Serbia gián tiếp cung cấp vũ khí cho Ukraine, ‘đánh đổi’ để có lợi thế ở miền Bắc Kosovo?
Ngày 6/6, trả lời phỏng vấn tờ Financial Times (Anh), Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic khẳng định, ông chấp nhận bán đạn dược cho các bên trung gian để gửi Ukraine.
Đạn dược của Serbia đã được chuyển đến Ukraine thông qua các bên trung gian. Ảnh minh họa. (Nguồn: Financial Times)
Theo tờ Financial Times, thông qua bản báo cáo của chính phủ Mỹ, Tổng thống Serbia biết về việc đạn dược Serbia đã đến Ukraine nhờ các trung gian, song ông không có ý định ngăn chặn điều đó. Tổng thống Vucic cho biết, ông không bất ngờ trước những chuyến hàng như vậy vì điều này hoàn toàn có thể diễn ra.
Đặc biệt, theo ba nhà ngoại giao phương Tây trong khu vực, cơ chế chuyển đạn của Serbia cho Ukraine là yếu tố quyết định trong sự thay đổi đáng chú ý gần đây, khi Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) thể hiện sự ủng hộ đối với Serbia trong trong căng thẳng sắc tộc mới bùng phát ở Kosovo vào cuối tháng qua.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi về “bước đi cố ý” của Serbia để nhận được sự chấp thuận từ phương Tây, ông Vucic khẳng định: “Belgrade đang tìm cách hành động một cách trung lập… Tôi biết một số vũ khí có thể sẽ đến Ukraine”.
Đồng thời, Tổng thống Serbia cũng thừa nhận đã mạo hiểm trong quan hệ với Nga và phương Tây. Tuy nhiên, ông cho biết Belgrade sẽ không giúp Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, mà chỉ tham gia các nghị quyết lên án của Liên hợp quốc, và các hạn chế tái xuất khẩu.
Bên cạnh đó, Tổng thống Vucic chia sẻ, ông không mong chờ sự thay đổi đột phá liên quan đến tình hình ở miền Bắc Kosovo.
Hiện các nước phương Tây đang lo ngại về diễn biến căng thẳng tại Bắc Kosovo, sau khi các thị trưởng sắc tộc Albania nhậm chức tại các khu vực có đa số người Serbia trong khu vực này, sau cuộc bầu cử tháng 4 mà người Serbia từ chối tham gia.
Ngày 1/6, Mỹ, EU và NATO đều kêu gọi hai bên đối thoại và thực hiện các bước để “hạ nhiệt”, tránh để tình hình leo thang căng thẳng.
Ngoài ra, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố, liên minh quân sự đã sẵn sàng điều thêm quân, bên cạnh 700 quân đã được bổ sung cho KFOR – phái bộ gìn giữ hòa bình do NATO dẫn đầu tại Kosovo, sau khi 30 binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình và 52 người biểu tình sắc tộc Serbia bị thương hồi cuối tháng 5 vừa qua.
Serbia khẳng định theo đuổi đàm phán "bình thường hóa" với Kosovo
Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội, Tổng thống Serbia nhấn mạnh: "Tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU) là mối quan tâm sống còn đối với chúng ta."
Các binh sỹ NATO tại một trạm kiểm soát trên con đường gần cửa khẩu biên giới Jarinje phía bắc Kosovo, dọc biên giới Kosovo- Serbia, ngày 18/12/2022. (Nguồn: AP)
Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic ngày 2/2 tuyên bố nước này cần tiếp tục các cuộc đàm phán với Kosovo về bình thường hoá quan hệ trong khuôn khổ khung kế hoạch hoà bình mới nhất của cộng đồng quốc tế để theo đuổi con đường trở thành thành viên Liên minh châu Âu (EU).
Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Quốc hội Serbia, Tổng thống Vucic nhấn mạnh: "Tư cách thành viên EU là mối quan tâm sống còn đối với chúng ta."
Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008. Trong những năm qua, hai bên đã tiến hành các cuộc đàm phán bình thường hoá quan hệ dưới sự hoà giải của EU. Đàm phán thành công được coi là chìa khoá để Serbia và Kosovo gia nhập EU.
Tháng trước, các đặc phái viên của EU, Mỹ, Đức, Pháp và Italy đã gặp các nhà lãnh đạo của cả hai bên để cố gắng thuyết phục họ ký một thỏa thuận 11 điểm nhằm xoa dịu căng thẳng kéo dài kể từ cuộc xung đột 1998-1999.
Theo kế hoạch, Serbia và Kosovo sẽ mở văn phòng đại diện tại thủ đô của nhau và cùng làm việc để giải quyết các vấn đề tồn tại.
Serbia sẽ không bắt buộc phải công nhận độc lập của Kosovo, nhưng sẽ phải dừng vận động hành lang chống lại tư cách thành viên của Kosovo trong các tổ chức quốc tế.
Tổng thống Vucic cho rằng mặc dù kế hoạch như vậy cho Serbia rất ít lựa chọn, nước này cần phải tiếp tục đàm phán. Ông khẳng định: "Điều quan trọng không phải là chúng ta được gì, mà là chúng ta sẽ mất gì".
Lãnh đạo Serbia và Kosovo đấu khẩu giữa căng thẳng Tổng thống Serbia và lãnh đạo Kosovo nhấn mạnh rằng họ muốn chấm dứt bạo lực ở miền bắc Kosovo nhưng không thể hiện nhiều dấu hiệu nhượng bộ. Nhà lãnh đạo Vjosa Osmani của Kosovo phát biểu tại Moldova ngày 1.6. ẢNH REUTERS Tham dự hội nghị cấp cao ở Moldova với hơn 40 nhà lãnh đạo châu Âu ngày 1.6, Tổng...