Tranh cãi quanh việc con rể ông Trump muốn phá bỏ tòa nhà biểu tượng ở Serbia
Một tòa nhà đổ nát ở Belgrade, nơi được coi là biểu tượng quốc gia sau chiến dịch ném bom của NATO ở Serbia năm 1999, có thể sớm trở thành một khách sạn hạng sang với tiền đầu tư từ con rể của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ông Jared Kushner, con rể và cũng từng là cố vấn Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, hồi giữa tháng 3 đã xác nhận kế hoạch đầu tư vào bất động sản hạng sang ở Serbia, bao gồm cả địa điểm từng trụ sở của quân đội Nam Tư trước đây, theo AFP.
Nhà lập pháp Aleksandar Jovanovic Cuta thuộc phe đối lập ở Serbia và một cuộc điều tra của báo The New York Times đã tiết lộ rằng chính phủ Serbia sẽ chuyển tòa nhà và khu đất xung quanh cho một công ty thuộc sở hữu của ông Kushner.
Tòa nhà bị đánh bom tọa lạc như một biểu tượng quốc gia tại thủ đô Belgrade của Serbia. Ảnh AFP
Kế hoạch bị rò rỉ cho thấy tòa nhà sẽ được thay thế bằng 3 tòa tháp áp kính cao lớn, cách trụ sở Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Serbia chỉ vài mét.
Theo báo The New York Times, công ty của ông Kushner đã giành được hợp đồng thuê với thời hạn 99 năm một cách miễn phí.
Việc mua bán tòa nhà là vấn đề nhạy cảm đối với người Serbia vì công trình đã trở thành biểu tượng sau chiến dịch ném bom của liên quân NATO do Mỹ dẫn đầu vào năm 1999 nhằm chấm dứt cuộc chiến ở Kosovo. Nhiều người dân địa phương đã bày tỏ sự tức giận trước tin tức về kế hoạch xây dựng khách sạn tại điểm này.
“Cứ để tòa nhà này như vậy thêm 200 năm nữa không thực sự là một giải pháp. Nhưng tôi phản đối ý tưởng tặng nó như một món quà cho bất kỳ ai – đặc biệt là những người khởi xướng chuyện đã xảy ra”, AFP dẫn lời nhà báo đã nghỉ hưu Srdja Nikolic.
Nguyên nhân bất ngờ buộc Mỹ phải cho oach tạc cơ B-2 ném bom sứ quán Trung Quốc ở Nam Tư?
Chiến dịch ném bom ở Serbia, khi đó là một phần Nam Tư, bắt đầu vào ngày 24.3.1999 mà không có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Chiến dịch kết thúc vào tháng 6 năm đó với việc lực lượng Serbia rút khỏi Kosovo, chấm dứt cuộc xung đột đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng.
Theo ông Nikolic, tòa nhà đổ nát “là bằng chứng cho thấy luật pháp quốc tế đã từng bị phá hoại”, cho thấy “Hiến chương Liên Hiệp Quốc đã từng bị chà đạp bằng những lý do sai trái”.
Tòa nhà từng là trụ sở của quân đội Nam Tư và được chính phủ Serbia tuyên bố là “tài sản văn hóa” vào năm 2005.
Ký ức về chiến dịch ném bom của NATO vẫn còn hiện diện khắp nơi ở Serbia và sau một phần tư thế kỷ, người dân địa phương hầu như vẫn có cái nhìn thiếu thiện cảm đối với liên minh này.
Số người chết chính thức trong 11 tuần ném bom chưa bao giờ được xác nhận. Các thống kê dao động từ 500 người, theo tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), đến 2.500 người, theo các quan chức Serbia.
Ít nhất 4 trẻ em tử vong do bệnh ho gà bùng phát ở Serbia
Truyền thông nhà nước Serbia đưa tin ít nhất 4 trẻ em đã tử vong trong đợt bùng phát bệnh ho gà ở thủ đô Belgrade của nước này.
Trong khi đó, các bác sĩ lại đổ lỗi cho việc tiêm chủng kém là nguyên nhân gây ra sự lây lan căn bệnh trên.
Phát biểu trên đài truyền hình RTS, bác sĩ Vladislav Vukomanovic, Phó giám đốc bệnh viện nhi ở Belgrade, cho biết bệnh nhân nhi thứ 5 đang trong tình trạng nguy kịch sau khi mắc bệnh ho gà. Theo bác sĩ Vukomanovic, khoảng 70 trẻ em đã được chẩn đoán mắc căn bệnh hô hấp nguy hiểm trên, trong đó khoảng trên 40 em phải nhập viện. Ông Vukomanovic cho rằng bệnh ho gà lây lan mạnh chủ yếu do tỷ lệ tiêm phòng vaccine sụt giảm ở trẻ em và người cao tuổi.
Tiêm vaccine phòng bệnh ho gà là bắt buộc ở Serbia. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phụ huynh từ chối tiêm chủng cho con em mình, dẫn đến các đợt bùng phát theo chu kỳ trên toàn khu vực.
Nước láng giềng Croatia cũng đang phải chật vật để ngăn chặn dịch bệnh ho gà mà giới chức y tế nước này cho rằng nguyên nhân là do tỷ lệ tiêm chủng giảm vì phong trào chống vaccine.
Ho gà là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn ho gà tên khoa học là Bordetella pertussis gây ra. Ho gà có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi và suy dinh dưỡng khi mắc bệnh, tình trạng bệnh diễn tiến nhanh, nặng, có thể gây ra biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí gây tử vong.
Bầu cử Quốc hội Serbia: Liên minh cầm quyền bảo toàn thắng lợi Tối 12/1, Ủy ban Bầu cử Serbia (RIK) đã công bố kết quả chính thức cuộc tổng tuyển cử ngày 17/12/2023, theo đó liên minh cầm quyền đã giành chiến thắng, kiểm soát 129/250 ghế quốc hội. Cử tri bỏ phiếu bầu Quốc hội tại điểm bầu cử ở Belgrade, Serbia ngày 17/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kết quả chính thức, liên minh cầm...