Tranh cãi về video thời khắc cuối cùng trong máy bay Đức
Hai báo Pháp và Đức đưa tin một đoạn video trong điện thoại thu thập được từ hiện trường cho thấy những giây phút cuối cùng trong máy bay Germanwings, nhưng phát ngôn viên cảnh sát cho rằng thông tin này “hoàn toàn sai trái”.
Lực lượng cứu hộ xem xét các mảnh vỡ máy bay trên dãy núi Alps, Pháp. Ảnh:Reuters
Tạp chí Pháp Paris Match và báo Đức Bild đưa tin một đoạn video thu thập được từ một điện thoại tại hiện trường máy bay rơi cho thấy những khoảnh khắc cuối cùng trước khi nó đâm vào núi.
“Có thể nghe thấy những tiếng kêu ‘Chúa ơi’ bằng nhiều thứ tiếng”, Paris Match đưa tin. “Nghe được cả tiếng va đập của kim loại ba lần, có thể phi công cố mở cửa buồng lái bằng một vật kim loại. Càng về cuối, sau đợt rung lắc mạnh, mạnh hơn các đợt khác, tiếng gào thét tăng lên. Rồi chẳng có gì nữa”.
Hai báo này mô tả đoạn video nhưng không đăng lên trang web. Các toà soạn cho biết họ đã xem đoạn video do một nguồn tin có quan hệ mật thiết với cuộc điều tra phát hiện. “Cảnh tượng rất sốc”, Julian Reichelt, tổng biên tập Bild, nói. Báo Pháp và Đức đều cho rằng tiếng kêu thét của hành khách đồng nghĩa với việc họ biết điều sẽ xảy ra với mình.
Tuy nhiên, một quan chức thuộc cơ quan điều tra tai nạn của Pháp (BEA), cho hay cơ quan không biết có video nào thư thế. Trung tá Jean-Marc Menichini, phát ngôn viên lực lượng hiến binh Pháp (Gerdamarie), đồng thời phụ trách truyền thông về nỗ lực cứu hộ quanh hiện trường, nói với CNN rằng các báo cáo trên “hoàn toàn sai trái” và “không được xác minh”. Ông cho hay các điện thoại đã được thu thập từ hiện trường, nhưng chúng “chưa được khai thác”.
Menichini nói ông tin rằng các điện thoại cần được gửi tới Viện Nghiên cứu Hình sự tại vùng Rosny sous-Bois, gần Paris. Tại đây, các kỹ thuật viên chuyên trách sẽ phối hợp cùng các nhà điều tra để phân tích. Nhưng đến nay, chưa có điện thoại nào được gửi cho viện này, Menichini nói.
Khi được hỏi liệu các nhân viên tham gia cuộc tìm kiếm có thể đã “tuồn” thẻ nhớ cho truyền thông hay không, Menichini khẳng định là “không”.
Trong khi đó, tổng biên tập Bild nói trên chương trình “Erin Burnett: Outfront” của CNN rằng ông đã xem đoạn video, và giữ vững quan điểm bảo vệ bài báo. Ông cho hay Bild cùng Paris Match “rất tự tin” đoạn video là thật. Menichini cũng nói thêm các nhà điều tra hé lộ về việc thu thập được điện thoại từ hiện trường máy bay rơi, chỉ sau khi hai báo đưa tin.
Video đang HOT
“Đó là điều chúng ta chưa biết trước đó… Nhìn chung, chúng ta có thể nói nhiều điều trong cuộc điều tra đã không được bên điều tra hé lộ từ đầu”, ông Menichini nói.
Chuyến bay 9525 của hãng hàng không giá rẻ Đức Germanwings chở 150 người gặp nạn hôm 24/3 khi đang trên đường bay từ thành phố Barcelona, Tây Ban Nha, tới thành phố Dusseldorf, Đức. Cơ phó bị nghi cố ý điều khiển máy bay lao xuống là vùng núi Alps, làm toàn bộ hành khách và tổ bay thiệt mạng.
Trọng Giáp
Theo VNE
Mối tình vượt thời gian của "đôi tình nhân" cao tuổi nhất châu Á
Hơn 80 năm trọn nghĩa vợ chồng, đến bây giờ khi những thời khắc cuối cùng của năm cũ sắp trôi qua, "cặp tình nhân" lại cùng nhau bước sang một tuổi mới. Cụ ông đã 107 lần đón xuân, còn cụ bà đã bước sang tuổi 101.
Hai cụ được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "cặp vợ chồng cao tuổi nhất châu Á".
84 năm vẹn nghĩa vợ chồng, đã có 130 con, cháu, chắt, dâu, rể, hai cụ vẫn rất hạnh phúc.
84 năm một mối tình xuyên hai thế kỷ
Những ngày cuối cùng của năm sắp trôi qua, chúng tôi tìm về làng Phượng Lịch, thuộc xóm 2, xã Diễn Hoa (huyện Diễn Châu, Nghệ An) để được diện kiến cặp vợ chồng được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Cặp vợ chồng cao tuổi nhất châu Á". Đó là vợ chồng cụ ông Cao Viễn (107 tuổi) và cụ bà Vũ Thị Hai (101 tuổi).
Kể về cuộc đời và "mối tình" của vợ chồng mình cụ Cao Viễn chia sẻ: "Vợ chồng tôi đến với nhau là do cái duyên mà chắc ông trời đã định sẵn rồi. Năm ấy tôi 23 tuổi bà ấy vừa tròn 17 cùng cảnh nghèo khổ với nhau nên hai gia đình qua dạm hỏi rồi cứ thế về chung sống vợ chồng chứ cũng chẳng được cưới xin linh đình gì. Vậy mà lại hợp duyên hợp số đến là lạ. Tính đến giờ chúng tôi làm vợ chồng đã được 84 năm rồi, một lần giao thừa năm nay nữa là được 85 năm".
Cùng nhau bước qua 2 thế kỷ chứng kiến những sự kiện lớn của dân tộc từ thời khắc sục sôi phong trào cách mạng Xô Viết - Nghệ Tĩnh đến ngày đất nước vùng lên giành độc lập. Rồi nạn đói hoành hành cướp đi sinh mạng của hàng triệu đồng bào, trong đó có những người là hàng xóm anh em họ hàng thân thích của mình. Nhớ đến những giây phút có lẽ là đau khổ nhất của hơn trăm năm sống trên cuộc đời, cụ Cao Viễn rưng rưng nước mắt. Rồi những tháng năm cả dân tộc oai hùng trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống đế quốc xâm lược. Ký ức của cụ ông vẫn vẹn nguyên như những thời khắc mới diễn ra ngày hôm qua.
Có với nhau tất thảy 8 mặt con, nhưng cuộc sống của hai cụ lúc nào cũng ấm êm và rất hạnh phúc, dù những lúc nghèo khó hay sung túc chưa một lần cụ ông giơ tay để đánh vợ, hay dạy bảo con cái bằng đòn roi. "Ông ấy rất thương các con, chưa bao giờ đánh chúng. Nhưng đứa nào cũng sợ và nghe lời ông ấy. Có những lúc gia đình nghèo khó đến củ chuối, cám cũng không có mà ăn. Nhưng chúng tôi lại cùng nhau cố gắng chứ không vì vậy mà cãi cọ hay bất hòa. Lúc nào cũng vậy thôi, ông già này chỉ nói nhưng con cái, cháu chắt ai cũng hiểu cả và không giám làm sai lời", cụ bà Vũ Thị Hai vui vẻ chia sẻ.
Mong cùng nhau đón thêm nhiều mùa xuân mới
Dù đã 106 nhưng cụ Cao Viễn vẫn còn có thể đọc báo, làm thơ, viết nhật ký mỗi ngày
Năm tháng cứ đằng đẵng trôi đi như nước qua cầu, xuân đến xuân đi rồi xuân lại về. Cùng nhau chứng kiến sự đổi thay của vận mệnh nước nhà, biết bao biến cố thăng trầm của thời gian với "đôi tình nhân" mỗi mùa xuân mới lại có thêm nhiều kỷ niệm không thể nào quên. Hiện tại, hai cụ vẫn còn rất minh mẫn, cụ ông Cao Viễn nhẩm đếm: "Tổng tất thảy con cháu, dâu rể, chắt chút của chúng tôi giờ đã hơn 130 người. Đa phần chúng đều làm ăn xa nhà nhưng mỗi lần đến dịp lễ tết tất cả thay phiên nhau về thăm chúng tôi. Những lần nhìn thấy các con, cháu, chắt đông đủ vui vẻ bên quanh mâm cơn dọn dài ngoài sân tôi vui lắm. Có đứa thì làm ăn tận miền Nam, có đứa thì ngoài Bắc nhưng tết nào chúng nó cũng về thăm hai cái thân già này rồi rót cho tôi cốc nước chè xanh vui lắm".
Vì sức khỏe vẫn còn rất tốt và có thể tự chăm sóc được cho mình nên hiện tại hai cụ vẫn sống với nhau. Người con gái út của hai cụ là bà Cao Thị Quế năm nay cũng đã ngoài 60 vẫn thường ngày đến chăm sóc bố mẹ và giúp hai cụ đi chợ. Còn tất thảy những công việc thường nhật hai cụ đều tự tay mình làm lấy. Mỗi sớm khi ánh bình minh đầu tiên của ngày mới rọi xuống ngôi nhà thân thuộc là "cặp tình nhân" lại cùng nhau thức giấc và cùng làm các công việc thường ngày của mình. Cụ ông thì quét dọn sân nhà sạch sẽ, rồi cùng nhau tập thể dục, cùng nhau xem một bản tin, chuẩn bị bữa ăn và vui vẻ bên nhau.
Hai cụ như những cây đại thụ tỏa bóng mát che chở, dẫn đường cho con cháu noi theo. Tất cả 130 con cháu dâu rể trong đại gia đình của hai cụ dù làm ăn, sinh sống ở bất kỳ nơi đâu trên mọi miền tổ quốc đến ngày lễ tết đều thu xếp công việc về thăm các cụ. "Đứa thì về ngày tết, đứa ra giêng mới về còn những đứa ở gần thì ngày nào cũng sang. Mỗi lần cả gia đình sum họp nhìn thấy các con cháu vui vẻ khỏe mạnh là tôi lại như khỏe thêm ra" cụ ông Cao Viễn vui vẻ.
Trước những thăng trầm biến cố của cuộc đời hai cụ luôn răn dạy con cháu mình sống thật tốt , biết quan tâm giúp đỡ người khác, làm những việc hợp với lẽ đời, đạo làm người, tạo phúc cho chính mình. "Con cháu, chắt của gia đình cụ Viễn ai cũng hiền lành nhân hậu, sống rất có tâm. Chắc là nhờ sự dạy bảo tận tình từ hai cụ. Chúng tôi cũng mong các cụ sống thêm thật lâu để được các cụ dạy bảo thêm nhiều điều", bà Nguyễn Thị Thìn một hàng xóm chia sẻ.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Võ Xuân Thạch - Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Diễn Hoa cho biết: "Tôi biết được trường hợp những cụ ông hay cụ bà sống qua 100 là rất nhiều. Nhưng chưa từng thấy một cặp vợ chồng cùng nhau bước qua tuổi 100, điều này rất đặc biệt. Chính quyền địa phương rất quan tâm thường xuyên tổ chức thăm hỏi động viên hai cụ trong cuộc sống thường ngày. Mỗi lần đến thăm thấy hai cụ còn khỏe mạnh là chúng tôi rất vui. Chắc hai cụ là một cặp trời sinh định sẵn rồi cũng nên" ông Thạch vui vẻ.
Mỗi ngày trôi qua rất nhiều người trong vùng thậm chí là từ nơi xa nghe "danh" hai cụ đều muốn tìm về tận nơi để thăm hỏi động viên. Người thì đến nhờ hai cụ chúc cho một câu hạnh phúc trước khi nên nghĩa vợ chồng, có người lại tìm đến chỉ để một lần được nói chuyện với hai cụ, có người tìm đến để "gặng hỏi" về bí quyết trường thọ. Những cặp đôi trẻ tuổi yêu nhau cũng tìm đến hai cụ để được "lây" cái duyên của "cặp tình nhân" cho mối tình của mình thêm mặn nồng bền chắc.
Thường ngày cụ ông vẫn vào bếp tự tay mình chuẩn bị bữa ăn cho vợ mình. "Buổi sáng thì chúng tôi ăn bánh, buổi trưa và tối chúng tôi ăn cháo nên nấu rất dễ và nhanh. Bây giờ hết răng lâu rồi ăn gì ngoài cháo được các cô các cậu", cụ ông cười hạnh phúc. Dù đều đã qua 100 tuổi nhưng hai cụ không hề có những biểu hiện của những chứng bệnh người già. Cụ ông còn có thể đọc báo, viết chữ, làm thơ. Đến như những người trẻ tuổi khi nhìn cụ Viễn đọc từng dòng chữ nhỏ trong tờ báo in một cách trôi chảy mà không cần dùng kính thì ai nấy đều thán phục.
Chia sẻ về "bí kíp" sống lâu của mình, cụ ông Cao Viễn tâm sự: "Chúng tôi cũng chỉ ăn uống như những người bình thường khác. Thậm chí có những lần đói khổ đến củ chuối không có mà ăn chứ nói gì thuốc tiên hay thuốc gia truyền. Chỉ là trong cuộc sống tôi luôn quan niệm mọi sự ở đời đều có cái nguyên nhân của nó, mình khổ là do trời định chứ muốn thay đổi cũng chẳng được. Vậy là cứ vui vẻ mà chấp nhận sống với tinh thần lạc quan, hạnh phúc mà đón nhận tất cả.
Sống cũng phải làm những việc hợp với lẽ đời, đạo làm người để lương tâm mình được thanh thản như thế tự khắc bệnh tật ốm đau sẽ không đến và cơ thể khỏe mạnh. Bệnh cũng do tâm sinh và tâm diệt nếu lúc nào cũng u sầu, não nề, chán nản thì bệnh nhẹ cũng thành nặng thôi. Bây giờ ông trời cho chúng tôi sống thêm được ngày nào thì biết ngày đó chứ làm sao mà sống mãi được. Nhưng tôi vẫn muốn được cùng bà ấy đón thêm nhiều mùa xuân nữa, nhìn thấy những thằng chắt rồi chút ra đời", cụ Cao Viễn mỉm cười chia sẻ.
Hơn 80 năm vẹn nghĩa vợ chồng cùng nhau vượt qua trăm ngàn những gian khó trên cuộc đời, luôn sống lạc quan dù trong những hoàn cảnh khổ cực nhất, nhìn cuộc đời với ánh mắt đầy niềm tin và hi vọng giữ cho tâm mình luôn sáng, hướng thiện, đó là bí quyết duy nhất để hai cụ gìn giữ hạnh phúc gia đình mình và "trường sinh".
Cuộc đời sẽ còn nhiều lắm những đổi thay, dân tộc rồi đây sẽ viết tiếp những trang sử mới, những thời khắc cuối cùng của một năm lại sắp trôi qua, bước qua năm mới chúng tôi đều nguyện ước cho hai cụ có thêm thật nhiều sức khỏe để sống thật lâu hơn nữa.
Nguyễn Phê - Nguyễn Tình
Theo Dantri
'Năm 2014 là thời khắc quyết định quan hệ Nga, EU' Năm 2014 đã chứng tỏ là thời khắc quyết định trong quan hệ giữa Nga và Liên minh châu Âu, năm đánh dấu nhiều khó khăn mà vấn đề bắt nguồn từ việc EU thể hiện sai vai trò của mình, Itar-Tass dẫn lời đại sứ Nga tại EU. Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov - Ảnh: Reuters...