Tranh cãi Thần Đồng Đất Việt dạy trẻ khôn lỏi, ít giá trị giáo dục: “Lỗi lớn nằm ở việc cha mẹ không dạy con phản biện tốt”
Ý kiến của đạo diễn phim Trạng Tí về bộ truyện Thần đồng Đất Việt không chỉ gây tranh cãi trong cộng đồng mạng mà còn thu hút sự chú ý và phản biện của rất nhiều chuyên gia giáo dục lẫn phụ huynh.
Thần đồng Đất Việt là một bộ truyện tranh thiếu nhi nhiều tập được độc giả yêu thích. Hầu hết những sự kiện chính xảy ra trong Thần Đồng Đất Việt đều dựa trên những câu truyện, điển tích lịch sử có thật của Việt Nam. Cũng vì yếu tố này mà bộ truyện nhanh chóng được đón nhận và hưởng ứng.
Tuy nhiên, trong buổi họp báo ra mắt phim Trạng Tí, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chê nguyên tác Thần đồng Đất Việt: ” Toàn dạy con nít những trò khôn lỏi, ranh mãnh”.
Ngày 27/1, đạo diễn này tiếp tục đăng tải dòng trạng thái dài trên mạng xã hội, giải thích về phát ngôn của mình: “Một trong những điều mình không thích ở bộ truyện Thần đồng Đất Việt chính là việc truyện dựa vào nhiều tích dân gian, trong đó có nhiều mẩu truyện dạy con nít những trò khôn lỏi, khôn vặt, ranh mãnh, chứ không bằng trí thông minh để giải quyết vấn đề”.
Tạo hình của 4 nhân vật chính trong phim Trạng Tí.
Phát ngôn trên nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng. Người đồng tình, người phản đối và gây ra cuộc tranh cãi gay gắt những ngày qua, nhiều chuyên gia giáo dục cũng đã lên tiếng về vấn đề này.
Anh T.T.T.A (TP. HCM), một phụ huynh có con nhỏ 5 tuổi, đồng thời là người theo dõi và quan tâm sát sao câu chuyện này cho rằng:
Việc con đọc sách mà trở nên khôn lỏi thì lỗi lớn nằm ở cha mẹ
Mình không nói riêng truyện Thần đồng Đất Việt, nhưng xét chung các tích trạng của Việt Nam xưa, chuyện dạy trẻ khôn lỏi vốn không phải là vấn đề quá mới.
Tuy nhiên, nếu đặt trường hợp đúng là bộ truyện Thần đồng đất Việt có dạy trẻ khôn lỏi thật thì có thể vẫn có giá trị nếu hướng dẫn con đọc “đúng cách”. Ví dụ, ai cũng kể chuyện Tấm Cám trả thù, nhưng làm gì có đứa bé nào đi giết em kế mình làm mắm. Mình kể chuyện này cho con mình 5 tuổi xong, nó bảo truyện gì kỳ cục không hay, và nó không bao giờ muốn nghe lại chi tiết Tấm trả thù nữa.
Điều quan trọng là lúc bạn đọc sách cùng con, bạn để trẻ phát biểu quan điểm như thế nào và nói chuyện với con mình ra sao. Chẳng hạn, sau khi mình tự tin vào độ phản biện của con, mình sẽ cho con tiếp cận với truyện và hỏi phản ứng. Theo mình thì tác phẩm dù tốt hay xấu gì cũng là tác phẩm, không nên đổ lỗi vì nó mà tôi xấu đi hay con tôi tệ đi. Bạn phải chấp nhận hấp thụ thì cái xấu mới thấm vào bạn được. Cho nên vấn đề luôn ở bản thân bạn, không nằm ở tác phẩm.
Nếu truyện Thần đồng Đất Việt có dạy con khôn lỏi và việc con bạn đọc trở nên khôn lỏi thì lỗi lớn nằm ở cha mẹ đã không dạy con phản biện tốt chứ không phải ở bộ truyện này. Nói cách khác, bản chất “khôn lỏi” nếu có của bộ truyện chỉ thể hiện chất lượng nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm tới đâu mà thôi, không có nghĩa vụ giáo dục gì ở đây cả.
Anh T.T.T.A
Nếu truyện Thần đồng Đất Việt có dạy con khôn lỏi và việc con bạn đọc trở nên khôn lỏi thì lỗi lớn nằm ở cha mẹ đã không dạy con phản biện tốt chứ không phải ở bộ truyện này. Nói cách khác, bản chất “khôn lỏi” nếu có của bộ truyện chỉ thể hiện chất lượng nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm tới đâu mà thôi, không có nghĩa vụ giáo dục gì ở đây cả.
Video đang HOT
Khi đạo diễn Nhật Linh nhận xét Thần đồng Đất Việt dạy trẻ khôn lỏi, đó là đánh giá chất lượng nghệ thuật, tư tưởng của một tác phẩm đứng trên lập trường một nghệ sĩ có chính kiến riêng. Đừng lầm tưởng và hướng nó vào vấn đề bản chất giáo dục.
Còn muốn con phát triển tư duy phản biện thì chính bố mẹ phải tạo điều kiện và đồng hành cùng con mà thôi. Ở nhà, mình liên tục “cà khịa”, mở rộng vấn đề, đẩy con vào paradox (nghịch lý). Ví dụ khi con không biết vì sao được dạy là phải nghe lời người lớn, mình bảo ba cấm con cười rồi chọc lét. Con sẽ rơi vào paradox và phản biện lại. Từ đó nhận ra lời dạy luôn nghe lời người lớn là tầm bậy mà chỉ nghe cái đúng.
Dạy con 1 bộ lọc tốt để tự lựa chọn và quyết định
Định hướng như thế nào còn tùy vào lứa tuổi. Ví dụ 6 tuổi thì bạn phải kiểm soát hoàn toàn những gì con tiếp xúc vì thời đại này đang dư thừa sản phẩm và quá nhiều thứ lệch lạc, núp bóng “giải trí” mà làm hại đến tư duy con trẻ.
Còn trên 6 tuổi, con bắt đầu biết đọc thì phải nới rộng dần vòng kiểm soát. Mình không thể và không nên kiểm duyệt mọi thứ. Từ 12 tuổi trở lên, bé đã vào internet sành sõi rồi thì cha mẹ coi như hết năng lực kiểm soát.
Cho nên chiến lược hiệu quả nhất là: Dạy con một bộ lọc tốt để tự lựa chọn và quyết định. Con có thể mua nhầm vài đầu sách tệ nhưng đọc xong biết dừng lại thì không phải lo. Đồng thời, luôn cởi mở để con không giấu diếm mình bất cứ điều gì. Trò chuyện mỗi ngày thì ta luôn biết chắc tư duy con có gì sai không. Chỉ có thể giáo dục tốt và luôn đồng hành cùng con mà thôi.
Nhiều năm tìm sách và tuyển chọn sách hay cho con, ông bố này cho rằng, hiện tại sách thiếu nhi khá nhiều và đẹp, nhưng phải rất mất công mới lọc ra được một tác phẩm đáng đọc. Thành ra vấn đề bây giờ không phải là thiếu sách mà là thiếu các nhà tuyển chọn sách hay. Việt Nam bây giờ cần xuất hiện nhiều tác giả viết bình luận sách, tạo ra “playlist” (danh sách) để phụ huynh tham khảo.
“Tóm lại, phụ huynh cần dạy con tự tạo bộ lọc cho chính mình và thị trường cần xuất hiện các chuyên gia đi lọc sách hộ trên tư cách gợi ý chứ không phải kiểm duyệt, đây là hai yếu tố cần thiết để trẻ em tiếp cận được các đầu sách hay và hữu ích”, anh T.A nhận định.
Hotmom nổi tiếng bất ngờ qua đời khi đang mang thai: Cảnh giác bệnh có thể gây đột tử
Hotmom Emily Mitchell - người xây dựng lên blog về nuôi dạy con cái nổi tiếng ở Mỹ đã đột ngột qua đời vì căn bệnh thuyên tắc phổi.
Emily Mitchell là mẹ của 4 đứa con và cũng là một blogger nổi tiếng đã đột ngột qua đời ở tuổi 36. Thời điểm ấy, cô đang mang thai đứa con thứ 5 khoảng 16 tuần. Emily là người đã xây dựng blog The Hidden Way chuyên chia sẻ về cách cô nuôi dạy 4 đứa con và dạy học tại nhà. Trang Instagram của cô cũng đã thu được hơn 100.000 người theo dõi.
Emily Mitchell là mẹ của 4 đứa con và cũng là một blogger nổi tiếng.
Ngày 22/12/2020, sau khi uống cà phê sáng và ăn bánh mì nướng, Emily Mitchell đột nhiên bất tỉnh. Gia đình ngay lập tức đưa cô vào bệnh viện Westerly để cấp cứu nhưng cô vẫn không qua khỏi. Lúc này Mitchell đang mang thai và đứa trẻ cũng qua đời.
Theo cập nhật trên một trang gây quỹ của gia đình, nguyên nhân cái chết của nữ blogger được tiết lộ là do thuyên tắc phổi. "Cảm ơn mọi người cũng đã tôn trọng quyền riêng tư của chúng tôi để dần thích nghi với cuộc sống không có mẹ. Vài ngày trước, chúng tôi được biết từ Văn phòng Giám định Y khoa của tiểu bang rằng nguyên nhân chính thức của cái chết là do thuyên tắc phổi. Mặc dù thật khó khăn khi phải đối diện với chuyện này nhưng chúng tôi biết rằng tất cả những người sơ cứu, nhân viên y tế đã làm mọi cách có thể để cứu mẹ".
Emily Mitchell đã qua đời khi đang mang thai lần thứ 5.
Sau sự ra đi của Emily, gia đình cô cũng đã thông báo sẽ tiếp tục dạy dỗ các con theo như mong muốn của Emily và sẽ cập nhật thường xuyên về những dự dịnh của gia đình cho người mến mộ.
Thuyên tắc phổi là gì?
Thuyên tắc phổi là sự tắc nghẽn ở một trong những động mạch phổi trong phổi. Trong hầu hết các trường hợp, thuyên tắc phổi là do cục máu đông đi đến phổi từ các tĩnh mạch sâu ở chân hoặc từ các tĩnh mạch ở các bộ phận khác của cơ thể (huyết khối tĩnh mạch sâu).
Do các cục máu đông làm tắc nghẽn dòng máu đến phổi, nên tình trạng thuyên tắc phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, điều trị kịp thời làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong. Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa cục máu đông ở chân sẽ giúp bảo vệ bạn chống lại bệnh thuyên tắc phổi.
Các triệu chứng của thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là sự tắc nghẽn ở một trong những động mạch phổi trong phổi. (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng thuyên tắc phổi có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào mức độ, kích thước của cục máu đông và liệu bạn có mắc bệnh phổi hoặc tim tiềm ẩn hay không.
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Khó thở: Triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột và luôn trở nên tồi tệ hơn khi gắng sức.
- Tức ngưc: Bạn có thể cảm thấy như đang bị đau tim. Cơn đau thường nhói và cảm thấy khi bạn hít vào sâu, thường khiến bạn không thể hít thở sâu. Nó cũng có thể được cảm thấy khi bạn ho, cúi hoặc khom lưng.
- Ho: Ho có thể tiết ra đờm có máu hoặc có vệt máu.
Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể xảy ra với thuyên tắc phổi bao gồm:
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều
- Chóng mặt
- Đổ quá nhiều mồ hôi
- Sốt
- Đau hoặc sưng chân, hoặc cả hai, thường ở bắp chân do huyết khối tĩnh mạch sâu
- Da sần sùi hoặc đổi màu (tím tái)
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc thuyên tắc phổi
Một số điều kiện y tế và phương pháp điều trị có thể khiến bạn gặp rủi ro, chẳng hạn như:
- Bệnh tim: Bệnh tim mạch, cụ thể là suy tim, làm cho việc hình thành cục máu đông dễ xảy ra hơn.
- Ung thư: Một số bệnh ung thư - đặc biệt là ung thư não, buồng trứng, tuyến tụy, ruột kết, dạ dày, phổi và thận, và các bệnh ung thư đã di căn - có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và hóa trị sẽ làm tăng nguy cơ hơn nữa. Phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư vú đang dùng tamoxifen hoặc raloxifene cũng có nguy cơ đông máu cao hơn.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng đông máu. Vì lý do này, có thể dùng thuốc để ngăn ngừa cục máu đông trước và sau khi phẫu thuật lớn, chẳng hạn như thay khớp.
- Rối loạn ảnh hưởng đến đông máu: Một số rối loạn di truyền ảnh hưởng đến máu, làm cho máu dễ bị đông máu hơn. Các rối loạn y tế khác như bệnh thận cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu.
- Bệnh do Coronavirus 2019 (COVID-19). Những người có các triệu chứng nghiêm trọng của COVID-19 có nguy cơ thuyên tắc phổi.
2 đứa trẻ cùng đến quán gà rán, nhưng khi nhìn sang bé trai, ai nấy lập tức chê trách cách dạy con của bố mẹ Cách làm của bố mẹ khiến nhiều người bàn luận sôi nổi và đa số là phản đối. Trong cách giáo dục con, nhiều cha mẹ coi việc thưởng phạt phân minh là một cách để răn dạy con và áp dụng triệt để. Tuy nhiên, nếu chỉ chăm chăm thưởng phạt mà quên đi lòng tự tôn của con, rồi nhất nhất...