫn luôn được bảo dưỡng tốt.
Trước đó, vào tháng 10/2018, SRT đã nhận 10 toa tàu từ Nhật Bản. Những toa tàu này cũng được tân trang để phục vụ hoạt động du lịch và dự kiến đi vào hoạt động từ năm tới.
Vào tháng 11/2016, 10 toa tàu Hamanasu đã qua sử dụng do Nhật Bản tặng đã được chuyển đến Thái Lan, sau đó được chuyển đổi để sử dụng cho mục đích thúc đẩy các hoạt động du lịch tại nước này.
Malaysia sẽ thông qua RCEP vào cuối năm 2021
Malaysia cam kết hoàn tất quá trình phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào giữa tháng 12 năm nay.
Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Quốc tế của Malaysia Mohamed Azmin Ali. Ảnh: malaymail.com
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Quốc tế của Malaysia Mohamed Azmin Ali ngày 21/9 cho biết, quá trình phê chuẩn tuân theo thỏa thuận được ký kết tại Hội nghị cấp cao RCEP lần thứ tư diễn ra ngày 15/11/2020.
Theo đó, dựa trên các quy định của RCEP, Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 quốc gia thành viên ASEAN và ba đối tác FTA ASEAN đệ trình các văn kiện phê chuẩn lên Ban thư ký ASEAN. Đến nay, các quốc gia đã phê chuẩn hiệp định gồm có Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản. Myanmar đã gửi hồ sơ phê chuẩn tới Ban thư ký ASEAN trong khi Thái Lan đã hoàn tất quá trình phê chuẩn trong nước và sẽ đệ trình văn kiện phê chuẩn lên Ban thư ký ASEAN vào cuối năm nay.
Tại hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 53 vào ngày 9/9 vừa qua, các quốc gia thành viên ASEAN mong muốn RCEP có hiệu lực vào ngày 1/1/2022 theo mục tiêu đã đề ra. Các quốc gia như Brunei, Philippines, Indonesia, Campuchia và Việt Nam đã công bố ý định hoàn tất quá trình phê chuẩn trong nước vào tháng 11 tới.
Phát biểu tại phiên họp Quốc hội, ông Azmin cho biết đối với Malaysia, quy trình phê chuẩn RCEP yêu cầu sửa đổi ba Đạo luật dưới sự xem xét của Bộ Nội thương và Các vấn đề người tiêu dùng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, đó là Đạo luật Sáng chế, Đạo luật Bản quyền và Đạo luật Nhãn hiệu.
Theo ông, điều này là để đảm bảo rằng các Đạo luật phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia theo Hiệp định RCEP. Cũng theo ông Azmin, nếu Malaysia trì hoãn việc phê chuẩn, quốc gia này sẽ bị tụt hậu trong việc hưởng các lợi ích và đối xử ưu đãi như trong hiệp định.
Những lợi ích được kể đến bao gồm: Giảm thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu, tiếp cận thị trường thương mại dịch vụ, sự di chuyển của các chuyên gia lành nghề cũng như các cơ hội tăng cường hoạt động đầu tư giữa các nước thành viên RCEP.
RCEP là FTA lớn nhất thế giới với thị trường chiếm gần 1/3 dân số thế giới, tương đương với khoảng 2,2 tỷ người. RCEP bao gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Khủng hoảng COVID-19 ảnh hưởng tới thành công của Thế vận hội Tokyo Chiến lược ứng phó COVID-19 không quyết liệt đã khiến đại dịch bùng phát mạnh đúng dịp diễn ra Thế vận hội mùa Hè (Olympic Tokyo 2020), làm ảnh hưởng tới sự kiện thể thao lớn này. Người hâm mộ xem các vận động viên thi đấu trong cuộc thi marathon nam tại Thế vận hội mùa hè 2020, ở Sapporo, Nhật Bản...