Tranh cãi học sinh đeo mũ chống giọt bắn: ‘Cẩn tắc vô áy náy, có cần chỉ trích như vậy?’
Tôi có con đang theo học ở trường tiểu học, nhìn sáng kiến của nhiều phụ huynh thấy hữu ích vô cùng, ai có con ở độ tuổi này mới biết được lo lắng không là thừa.
Mới đây, sáng kiến của phụ huynh lớp 1 ở Đà Nẵng khi trang bị cho con em mình kính chống giọt bắn và khẩu trang để trở lại trường học bất ngờ nhận về những tranh cãi trái chiều. Chúng tôi đã nhận được bài viết của chị Vũ Hằng (một phụ huynh ở Đà Nẵng) bày tỏ quan điểm về vấn đề này.
“Bố mẹ trang bị kính chống giọt bắn cho con đi học, người ủng hộ thì ít, người chửi rủa thì nhiều. Riêng tôi, tôi ủng hộ bởi chẳng có gì đáng lên án ở đây cả.
Sau thời gian dài nghỉ để phòng chống dịch bệnh, học sinh các cấp trở lại trường khi mọi thứ cơ bản được kiểm soát. Lớp của con tôi có một nhóm chát, ngày nhận lịch học, các mẹ đều có chung lăn tăn: Liệu các cháu sẽ thật sự an toàn khi đến trường vào thời điểm này?
Dù lo lắng nhưng tôi vẫn đồng ý để con đến lớp.
Các em học sinh tiểu học ở Đà Nẵng được trang bị mũ chống giọt bắn.
Buổi sáng đầu tiên, các thầy cô trang bị từ cổng vào lớp: khẩu trang, nước sát khuẩn, dụng cụ đo thân nhiệt. Theo dõi thì được biết một số trường còn chủ động trang bị thêm mũ chống giọt bắn để tăng thêm mức độ an toàn khi con trẻ đến trường vào thời điểm này.
Tôi cũng có con trong độ tuổi tiểu học, nếu được tôi cũng muốn cả lớp của con được trang bị mũ để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Chẳng ai dám chắc học sinh sẽ không nô đùa, ôm vai bá cổ vào giờ giải lao và cũng không ai tự tin các cháu sẽ luôn ý thức về việc giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
Video đang HOT
‘Nếu có ai đó giúp lớp con tôi có đầy đủ mũ chống giọt bắn để mang tôi càng cảm ơn’
Người lớn còn nói trước quên sau, chỉ vài ngày sau nới lỏng giãn cách đã quên đeo khẩu trang, tụ tập hàng quán thì nói gì đến trẻ nhỏ. Cẩn tắc vô áy náy, tranh cãi hay chỉ là kết quả của việc soi mói quá đà?
Chỉ với cái mũ chống giọt bắn thôi nhưng cũng dậy sóng nhiều luồng ý kiến, cần thiết hay không là do quan điểm của mỗi người.
Không ai mua được sự an toàn nhưng tôi sẽ làm mọi thứ nếu nó mang lại sự toàn cho con tôi khi đến lớp.
Hơn nữa, đây cũng chỉ là sáng kiến và đang được thử nghiệm dùng, chứ không hề ép buộc các con phải đeo. Nếu không phù hợp, các con không thoải mái chắc chắn không bố mẹ nào ép con mình phải đeo cả. Vậy hà cớ gì phải tranh cãi?
Việt Nam đến thời điểm này đang rất thành công trong việc phòng chống dịch, không có ca nhiễm nào trong cộng đồng, nhưng phải hết dịch mới thật sự yên tâm. Đừng dùng quan điểm của mình áp đặt lên người khác.
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả
Học viện Nông nghiệp Việt Nam chế nước sát khuẩn tặng bộ đội, học sinh
Ngày 21/4, GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cùng lãnh đạo Học viện đã trực tiếp trao tặng hàng nghìn chai nước sát khuẩn do cán bộ của Khoa Môi trường nghiên cứu, pha chế cho cán bộ, chiến sỹ Quân khu 2. Việc chế tạo các sản phẩm khoa học giúp phòng ngừa dịch Covid-19 cũng là nhiệm vụ trọng tâm Học viện đặt ra trong giai đoạn này.
Nhận quà tặng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam và người dân trao tặng, Thiếu tướng Trần Anh Du - Phó Tư lệnh Quân khu 2 cho biết, Quân khu 2 là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước, quản lý 9 tỉnh khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, trong đó có 5 tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc và Lào, tuyến biên giới dài 1.450km.
GS.TS Nguyễn Thị Lan đại diện Học viện Nông nghiệp Việt Nam tặng quà là nước sát khuẩn do Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu, pha chế cho Thiếu tướng Trần Anh Du - Phó Tư lệnh Quân khu 2.
Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Quân khu 2 xác định đây là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu trong thời gian này. "Ngay 23/1, trong dịp Tết Nguyên đán, những ca bệnh Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Quân khu 2 đã giám sát chặt các tuyến biên giới, đảm bảo an toàn cho nhân dân" - Thiếu tướng Trần Anh Du nói.
Thiếu tướng Trần Anh Du cho biết thêm, Quân khu 2 tiếp nhận một số lượng lớn người dân về từ các nước phải thực hiện cách ly tập trung 14 ngày với số lượng 16.000 người, tại 42 điểm. Hiện, đã có 14.000 người cách ly đủ 14 ngày, chỉ còn 1.800 người cách ly. Trên địa bàn Quân khu vừa phát sinh 1 ca bệnh Covid-19 ở Hà Giang.
Thiếu tướng Trần Anh Du rất cảm kích tấm lòng của nhân dân và Học viện Nông nghiệp Việt Nam vì những món quà vô cùng thiết thực (khẩu trang, nước sát khuẩn, mì tôm, thịt hộp)...
"Thời gian này, cán bộ, chiến sỹ của Quân khu rất vất vả trên các tuyến biên giới, trong các khu cách ly tập trung để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Chúng tôi rất cảm kích tấm lòng của cán bộ, nhân viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam và người dân đã gửi những phần quà vô cùng thiết thực, ý nghĩa cho quân và dân Quân khu 2 để cùng phòng chống, tiến tới đẩy lùi Covid-19" - Thiếu tướng Trần Anh Du nhấn mạnh.
Được biết, trước đó Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đã tặng 1.000 chai nước diệt khuẩn cho các trường trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và 300 chai cho Trường Tiểu học Nông nghiệp (Gia Lâm, Hà Nội).
Trước đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng đã tặng nước sát khuẩn do cán bộ Học viện nghiên cứu cho Trường Tiểu học Nông nghiệp. Trong ảnh: TS Nguyễn Tất Thắng - Trưởng ban Công tác chính trị và công tác sinh viên, Chủ tịch Công đoàn Học viện tặng quà cho đại diện nhà trường.
Đây cũng là một trong nhiều sản phẩm khoa học công nghệ của Học viện nghiên cứu để đóng góp vào cuộc chiến chống Covid-19. Theo GS.TS Nguyễn Thị Lan, xác định tinh thần "chống dịch như chống giặc", thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, Ban Giám đốc Học viện đã có thư gửi toàn bộ cán bộ, giảng viên, sinh viên kêu gọi mỗi người tự cách ly tại nhà; chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu và các trường hợp khẩn cấp khác; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 02 người tại nơi công cộng.
Tích cực giảng dạy/học tập online trên hệ thống phần mềm MS Teams; chủ động xây dựng kế hoạch làm việc, học tập tại nhà đảm bảo an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ được giao; tiếp tục nêu cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu tài liệu để trau dồi kiến thức chuyên môn.
Thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, tự giác chấp hành các khuyến cáo của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh; thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện thể dục thể thao khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn, nâng cao sức khỏe cho bản thân.
"Ngoài việc thực hiện nghiêm cách quy định về cách ly xã hội, đẩy mạnh truyền thông phòng chống dịch, tổ chức dạy online cho sinh viên để đảm bảo khung chương trình và thời lượng kiến thức, Học viện xác định phải tập trung nghiên cứu những sản phẩm khoa học công nghệ để góp sức vào cuộc chiến chống Covid-19 vô cùng vất vả" - GS.TS Nguyễn Thị Lan nói.
Cán bộ, giảng viên Học viện tổ chức dạy online cho sinh viên.
Xịt kháng khuẩn của nhóm nghiên cứu Khoa Môi trường (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Công ty Areo Việt Nam là một sản phẩm rất hiệu quả giúp người dân phòng chống dịch. Với những ưu việt như sử dụng 100% tinh dầu từ thiên nhiên; thành phần chính là cồn thực phẩm, tinh dầu, muối biển, nano bạc (diệt vi khuẩn, virus), dưỡng chất bảo vệ da tay (dầu dừa, grixerin) và dịch bồ hòn làm sạch bẩn bám, sản phẩm có thiết kế nhỏ gọn nên thuận tiện.
Điều đáng ghi nhận là, toàn bộ các sản phẩm của Khoa Môi trường đều được chiết xuất từ tinh dầu của những loại cây, cỏ thân thuộc như bưởi, sả, chanh, mùi già,... nên có hương vị thơm dịu, không hại da tay khi sử dụng nhiều.
Hiện, trên cơ sở các nghiên cứu của Khoa Môi trường, Công ty Areo Việt Nam đã thực hiện thương mại hóa, đưa sản phẩm ra thị trường và được người tiêu dùng đón nhận do sự an toàn, hiệu quả của sản phẩm.
Anh Thơ
Tuyên dương người trẻ nỗ lực tham gia chống dịch Covid-19 Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức tuyên dương 34 đoàn viên thanh niên tình nguyện đã nỗ lực ngày đêm tham gia tích cực công tác phòng, chống dịch Covid-19. Anh Nguyễn Mạnh Dũng trao bằng khen cho tình nguyện viên - H.Đ Chiều nay 20.4, Thành Đoàn Đà Nẵng đã tổ chức lễ Tuyên dương 34 Đoàn viên, thanh niên tình nguyện...