Tranh cãi thông tin IS áp sát Mỹ
Giới chức Mỹ buộc phải lên tiếng trấn an dân chúng sau khi có thông tin cho rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) đã mở các căn cứ huấn luyện tại Mexico.
Hiện trường vụ đánh bom liều chết do IS thực hiện tại Afghanistan ngày 18.4 – Ảnh: AFP
Thông tin IS đã lập 2 căn cứ ở gần thành phố Ciudad Juarez thuộc bang Chihuahua của Mexico vừa được tổ chức chuyên giám sát hoạt động chính phủ Judicial Watch (Mỹ) dẫn nguồn từ một số quan chức Mexico giấu tên đưa ra trong tuần này, theo Fox News.
Tọa lạc tại một khu vực được gọi là Anapra, một căn cứ của IS chỉ cách thành phố El Paso, bang Texas (Mỹ) chừng 13 km. Căn cứ còn lại nằm ở thị trấn Puerto Palomas thuộc bang Chihuahua, vốn tiếp giáp các thành phố Columbus và Deming của bang New Mexico (Mỹ). Bằng việc đóng chốt tại những nơi này, IS có thể xâm nhập nước Mỹ dễ dàng. Nguồn tin còn tiết lộ IS đang phối hợp với nhiều tập đoàn tội phạm Mexico để giúp đưa các tay súng của mình xâm nhập nước Mỹ.
Theo Judicial Watch, giới chức quân đội và cảnh sát liên bang Mexico hồi đầu tháng đã mở cuộc tấn công phối hợp nhằm vào các căn cứ của IS, phát hiện nhiều tài liệu quan trọng bằng tiếng Ả Rập và Urdu cùng các sơ đồ của cơ sở quân sự Fort Bliss tại El Paso, nơi đóng quân của Sư đoàn Thiết giáp số 1 của Mỹ. Thảm cầu nguyện của người Hồi giáo cũng được tìm thấy tại những nơi này.
Táo bạo hơn, IS còn có ý định tấn công các tuyến đường sắt và sân bay gần thành phố Santa Teresa thuộc bang New Mexico, theo nguồn tin Mexico. Nhóm này cũng tiến hành do thám các trường đại học gần đó, khu thử nghiệm tên lửa White Sands của quân đội Mỹ, các trụ sở chính quyền ở thành phố Alamogordo thuộc bang New Mexico, căn cứ Fort Bliss và cả các trạm điện lớn ở tại đây.
Video đang HOT
Tuy nhiên, giới chức Mỹ đã lên tiếng bác bỏ thông tin của Judicial Watch. Đài Fox News dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17.4 nói rằng sau khi phối hợp điều tra, cả Mỹ và Mexico đều nhận thấy thông tin trên “không có cơ sở”. “Mỹ và Mexico hợp tác chống khủng bố và tăng cường an ninh biên giới để bảo vệ công dân hai nước khỏi các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan.
Chúng tôi lo ngại về sự bành trướng của IS ra khỏi Iraq, Syria cũng như không xem thường mọi đe dọa nhằm vào Mỹ. IS đã nêu rõ ý định gieo rắc bạo lực ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là điều cộng đồng tình báo của chúng tôi đang theo dõi sát sao”, phát ngôn viên này nói. Ngoài ra, Bộ An ninh nội địa Mỹ cũng lên tiếng phủ nhận thông tin trên.
Cũng liên quan đến hoạt động của IS, tổ chức này hôm qua thừa nhận đứng sau vụ đánh bom liều chết tại một ngân hàng ở thành phố Jalalabad, miền đông Afghanistan, khiến ít nhất 33 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương.
Đọ súng dữ dội tại Mexico
Lực lượng an ninh Mexico và các tội phạm vừa có vụ đọ súng dữ dội trên nhiều tuyến đường ở thành phố Reynosa, sát biên giới Mỹ, làm ít nhất 3 tay súng thiệt mạng.
Theo AFP, bạo lực bùng phát tại Reynosa sau khi nhà chức trách bắt giữ thủ lĩnh có biệt danh là El Gafe của tập đoàn tội phạm Gulf vào ngày 17.4.
Để trả đũa, bọn tội phạm đốt nhiều xe cộ và phong tỏa các tuyến đường lớn ở Reynosa. Vụ việc căng thẳng đến mức chính quyền khuyến cáo người dân nên ở trong nhà và tránh các con lộ lớn. Đến hôm qua, lực lượng an ninh thông báo đã kiểm soát được tình hình.
Danh Toại
Theo Thanhnien
Mỹ trấn an Israel sau thỏa thuận hạt nhân với Iran
Nhà Trắng đã trấn an đồng minh Israel khi tuyên bố nước Mỹ sẽ không ký với Iran một thỏa thuận hạt nhân gây đe dọa đến Israel, Reuters đưa tin.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu - Ảnh: Reuters
Mỹ sẽ không ký một thỏa thuận về chương trình hạt nhân với Iran mà nó có thể đe dọa đến Israel, Reuters ngày 3.4 dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Schultz.
Tuyên bố của Nhà Trắng đưa ra chỉ 1 ngày sau khi thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Iran được ký hôm 2.4 ở Thụy Sĩ. Thỏa thuận này sẽ mở đường cho các bên hướng đến một thỏa thuận cuối cùng có hạn chót là ngày 30.6.
Theo đó, Iran đồng ý cắt giảm 2/3 số máy ly tâm, từ 19.000 xuống còn 6.104 máy, trong số đó chỉ có 5.060 máy được dùng để làm giàu uranium trong vòng 10 năm.
Iran cũng sẽ không làm giàu uranium quá 3,67% trong vòng ít nhất 15 năm. Trong 15 năm đó, Iran cũng đồng ý không xây dựng thêm phương tiện nào phục vụ cho việc làm giàu uranium, theo Reuters.
Thỏa thuận này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Israel. Nước này tuyên bố sẽ vận động các cường quốc thế giới để chống lại thỏa thuận cuối cùng, Reuters đưa tin.
Israel luôn coi Iran là mối đe dọa đến sự tồn tại của mình. Trước đây, Israel từng dọa sẽ tấn công Iran nếu thỏa thuận hạt nhân cuối cùng không thỏa đáng.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
NATO bị tố lợi dụng tình hình Ukraine áp sát biên giới Nga Các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang lợi dụng tình hình xung đột ở Ukraine để dồn lực lượng quân sự áp sát biên giới với Nga, Thứ trưởng Quốc phòng Nga ngày 5.3 cho biết. Lính Mỹ có ở Latvia tham gia một cuộc tập trận của NATO - Ảnh: Reuters "Chúng tôi lưu ý...