Tranh cãi về chuẩn chất lượng cao
Không đợi chờ tiêu chuẩn về giáo dục chất lượng cao (CLC), các trường học đều nỗ lực nâng cao trình độ giáo viên và cơ sở vật chất hay bồi dưỡng HS giỏi. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường đều khá thận trọng trước dự thảo thông tư quy định về học phí chất lượng CLC.
Để không phân biệt đối xử
Dự thảo thông tư quy định về học phí CLC của Bộ GD-ĐT nêu được áp dụng sẽ giúp các trường nâng chât lượng giáo dục và cải thiên đời sông cho giáo viên. Tuy nhiên, lãnh đạo các trường đón nhân thông tin này với thái đô hêt sức thân trọng và không ít băn khoăn.
THCS Câu Giây (quân Câu Giây, Hà Nôi) là ngôi trường thực hiên Đề án thí điểm đào tạo trình độ cao, chất lượng cao đã được UBND thành phố phê duyệt. (Ảnh: Văn Chung)
Theo ý kiên của hiệu trưởng Trường TH Thành Công B (quận Ba Đình, Hà Nội) Phạm Thị Yên: “Ngoài yêu cầu chuẩn giáo viên, trường CLC phải có cơ sở vật chất tốt, tăng cường dạy ngoại ngữ, ít học sinh”
“Nhiêu phụ huynh có điêu kiên sẵn sàng trả thêm tiên đê con học trong môi trường tôt hơn. Nêu dịch vụ CLC vào đương nhiên cả phụ huynh, HS và nhà trường đêu có lợi” – bà Yến chia sẻ.
Xét các tiêu chí của dự thảo trường đã đáp ứng được chuẩn về giáo viên khi 100% đội ngũ quản lí, giáo viên đều đạt trên chuẩn. 85% có bằng đại học, có người có bằng thạc sĩ, cơ sở vật chất tốt (cả trường đã áp dụng mô hình lớp học tương tác).
Tuy nhiên, trường khó đạt “chuẩn CLC” bởi phải thực hiện nhiệm vụ “giáo dục toàn dân”, mỗi lớp học khá đông (khoảng 50 em). Nếu muốn giãn học sinh phải mở thêm lớp, tăng biên chế giáo viên.
Còn nhiều băn khoăn, tranh cãi xung quanh dự thảo Thông tư quy định về học phí CLC. (Ảnh minh họa. Ảnh: Văn Chung)
Một điều khiến bà Yên lo ngại: “Nêu thực hiên dịch vụ cho môt nhóm HS dê dân tới suy nghĩ bị đôi xử thiêu công bằng cho trẻ ngay trong một trường”.
Hiệu trưởng Trường TH Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) Nguyễn Thị Bích Hằng lại ủng hô với viêc có thê mở dịch vụ cho môt nhóm HS gia đình có điêu kiên và có nhu câu.
Hiện tại, trường này đã thực hiện dạy tiêng Anh trên máy vi tính cho học trò.
Video đang HOT
Theo bà Hằng lớp học tương tác hay mô hình học tiêng Anh trên vi tính là môt phân không thê thiêu trong dịch vụ giáo dục chât lượng cao.
Song, khó khăn về bố trí lớp học và số học sinh/lớp ít là điều khiến bà Hằng, bà Yến và nhiều lãnh đạo nhà trường tại Hà Nội đau đầu bởi quỹ đất cho trường hạn hẹp trong khi số trẻ đến tuổi tới trường tăng nhanh.
Cùng với khôi THCS của Trường THPT Chuyên Hà Nôi – Amsterdam, đây cũng là năm thứ 2 Trường THCS Câu Giây (quân Câu Giây, Hà Nôi) thực hiên Đề án thí điểm đào tạo trình độ cao, chất lượng cao đã được UBND thành phố phê duyệt.
Tuy nhiên, do từ trước tới nay Bộ GD-ĐT chưa có văn bản nào nói về trường hay dịch vụ CLC nên hiện nay sĩ số HS/lớp của trường cũng khoảng 40 em. Nếu muốn được công nhận đào tạo CLC theo hiệu trưởng Dương Viết Tiên: “Trường cũng cần giãn học sinh, cân bằng sĩ số bằng cách tuyển ít hơn vào năm sau”.
Chia sẻ với lo ngại dịch vụ CLC cho nhóm HS có thể gây suy nghĩ phân biệt trẻ ngay trong một trường, ông Tiên cho rằng: “Vân đê là giải quyêt nhân thức cho mọi người hiêu và ủng hô. Không có chuyện vì đào tạo dịch vụ CLC mà đối xử phân biệt với các em còn lại”.
Vị hiệu trưởng nhấn mạnh: “Không thê vì tư tưởng cào bằng mà kéo nhau vê lạc hâu. Hơn nữa đây là nhu cầu của phụ huynh và cũng tạo điều kiện cho công tác xã hội hóa giáo dục”.
Mập mờ tiêu chí?
Hiệu trưởng Hằng bày tỏ nhiều băn khoăn với dự thảo dịch vụ CLC ở quy định “các khoản thu trên cơ sở thỏa thuân và tự nguyên của gia đình học sinh” và viêc trường cam kêt thực hiên “chât lượng giáo dục cao hơn với mức đô hiên tại”.
Lớp học với hệ thống bảng tương tác có giá hơn 160 triệu đông của Trường TH Nguyên Trãi (quân Thanh Xuân, Hà Nôi). (Ảnh: Châu Giang).
Theo bà Hằng: “Các khoản thu nên có văn bản hướng dân cụ thê đê phụ huynh và trường cùng nắm rõ, tránh hiêu lâm dân tới bức xúc của phụ huynh. Bô hay Sở GD-ĐT cũng cân đưa ra những chuân cụ thê vê các tiêu chí đê trường được công nhân đào tạo CLC, không nên mâp mờ như dự thảo”.
Cùng chung lo lắng, Hiêu trưởng Trường THPT DL Đinh Tiên Hoàng Nguyên Tùng Lâm đề xuất vê môt “hôi đông giám sát đôc lâp” nhằm kiêm tra chât lượng giáo dục ở các cơ sở đào tạo dịch vụ CLC.
Tuy nhiên, Hiêu trưởng Trường TH Xuân Đỉnh Nguyên Thị Bích Hằng cho rằng: “Không phải ai cũng có đủ chuyên môn và tâm huyêt đê làm viêc “vác tù và” này. Cơ chê hoạt đông của hôi đông nêu không chặt chẽ có thê sẽ gây khó khăn cho viêc dạy và học trong nhà trường”.
Vê xác định tiêu chí, tiêu chuân CLC ông Tiên cho rằng: “Môi địa phương, vùng miên điêu kiên khác nhau nên Bô GD-ĐT không thê ra chuân chung. Với Hà Nôi, trí thức cao sẽ đòi hỏi cao hơn là ở vùng như Sơn La, Lai Châu,.. Do đó mới ủy quyên cho các tỉnh thành yêu câu làm chặt, làm nghiêm và hợp lý.
Tương tự, từ tính toán các điêu kiên mà môi địa phương đê ra các cơ sở vê thu chi và tài chính cho phù hợp. Các ngành từ: Giáo dục, Nôi vụ, Tài chính,…đêu bắt tay vào làm các khâu từ thâm định, ra quyêt định, tô chức thực hiên đên thanh- kiêm tra. Như vây là khá chặt chẽ.
Trường CLC được thu cao?
Đối chiếu với các điều kiện trong dự thảo, có lẽ Trường THCS Cầu Giấy sẽ sớm được công nhận đào tạo dịch vụ CLC. Do là công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội nên cơ sở vật chất của trường này khá khang trang. Trường thi tuyển và tuyển sinh ít.
Hiêu trưởng Dương Viêt Tiên thông tin: đê xuât mức thu học phí 600.000 đông/HS/tháng của trường chưa được thông qua. HS hiên chỉ phải đóng mức 40.000 đông/HS/tháng, chi phí còn lại vân do ngân sách câp.
Đôi ngũ quản lí và giáo viên của trường đêu đạt trên chuân: 100% GV đêu là những người được công nhân là dạy giỏi, có trình đô ĐH và trên đại học, 30% có bằng thạc sĩ.
Trường có GV nước ngoài giảng dạy tiêng Anh, môi lớp học 4 tiêt/tuân và dự tính mở 2 lớp song ngữ các môn Toán, Hóa, Sinh. Trường cũng có liên kêt với môt trường quôc tê làm kênh đê học sinh có thê đi du học sau khi tôt nghiêp.
Viêc Bô GD-ĐT có chủ trương quy định về học phí chất lượng giáo dục cao đi kèm với yêu câu vê chât lượng thực sự là điêu hiêu trưởng Tiên và các GV trong trường mong mỏi.
Ông Tiến phân tích: “Khác với trường chuyên, mô hình đào tạo CLC giúp HS phát triển toàn diện, đặc biệt là khả năng hội nhập quốc tế và vốn tiếng Anh tốt. Nhiều trường dân lập hiện nay thu phí cao nhưng lại đào tạo mập mờ, nhất là chất lượng GV tiếng Anh. Trong khi trường công lập từ chương trình dạy đến GV quản lí rất chặt, chất lượng đảm bảo. Nếu áp dụng trên diện rộng, phụ huynh sẽ có thêm lựa chọn tốt khi gửi con tới trường”.
Theo VNN
"Già rồi đi học không thấy kỳ sao?"
Bằng tuổi mẹ của giáo viên, đi học cũng mắc cỡ chứ. Nhưng "cô học trò"... 58 tuổi Nguyễn Thụy Đức động viên mình thà kỳ cục còn hơn sống mà thiếu kiến thức.
"Đức ơi, kỳ quá!"
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có đến 12 người con ở xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, TPHCM - lại là chị cả nên cô Đức phải nghỉ học từ sớm lo cho các em và bươn chải với cuộc sống mưu sinh cùng bố mẹ. Ngày đó, cô chỉ buồn vì phải xa bạn bè, thầy cô chứ chưa cảm nhận được hết những thiệt thòi của mình. Hạn chế chữ nghĩa nên khi bước vào đời, cô gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống như tính toán tiền bạc, chợ búa hay khi trò chuyện với mọi người.
Nhất là sau này, khi tham gia vào công tác hội phụ nữ, cô Đức càng thấy rõ việc mình chỉ biết chữ bập bẹ, không đủ trình độ để thuyết phục người khác. Năm 2002, Trường THCS Hưng Long (Bình Chánh) mở lớp học phổ cập, mọi người bất ngờ thấy cô Đức khi đó đã chuẩn bị bước sang tuổi 50 xách cặp đến trường sau hơn 35 năm nghỉ học.
Cô Nguyễn Thụy Đức (mặc áo dài vàng) là gương học tập suốt đời điển hình của TPHCM.
Nhiều người tò mò hỏi những câu: "Chị Đức học chung với con nít mà hổng mắc cỡ à?", "chị Đức qua bên trường không thấy ngại, thấy kỳ với thầy cô bên đó hả" vì giáo viên đứng lớp có người chỉ đáng tuổi con cô.
Lúc đầu, cô Đức cũng mắc cỡ. Nghỉ quá lâu, nên cô bị chậm về các môn tính toán toàn phải nhờ thầy cô giảng lại bài. "Học là để vượt qua khó khăn, vượt qua số phận mà, nếu chỉ vì chút khó khăn mà không dám đi học thì quá đáng tiếc. Người ngoài nhìn vào thấy kỳ nhưng tôi được sự ủng hộ của chồng con nên càng phải cố học giỏi", cô Đức nói.
Lớn tuổi càng phải học nghiêm túc
Đến trường, cô Đức xác định cho mình mục tiêu và thái độ học tập cực kỳ nghiêm túc vì cô muốn người dạy hiểu rằng mình học không phải vì bằng cấp hay thành tích. Vì lớn tuổi nhất lớp, cô tự nhắc nhở mình phải làm gương cho các em nhỏ, để các em không bỏ học. Cô không nghỉ học buổi nào, luôn xin ngồi đầu bàn, trong lớp hết sức chăm chú nghe bài giảng.
Cô Đức nhớ nhất về kỷ niệm đến trường, trong giờ môn Hóa hôm đó, giáo viên giao mỗi học sinh một bài tập làm ngay trên lớp. Lập tức có một bạn đứng dậy hỏi cô giáo: "Vậy cô Đức có phải lên bảng không cô?".
Cô Đức hiểu câu hỏi này vì cô lớn tuổi nên giáo viên đứng lớp cũng có phần ái ngại và nể nang, không khắt khe như đối với mấy đứa nhỏ. Không để giáo viên phải khó xử, cô Đức đứng đứng dậy trả lời: "Có chứ, cô là là học trò, cũng lên bảng giải bài như các bạn".
Nhờ không ngừng nâng cao việc học, cô Đức tự tin và hoạt động công tác xã hội hiệu quả hơn.
Trải qua nhiều năm học, cô Đức tốt nghiệp THCS rồi đến bậc THPT. Rất nhiều người thắc mắc: "Chị Đức học xong là đến tuổi hưu rồi, vậy thì học để làm gì, sao không ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe". Cô Đức cười trả lời mình học để có kiến thức phục vụ cho bản thân, tiếp đó là cho gia đình xã hội chứ có học vì địa vị đâu mà lo đến tuổi hưu.
Để hoàn thiện bản thân và cuộc sống, không chỉ học chữ, gần tuổi 60, cô Đức vẫn tham gia vào các khóa học ngắn hạn về vi tính, nấu ăn, cắm hoa, trang điểm... Càng lớn tuổi, cô nhận thấy rõ mình thiếu hụt nhiều thứ, việc học là vô cùng nên khi nghe hỏi đến lúc nào cô nghỉ học, cô Đức nói học đến khi nào bản thân hết khả năng tiếp thu.
Với việc học không ngơi nghỉ của mình, cô Nguyễn Thụy Đức trở thành gương điển hình cho phong trào xây dựng xã hội học tập của TPHCM, được tuyên dương trong "Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời" năm 2012 của thành phố.
Với người phụ nữ này ham học này, việc học không phải để với tới điều gì đó quá cao xa mà quan trọng nhất vì nó giúp cô tự tin, làm việc hiệu quả hơn và sống hạnh phúc hơn.
Hoài Nam
Theo dân trí
Sẽ có danh mục thiết bị dạy học Ngoại ngữ trong trường phổ thông Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới sẽ ban hành danh mục thiết bị dạy học Ngoại ngữ trong các trường phổ thông làm cơ sở để các địa phương căn cứ lựa chọn đầu tư cho phù hợp, phục vụ dạy học có hiệu quả. Để triển khai có hiệu quả Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020,...