Tranh cãi về quyền riêng tư trong cuộc chiến chống Covid-19
Nhiều quốc gia châu Á buộc công dân phải chia sẻ vị trí để kiểm soát dịch bệnh, nhưng ở châu Âu phương pháp này vấp phải nhiều chỉ trích.
Ngày 17/3, Declan Chan bay từ Thuỵ Sĩ về Hong Kong sau sáu tuần ở nước ngoài. Quan chức thành phố đã yêu cầu anh đeo một vòng tay màu trắng trông khá đơn giản. Trước khi rời sân bay, anh phải tải một ứng dụng tên StayHomeSafe về điện thoại. Khi về đến nhà, Declan được yêu cầu đăng nhập vào ứng dụng và bắt đầu đếm ngược 14 ngày cách ly. Anh phải đi bộ đến bốn góc của căn hộ để ứng dụng có thể xác định vị trí căn nhà.
Declan Chan nói nếu được lựa chọn, anh sẽ cách ly tập trung thay vì bị theo dõi vị trí khi cách ly tại nhà.
Khi Covid-19 bùng phát, một số quốc gia đã dùng công nghệ định vị để theo dõi những người có nguy cơ lây nhiễm bệnh – đặc biệt là những người đến từ nước ngoài.
Israel vừa phê duyệt đề xuất dùng công nghệ định vị để theo dõi điện thoại di động của những người nghi ngờ có nCoV. Biện pháp này trước đây chỉ dùng để chống khủng bố. Hàn Quốc thậm chí cho phép trích xuất dữ liệu từ hệ thống camera giám sát để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
Nhiều người lo ngại việc theo dõi vị trí để kiểm soát dịch bệnh có thể mở ra một nguy cơ lớn hơn về quyền riêng tư của công dân. Ở Israel, các chính trị gia phe đối lập cùng các chuyên gia lập hiến chỉ trích gay gắt biện pháp theo dõi vị trí này. Nó không chỉ vi phạm quyền riêng tư của công dân mà còn thiếu sự kiểm soát đủ mạnh của chính phủ về việc sử dụng dữ liệu thu thập được.
Việc Covid-19 bùng phát cũng làm dấy lên một cuộc tranh cãi mới về quyền riêng tư và bảo mật thông tin. Trong nhiều năm qua, việc một số chính phủ sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt, thu thập dữ liệu điện thoại để bảo vệ đã vấp phải nhiều chỉ trích. “Tôi muốn nghe một lời biện luận rõ ràng tại sao những yêu cầu về dữ liệu cá nhân là bắt buộc. Tại sao chính phủ không chọn những biện pháp khác tốt hơn, không ảnh hưởng đến quyền riêng tư của công dân”, Jennifer King, giám đốc quyền riêng tư tại Trung tâm Internet và Xã hội của Đại học Stanford nói với CNN Business.
Theo tuyên bố của Hong Kong, vòng đeo tay của Declan Chan làm một trong 60.000 chiếc mà chính phủ triển khai để kiểm dịch và ngăn chặn nCoV lây lan. Ứng dụng này được phát triển bởi một công ty khởi nghiệm địa phương. Bất kỳ ai “chống lại hoặc cố tình cung cấp thông tin sai lệch cho Bộ Y tế” đều có thể bị phạt đến 5.000 HKD (644 USD) và sáu tháng tù. “Nếu ứng dụng bị xóa trong thời gian cách ly, Bộ Y tế và cảnh sát sẽ được thông báo để có hành động tiếp theo”, một phát ngôn viên của chính phủ Hong Kong nói.
Video đang HOT
“Người dùng có thể xoá ứng dụng sau 14 ngày. Chính phủ không thu thập thêm bất kỳ dữ liệu cá nhân nào từ điện thoại. Việc theo dõi, giám sát chỉ là bước cần thiết để hạn chế virus lây lan”, vị này cho biết thêm.
Raz Nizri, đại diện bộ tư pháp Israel nói việc theo dõi vị trí công dân là “thiết yếu” để cứu người. Chính phủ cũng cố gắng tìm những giải pháp tối ưu để giảm thiểu sự xâm phạm quyền riêng tư của công dân.
Theo các các chuyên gia, nếu buộc phải theo dõi vị trí để tránh virus lây lan thì người dùng phải được bảo vệ trước khi bị biến thành một công cụ giám sát trên diện rộng. “Những yêu cầu bắt buộc hoặc không có giới hạn rõ ràng về việc thu thập dữ liệu rất đáng lo ngại”, Jennifer King nói. Giám đốc về quyền riêng tư tại Trung tâm Internet và Xã hội của Đại học Stanford cũng lo ngại việc thu thập dữ liệu có dừng lại hay vẫn được tiếp tục khi dịch bệnh qua đi.
Nhà Trắng cũng đang tích cực làm việc với các công ty công nghệ hàng đầu về việc sử dụng dữ liệu vị trí người Mỹ để theo dõi sự lây lan của nCoV. Google, Facebook xác nhận họ đang tìm cách để người dùng có thể chia sẻ dữ liệu vị trí ẩn danh.
Chính phủ các nước phương Tây phải đối mặt với thách thức lớn hơn trong việc truy cập vào dữ liệu cá nhân của công dân. “Mỗi quốc gia đều có những biện pháp khác nhau để kiểm soát dịch bệnh. Việc theo dõi vị trí công dân phù hợp hơn với các quốc gia có diện tích nhỏ, mật độ dân số dày”, Dipayan Ghosh, chuyên gia tại Đại học Harvard nói.
Khương Nha
Vụ kiện đầu tiên về nhận diện gương mặt tại Trung Quốc đã dấy lên những tranh cãi về "sự tiện lợi của công nghệ"
Công nghệ nhận diện gương mặt đem tới những lợi ích không thể bàn cãi nhưng nếu không biết cách kiểm soát, nó sẽ dần biến tượng và bị lạm dụng như tại Trung Quốc hiện nay.
Giữa lúc giáo sư luật Guo Bing kiện một công viên hoang dã tại Hàng Châu về tội lạm dụng nhận dạng khuôn mặt trong còn chưa nguội, cộng đồng mạng Trung Quốc đang có một phen tranh cãi quyết liệt về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Công nghệ nhận dạng khuôn mặt đang dần phổ biến tại Trung Quốc, từ sân bay đến khách sạn, các trang thương mại điện tử và thậm chí cả ở nhà vệ sinh công cộng. Nhưng nó đang ngày càng trở nên quá đà khi một công viên hoang dã tại Trung Quốc cũng yêu cầu phải quét mặt.
Giáo sư luật Guo Bing tại Đại học Khoa học công nghệ Chiết Giang là người đã đưa ban quản lý công viên hoang dã Hàng Châu ra tòa và làm dấy nên tranh cãi về quyền riêng tư và lạm dụng dữ liệu cá nhân trong một xã hội số hóa.
Guo khẳng định, việc thu thập dữ liệu như quét khuôn mặt nếu như không đảm bảo an toàn có thể làm rò rỉ, tạo cơ hội cho kẻ xấu lạm dụng bất hợp pháp, gây nguy hiểm cho mọi người và tài sản cá nhân của họ.
Chính phủ Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây đã không ngừng chi tiền cho các công ty phát triển công nghệ nhận dạng khuôn mặt và trí tuệ nhân tạo, phục vụ hoạt động thương mại và bảo mật. Nỗ lực trên nhằm đưa Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia đi đầu thế giới về công nghệ mới.
Một số cuộc khảo sát gần đây cho thấy, người dân Trung Quốc đã sẵn sàng từ bỏ quyền riêng tư của chính mình để đổi lấy sự tiện lợi của công nghệ. Nhưng điều đó thực sự rất nguy hiểm khi dữ liệu sinh trắc học của người dân như dấu vân tay và khuôn mặt do một bên kiểm soát.
Truyền thông Trung Quốc cho rằng, vụ kiện của Guo đối với công viên hoang dã Hàng Châu hồi tháng 10/2019 đã phơi bày nỗi lo sợ công nghệ đang vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp.
Các bài đăng trực tuyến liên quan đến vụ án trên nền tảng Weibo đã thu hút được hơn 100 triệu lượt xem và nhiều người dùng đã kêu gọi cấm thu thập dữ liệu cá nhân. Nguyên nhân bởi tình trạng lạm dụng dữ liệu cá nhân tràn lan tại Trung Quốc đang tiềm tàng những nguy cơ như gian lận tài chính, rò rỉ thông tin và nhiều hoạt động lừa đảo khác.
Trong một bài viết gần đây trên mạng xã hội Trung Quốc, Lao Dongyan, giáo sư luật tại Đại học Thanh Hoa gọi việc lạm dụng dữ liệu nhận dạng khuôn mặt là một "thỏa thuận với quỷ". Ông cho biết, cái giá mà mỗi người phải chịu không chỉ là quyền riêng tư mà còn là sự an toàn của bản thân.
Vào 30/12 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã ban hành một chỉ thị quy định một loạt các điều lệ liên quan đến việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân thông qua ứng dụng di động bất hợp pháp. Mặc dù vậy Trung Quốc vẫn thiếu một bộ luật cụ thể để điều chỉnh dữ liệu cá nhân sao cho phù hợp.
Trung Quốc chưa có luật rõ ràng đã vội triển khai công nghệ nhận diện gương mặt
Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng một nhà nước thông minh với khả năng giám sát nhất cử nhất động của mọi người dân thông qua hệ thống camera an ninh dày đặc. Theo các nhà chức trách, hệ thống camera an ninh này giúp họ có thể chống tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự tốt hơn. Nhưng nếu chính phủ buộc phải ra một điều luật mới để kiểm soát dữ liệu thu thập được, nó có thể gây ảnh hưởng đến mục tiêu ban đầu.
Liu Deliang, giáo sư luật tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh cho biết, chính phủ có thể đưa ra những giải pháp tạm thời như đề xuất tuyển dụng nhân viên chuyên bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư trong mỗi công ty.
Trong khi đó, Lokman Tsui, giáo sư truyền thông tại Đại học Hồng Kông lại tin rằng, chính phủ có thể lựa chọn các giải pháp cứng rắn hơn nhắm vào tình trạng lạm dụng dữ liệu. Theo đó, các nhà chức trách sẽ xử phạt thật nặng nếu phát hiện ai đó thu thập và bán dữ liệu sinh trắc học của người khác một cách trái phép. Điều này vừa đảm bảo tính nghiêm minh và vẫn giúp chính phủ tiếp tục triển khai chương trình giám sát công dân.
Mặc dù Trung Quốc đang cho thấy những tiến bộ lớn trong công nghệ nhưng các chuyên gia cho rằng, quốc gia tỷ dân vẫn đang tụt hậu so với Mỹ xét về tiến bộ trong việc nhân rộng các công nghệ thương mại.
Trung Quốc đang có số người sử dụng Internet trên di động lớn nhất thế giới với hơn 850 triệu người. Nhận diện khuôn mặt hiện được sử dụng để thanh toán hóa đơn, quản lý học sinh, xử phạt người vi phạm giao thông hay để bắt tội phạm nhanh hơn. Thậm chí ở nhiều địa điểm vứt rác còn có cả máy nhận diện khuôn mặt để đánh giá mức độ chấp hành quy định.
Tuy nhiên khi một công nghệ được áp dụng quá rộng rãi và tràn lan dễ dẫn tới những biến tướng. Hồi tháng 11/2018, Hiệp hội người tiêu dùng Trung Quốc đưa ra một báo cáo tiết lộ rằng, có hơn 90% ứng dụng di động bi nghi ngờ thu thập quá mức thông tin cá nhân và 10% dữ liệu sinh trắc học của người dân.
Mối lo ngại đó càng có cơ sở khi truyền thông đã nhiều lần đưa tin về việc hàng ngàn dữ liệu khuôn mặt của người dùng đang được rao bán trên một bán hàng trực tuyến với giá 1,4 USD/khuôn mặt. Đặc biệt mối lo ngại ngày càng tăng khi chính phủ Trung Quốc mới đây yêu cầu người dân phải quét khuôn mặt để đăng ký dịch vụ di động.
Theo GenK
Xây dựng thành phố thông minh: Làm gì để tôn trọng quyền riêng tư và bảo hộ dữ liệu cá nhân? Khi triên khai cac dư an vê thanh phô thông minh, cac cam biên va camera quan sat se đươc đăt ơ hâu khăp cac đương phô, trung tâm thương mai, nơi công công đê dê dang quan sat hanh vi ưng xư cua bât cư ai năm trong tâm bao quat cua cac camera va cac cam biên. Nhưng dư liêu ây...