Tranh cãi việc Mỹ muốn dùng dữ liệu từ NSA để bắt tội phạm
Theo Sputnik, Mỹ đang xây dựng chính sách cho phép Bộ Tư pháp truy tố tội phạm dựa vào những bằng chứng bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA).
Chính sách mới sẽ cho phép NSA chia sẻ dữ liệu với các cơ quan tình báo khác của Mỹ. NSA là Cơ quan An ninh Quốc gia của Mỹ. Dưới thời đại kỹ thuật số, NSA được đánh giá là lực lượng có tầm ảnh hưởng và khả năng vươn xa thuộc hàng đầu trong 16 cơ quan tình báo của Mỹ, có thể là cơ quan tình báo có khả năng xâm nhập sâu rộng nhất từ trước tới nay.
Năm 2013, thông tin do cựu chuyên gia phân tích của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden tiết lộ cho thấy NSA đã giám sát hàng chục ngàn cú điện thoại ở Pháp. Họ còn tìm cách đột nhập vào tài khoản thư điện tử của cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon.
Cho tới nay, nhiều hoạt động của NSA vẫn nằm trong vòng bí mật. Một ví dụ tiêu biểu là các nhân viên của NSA thường chỉ nói rằng họ làm việc ở Bộ Quốc phòng, khiến cơ quan này còn có biệt danh là “No Such Agency” (Không có cơ quan nào như thế) và “Never Say Anything” (Chẳng bao giờ nói gì cả).
Tổng cố vấn Văn phòng tình báo quốc gia, ông Robert Litt cho biết: “Việc NSA chia sẻ dữ liệu thu được với các cơ quan thực thi pháp luật sẽ có những rủi ro.
Cụ thể, Chính phủ sẽ sử dụng những bằng chứng này để truy tố hình sự mà không thông báo cho các bị cáo,” thông báo được đưa ra vào thứ Hai ngày 11-4.
Video đang HOT
Theo như chính sách mới, tội phạm hình sự có quyền được biết chính phủ lấy bằng chứng từ đâu và như thế nào.
Những dữ liệu được thu thập bí mật từ Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA). (Ảnh: SPUTNIK)
Chính sách mới làm tăng nguy cơ chính phủ Mỹ sẽ sử dụng bằng chứng thu được thông qua các thiết bị giám sát bí mật để truy tố hình sự.
Với đường lối chỉ đạo mới gây tranh cãi này, Nhà Trắng cần phải đảm bảo tất cả chính sách phải tôn trọng nhân quyền và hiến pháp.
“Chúng tôi không muốn bất kỳ công dân nào phải vào tù vì những bằng chứng không đáng tin cậy, thiếu sót hoặc được thu thập bất hợp pháp”.
Ngày 7-4, hơn 30 nhóm về quyền con người đã gửi một bức thư đến lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ.
Nội dung bức thư yêu cầu xem xét lại những thay đổi trong chính sách, như việc cho phép Cục Điều tra Liên bang FBI không tuân theo hiến pháp và xâm phạm đời tư của công dân Mỹ.
NHI NGÔ (Tổng hợp)
Theo_PLO
"Vận đen" của Cục Tình báo Liên bang Đức
Cục Tình báo Liên bang Đức (BND) lại tiếp tục phải trải qua những ngày sóng gió khi liên tiếp bị các tờ báo lớn phanh phui nhiều hoạt động liên quan công việc do thám mà dư luận nước này cho rằng BND đã tiếp tay cho Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA).
Châm ngòi cho vụ lùm xùm mới nhất là thông tin do báo Hình ảnh Chủ nhật cho rằng, BND đã giúp NSA do thám Tập đoàn công nghệ Siemens của Đức. Lý do khiến NSA quan tâm Siemens là vì tập đoàn này đã ký một hợp đồng hợp tác với Cơ quan tình báo viễn thông và thông tin đặc biệt SSSN (trước đây là FAPSI) của Nga. Theo đó, Siemens chuyển giao cho Nga các công nghệ viễn thông tình báo. SSSN là cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, phân tích các thông tin và tín hiệu tình báo nước ngoài cũng như bảo vệ hệ thống viễn thông và thông tin của Chính phủ Nga. BND cũng bị tố cáo đã tiếp tay để NSA do thám các quan chức và doanh nghiệp Châu Âu.
Trụ sở Cục Tình báo Liên bang Đức (BND) ở Berlin.
Sau đó, vụ bê bối liên quan BND tiếp tục có những tình tiết mới khi có thông tin cho biết BND đã hỗ trợ NSA do thám cả thế giới với việc chuyển cho tình báo Mỹ ít nhất 1,3 tỷ siêu dữ liệu mỗi tháng. Theo báo trên, NSA đã nhờ BND tìm kiếm giúp hàng chục nghìn từ khóa, song không rõ có bao nhiêu dữ liệu đã được cơ quan này tìm kiếm và chuyển cho tình báo Mỹ. Bên cạnh đó, BND cũng chuyển cả các dữ liệu thô, những thông tin chưa đọc phân lọc cho NSA. Trước đó, cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden cho biết, NSA nhận được khoảng 500 triệu siêu dữ liệu/tháng từ BND. Tuy nhiên, con số này chỉ tính riêng trong tháng 12-2012, trong khi con số trung bình thực tế được cho là có thể còn lớn hơn rất nhiều. Các tài liệu mật từ BND cho thấy cơ quan tình báo này của Đức đã chuyển tiếp một phần tương đối lớn dữ liệu, tới 1,3 tỷ dữ liệu, cho phía Mỹ. Ngoài hợp tác nêu trên với NSA, BND cũng làm các thông tin dạng "thông báo" từ những dữ liệu và nội dung thu thập được để chuyển tới các bộ phận khác nhau.
Vụ việc đang đẩy Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel vào thế khó khi đại diện đảng Xanh và đảng Cánh tả đã lên tiếng kêu gọi giới chức nước này có biện pháp trừng phạt đối với những người tiếp tay cho hoạt động do thám của NSA tại Đức. Thậm chí, phe đối lập còn đe dọa sẽ kiện Chính phủ Đức vì vụ việc này, đồng thời yêu cầu Thủ tướng Đức A.Merkel giải thích rõ những vấn đề liên quan. Không chỉ phải đối phó với sức ép trong nước, Berlin cũng phải đối mặt với áp lực từ phía các quốc gia Châu Âu đồng minh từng được cho là "nạn nhân" của BND. Bằng chứng là Chính phủ Áo đã nộp đơn kiện BND tiếp tay để NSA do thám các quan chức và các tập đoàn Châu Âu, trong đó có Áo.
Hiện tại, trước yêu cầu của các nhà điều tra thuộc Quốc hội Đức về việc phải cung cấp bản thảo danh sách do thám của Mỹ giai đoạn 2002-2010, Chính phủ Đức đang phải thương thuyết với phía Mỹ. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, Washington không hề muốn công bố danh sách này. Trong trường hợp Chính phủ Mỹ chính thức từ chối, nhiều khả năng vụ việc sẽ được đưa đến Tòa án Lập hiến tối cao liên bang của nước Đức thụ lý và quyết định. Đây sẽ là một cú giáng mạnh vào uy tín của đảng Dân chủ xã hội (SPD) cầm quyền và "Bà đầm thép" Châu Âu. Lâm Phương
Theo_Hà Nội Mới
Tình báo Nga đã cảnh báo Bỉ trước khi xảy ra 2 vụ tấn công Nhiều khả năng các cơ quan tình báo, an ninh của Nga đã cung cấp cả tên tuổi cụ thể của những phần tử được cho là sẽ tiến hành tấn công ở Brussel. Đặc nhiệm liên bang Nga (ảnh minh họa). Mạng Life News của Nga đưa tin cho biết, các cơ quan tình báo của Nga đã gửi cảnh báo đến...