Tranh cãi pháp lý vụ VNECO khiếu nại đòi 200 tỷ đồng trong vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm
Cho rằng Tòa án tuyên buộc Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam ( VNECO) trả lại 200 tỷ đồng theo “dấu vết” chuyển khoản là không có cơ sở pháp luật, ngay sau phán quyết của tòa phúc thẩm, VNECO tiếp tục làm đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm. Sự việc đang gây ra nhiều tranh cãi về mặt pháp lý.
Tòa án tuyên thu hồi theo “dấu vết” chuyển khoản…
Sau phán quyết của tòa phúc thẩm, mới đây, Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam (VNECO) là đơn vị có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng đã có đơn khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Bà Hứa Thị Phấn
Điều đáng nói là với một giao dịch đầu tư xảy ra cách đây gần chục năm, VNECO đã thanh lý hợp đồng, tất toán xong các khoản nợ thì bất ngờ tháng 5 năm 2018, VNECO được xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự Hứa Thị Phấn do các bị cáo khai nhận đã hạch toán thu khống để sử dụng của ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) và chuyển 200 tỷ đồng cho VNECO cách đây 8 năm để thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư….
Theo hồ sơ, vụ án Hứa Thị Phấn và đồng phạm có liên quan đến ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (nay là ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam – viết tắt là CB).
Đầu năm 2017, Hứa Thị Phấn cùng công ty CP đầu tư phát triển Phú Mỹ và 14 cá nhân có quan hệ gia đình và họ hàng đứng tên giúp Hứa Thị Phấn, đã mua hơn 254 triệu cổ phần của ngân hàng Đại Tín, tương đương hơn 2.547 tỷ đồng, chiếm 84,92% vốn điều lệ, Hứa Thị Phấn giữ chức vụ cố vấn cao cấp HĐQT với nhiệm vụ tư vấn thường trực HĐQT về công tác quản trị và hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng Đại Tín.
Quá trình điều hành hoạt động của ngân hàng, Hứa Thị Phấn đã thực hiện và chỉ đạo nhân viên ngân hàng thực hiện hành vi trái pháp luật để rút tiền, chiếm đoạt, sử dụng trái pháp luật, gây thiệt hại cho ngân hàng Đại Tín.
Bản án hình sự sơ thẩm tuyên ngoài hình phạt 30 năm tù thì về trách nhiệm dân sự buộc bà Hứa Thị Phấn phải bồi thường cho ngân hàng CB hơn 1.105 tỷ đồng; Buộc bồi hoàn cho ngân hàng CB số tiền 15.691 tỷ đồng về hành vi cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Tòa án xác định, Hứa Thị Phấn thông qua việc chỉ đạo các thuộc cấp của mình cũng như các cán bộ ngân hàng Đại Tín thực hiện hạch toán thu khống để bị cáo Phấn sử dụng 5.256 tỷ đồng của ngân hàng. Tòa án xét số tiền này được xem là vật chứng của vụ án nên cần phải thu hồi về cho ngân hàng CB.
Bị cáo Phấn nhận đã sử dụng số tiền 4.945 tỷ đồng, trong đó có 2.401 tỷ nộp vào tài khoản cá nhân và công ty thuộc nhóm Phú Mỹ. Trong đó dùng 200 tỷ đồng chuyển cho Tổng công ty cổ phần Điện Việt Nam.
Video đang HOT
Tòa án cho rằng, việc bị cáo Ngô Kim Huệ (đồng phạm của Hứa Thị Phấn) chuyển 200 tỷ đồng cho Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam tại VCB Đà Nẵng là do trước đây bị cáo Huệ theo chỉ đạo của Hứa Thị Phấn có ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam về việc cùng nhau thực hiện dự án Bình Điền tại xã Tân Túc, huyện Bình Chánh.
Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam đã chuyển cho bà Huệ số tiền 310 tỷ đồng theo như thỏa thuận nhưng do không thực hiện được theo thỏa thuận ban đầu nên cả 2 bên đã ký Biên bản thanh lý hợp đồng hợp tác đầu tư số 1001/TLHĐ/VNECO-NKH ngày 30/6/2010 với nội dung bà Huệ phải hoàn lại cho Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam số tiền 400 tỷ đồng.
Vì vậy số tiền 200 tỷ đồng mà bị cáo Huệ chuyển cho tổng công ty điện Việt Nam là nằm trong số tiền 400 tỷ đồng mà bị cáo Huệ phải trả cho Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam.
Tòa án các cấp xác định số tiền 200 tỷ đồng này là vật chứng vụ án và tuyên buộc Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Việt Nam phải hoàn trả lại số tiền này cho ngân hàng CB (trước đây là ngân hàng Đại Tín).
Trong nội dung khiếu nại, VNECO khẳng định việc ký hợp đồng hợp tác đầu tư cũng như thỏa thuận thanh lý hợp đồng với bà Ngô Kim Huệ là hoàn toàn hợp pháp, tự nguyện, công khai minh bạch, có hiệu lực pháp luật vì vậy không có căn cứ để hủy bỏ những giao dịch này để thu hồi tài sản.
Nguồn tiền 310 tỷ đồng VNECO chuyển cho bà Ngô Kim Huệ để hợp tác đầu tư có nguồn gốc từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp và vay của ngân hàng thương mại. Sau khi thanh lý hợp đồng, VNECO đã nhận đủ số tiền bà Huệ chuyển trả nợ qua tài khoản ngân hàng.
VNECO hiểu rằng tiền bà Huệ chuyển trả cho VNECO chính là thực hiện nghĩa vụ thanh lý hợp đồng của bà Huệ và là tiền của bà Huệ, VNECO không thể biết nguồn tiền bà Huệ chuyển trả lấy từ đâu và cho rằng Tòa án tuyên buộc VNECO trả lại 200 tỷ đồng là không có cơ sở pháp luật.
Chuyên gia lên tiếng
Liên quan đến phần dân sự về xử lý vật chứng gây nhiều ý kiến tranh cãi, Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, Ths.LS Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết: Theo quy định của Điều 89 BLTTHS thì “Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Luật sư Đặng Văn Cường
Như vậy, các sự vật, hiện tượng mang tính hữu hình cụ thể đều thuộc khái niệm “vật” và có thể là vật chứng trong vụ án hình sự. Vật chứng có thể bao gồm: Vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội; vật là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có. Tiền bạc là một loại tài sản, là phương tiện thanh toán, tiền bạc có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ; các loại kim khí quý, đá quý, ngân phiếu, cổ phiếu có giá trị thanh toán, trao đổi trên thị trường. Trong một số trường hợp tiền bạc có thể thuộc khái niệm vật là phương tiện phạm tội, vật là đối tượng của tội phạm.
Tiền là vật chứng của vụ án hình sự khi nó hiện hữu, xác định được hiện đang ở đâu và biết rõ số lượng các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi thêm là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số in trên đồng tiền.
Quay trở lại vụ án này, theo quan điểm của Ths.LS Đặng Văn Cường, số tiền 200 tỷ đồng Tòa án xác định là vật chứng vụ án và buộc VNECO hoàn trả lại đã được bị cáo Ngô Kim Huệ thanh toán cho VNECO thông qua một giao dịch hợp pháp, đã có hiệu lực pháp luật. VNECO không thể biết được nguồn gốc số tiền này và đây là nguồn tiền bất hợp pháp cũng như không được quyền biết nguồn tiền bà Huệ chuyển trả lấy từ đâu.
Tiền là tài sản vật cùng loại chứ không phải loại vật đặc định, đồng thời vật cùng loại này đã được chuyển giao trong các giao dịch dân sự, nay không thể xác định được số tiền bà Huệ chuyển cho VNECO đang ở đâu nên việc thu giữ tài sản coi là vật chứng vụ án như bản án đã tuyên là không có căn cứ.
Thực tế, sau khi nhận lại tiền từ bà Ngô Kim Huệ, năm 2010-2011 VNECO đã sử dụng toàn bộ số tiền đó để nộp thuế hoặc thanh toán các chi phí cho các dự án công trình điện quốc gia góp phần cấp điện kịp thời cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mang lại lợi ích cho quốc gia và đã hòa vào dòng tiền kinh doanh của VNECO.
“Sự việc về các giao dịch này cũng đã hoàn tất cách đây gần 8 năm. Theo phương pháp truy ngược dòng tiền thì bây giờ không biết tiền nào là tiền của bị cáo Ngô Kim Huệ chuyển trả theo biên bản thanh lý HĐ đầu tư. Việc yêu cầu VNECO phải trả lại số tiền mà VNECO được sở hữu hợp pháp từ giao dịch dân sự hợp pháp, đã có hiệu lực là không đúng với quy định pháp luật”, luật sư Cường nói.
Theo nguoiduatin
Vụ Hứa Thị Phấn: CB xác định sai đối tượng đòi bồi thường
VKS khẳng định Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) đã xác định sai đối tượng đòi bồi thường, đó là điều chắc chắn.
Các bị cáo tại có mặt tại phiên tòa
VKS đối đáp chứng minh số tiền thực nhận của Phương Trang
Chiều 29/10 TAND Cấp cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử đại án liên quan đến bà Hứa Thị Phấn (71 tuổi) cùng đồng phạm bị truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và cố ý làm trái. Phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận của VKS.
Liên quan đến việc chứng minh số tiền thực nhận của Công ty Phương Trang chỉ hơn 3.900 tỉ đồng, còn lại 5.200 tỉ đồng do bị cáo Hứa Thị Phấn chiếm đoạt thông qua bị cáo Bùi Thị Kim Loan, lãnh đạo NH Đại Tín CN Lam Giang, CN Sài Gòn thực hiện hạch toán cấn trừ trên các phiếu thu chi, bảng kê thanh toán, ủy nhiệm chi khống, không có việc giải ngân.
Cụ thể, tại phiên toà sơ thẩm đã chứng minh về đường đi của dòng tiền, các khoản tiền vay cũng đã đều được làm rõ. Bằng phương pháp truy ngược dòng tiền để chứng minh các khoản thu chi, cấn trừ là hoàn toàn có căn cứ, hoàn toàn phù hợp với các tình tiết như các lãnh đạo, nhân viên NH Đại Tín, CN Sài gòn và CN Lam Giang trong quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều thừa nhận là đã thực hiện theo sự chỉ đạo trong việc thu chi cấn trừ, trong thực tế là không có tiền.
Thứ hai, căn cứ vào lời khai của nhân viên NH và lời khai của bị cáo Phấn đã lợi dùng việc Phương Trang đang có nhu cầu vốn, để phát triển kinh doanh và có tài sản đảm bảo nên yêu cầu ký trước hồ sơ, kể cả hồ sơ sử dụng vốn vay, đơn miễn giảm lãi, sau đó sử dụng hồ sơ chi giải ngân để hợp thức hạch toán cấn trừ thu chi, nhưng thực tế không có việc giải ngân hoặc giải ngân không đủ số tiền ghi trong hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, quỹ tiền mặt thực tế của NH Đại Tín tại thời điểm này không đủ để giải ngân theo chứng từ thể hiện. Vào tháng 2/2012 thì kết luận của cơ quan thanh tra giám sát NH nhà nước: vốn chủ sở hữu của NH Đại Tín đã âm, các phiếu thu trong ngày hoàn toàn là phiếu thu khống, điều này cũng phù hợp với lời khai của các nhân viên ngân hàng. Những người đứng tên nộp tiền trên phiếu thu đều thừa nhận, việc ký tên trên phiếu thu chỉ là ký chứng từ, không nộp tiền mặt thực tế như bị cáo Ngô Nguyễn Doan Trang, Ngô Kim Thanh, Hoàng Văn Toàn... nên không thể có việc giải ngân tiền mặt cho Phương Trang như chứng từ thể hiện. Việc có hồ sơ giải ngân chỉ là để cấn trừ hạch toán thu khống.
Thứ tư, về việc Phương Trang có đóng lãi cho NH Đại Tín cũng chính bị cáo Loan đã khai nhận làm theo sự chỉ đạo của bà Phấn. Loan đã đến CN Sài Gòn và CN Lam Giang yêu cầu nhân viên NH lập 163 chứng từ thu với tổng số tiền là trên 4.000 tỷ đồng. Bị cáo Loan cũng xác nhận là việc đóng lãi các khoản vay của Phương Trang đa phần là hạch toán cấn trừ, không có việc rút tiền mặt để đóng lãi trên thực tế. Việc thanh toán cấn trừ do Loan thực hiện trên cơ sở tính toán các khoản lãi do kế toán giao dịch tại NH tại hai CN này. Sau đó Loan thực hiện rút tiền mặt từ các tài khoản của bà Phấn để giao dịch, riêng NH cấn trừ. Để hợp lý hóa chứng từ đóng lãi, Loan yêu cầu các giao dịch viên NH hai chi nhánh này in sẵn chứng từ để Phương Trang hoàn thiện sau. Trên thực tế người của Phương Trang không thực hiện đóng lãi.
Một căn cứ để cho rằng Phương Trang chỉ thực nhận khoản tiền hơn 3.900 tỷ đó là theo báo cáo 3704 ngày 23/12/2014 do ông Đàm Minh Đức, tổng giám đốc NH Xây dựng ký gửi cơ quan thanh tra NH nhà nước và Ban kiểm soát đặc biệt NH nhà nước. Báo cáo nêu rõ: qua đối chiếu số liệu, tính đến ngày 30/11/2014, Phương Trang còn nợ 3.436 tỷ, trong tổng số dư nợ gốc là 9.400 tỷ. Đây là văn bản của chính mà tổng giám đốc NH Xây Dựng gửi cho NH nhà nước.
Mặt khác xác minh tại NH nhà nước thì từ ngày 31/5/2010 đến 29/7/2011 bị cáo Ngô Thị Ngân, nguyên thủ quỹ NH Đại Tín trực tiếp đến NH nhà nước thực hiện 36 lần rút tiền mặt trong tổng số 4554 tỷ. Chi tiết những lần nhận tiền đã được thể hiện trong hồ sơ.
Ngoài ra, một căn cứ quan trọng khác đó là trong biên bản làm việc với bị cáo Phấn, có sự tham gia của kế toán công ty Phú Mỹ bị cáo Loan, và sự có mặt của các luật sư của bị cáo Phấn, bị cáo Phấn đã thừa nhận sử dụng hơn 4.900 tỷ đồng. Trong đó thu khống để nộp tiền vào tài khoản để mở sổ tiết kiệm với số tiền là 2.400 tỷ. Thu khống để sử dụng tiền vào việc tất toán các khoản của nhóm Phú Mỹ với số tiền là 1.500 tỷ đồng, thu khống để trả lãi trái phiếu Trường Vỹ với số tiền là 229 tỷ đồng. Thu khống để hỗ trợ công đoàn NH Đại Tín là 80 tỷ đồng. Thu khống để tất toán các khoản lãi của 3 khoản vay của Phương Trang số tiền là 662 tỷ đồng. Sử dụng 27 tỷ đồng trả lãi vay khoản vay 200 tỷ của Võ Thị Thu Hồng.
Tất cả những nội dung thừa nhận này đều phù hợp với căn cứ mà VKS đã nêu trên.
VKS: CB đã xác định sai đối tượng đòi bồi thường
Về vấn đề sổ nhật ký thu chi tiền mặt của bên Phương Trang mà luật sư bào chữa cho bị cáo Phấn nhắc đến, VKS cho rằng đây là sổ ghi chép cá nhân và sổ ghi chép của nhân viên, thực chất cập nhật trên chứng từ phiếu thu đã bị lập khống. Vào thời điểm tố cáo, trước khi bị khởi tố, bản thân Phương Trang cũng không biết khoản vay nào đã tất toán, khoản vay nào chưa tất toán. Cho đến khi đối chiếu với NH Đại Tín và NH Xây dựng sau này, sau đó cơ quan điều tra chính thức làm việc và đối chiếu chi tiết từng khoản vay. Nên không thể cho rằng Phương Trang luôn theo dõi và nắm tất cả các khoản vay.
"Hơn nữa hình thức sổ nhật ký thu chi không đảm bảo tính pháp lý của sổ kế toán theo đúng qui định của Luật Kế toán. Như vậy, quá trình điều tra thời hiệu nói trên đã được xem xét và đánh giá toàn diện cùng những tài liệu chứng cứ khác", VKS khẳng định.
Liên quan đến phần kháng cáo dân sự của Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (CB) về việc yêu cầu Phương Trang bồi thường số tiến 5.256 tỷ vì dựa trên bề mặt hồ sơ. VKS cho rằng: "trong Vụ án này CB đã xác định sai đối tượng, điều đó là chắc chắn. Kết quả điều tra và bản án sơ thẩm là căn cứ pháp lý đã xác định rõ bị cáo Phấn và các đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại cho Đại Tín 5.256 tỷ. Đây là cả quá trình điều tra và kết luận điều tra, bản án sơ thẩm đã kết luận. Vậy việc CB đã buộc đòi Phương Trang bồi thường thiệt hại là sai đối tượng. Tuy nhiên hiện nay vốn CB là 100 % của nhà nước, nên CB dù có xác định sai đối tượng thì trách nhiệm VKS cũng đề nghị HĐXX buộc nhóm Phú Mỹ và bà Phấn bồi thường số tiền này cho CB số tiền 5.256 đồng.
Yên Trang
Theo baogiaothong
Trợ thủ đắc lực của Hứa Thị Phấn kêu oan Bị cáo Bùi Thị Kim Loan kháng cáo kêu oan và cho rằng chỉ làm trên sổ sách, làm theo chỉ đạo của bà Phấn không biết các quan hệ vay mượn giữa Phương Trang và bà Hứa Thị Phấn. Chỉ làm theo chỉ đạo của Hứa Thị Phấn Ngày 23/10, TAND cấp cao tại TPHCM tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ...