Tranh cãi chuyện vợ trẻ lấy chồng 82 tuổi, đẻ liền tù tì 3 con
Tại xã Bình Lục, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, không ai là không biết đến cặp vợ chồng hơn nhau đến 43 tuổi. Cách đây 10 năm, đám cưới của cặp đôi “bác – cháu” này đã làm chấn động cả một vùng quê.
Ông Học 82 tuổi và người vợ 39 tuổi. (Ảnh: Dân Việt)
Theo thông tin trên báo Dân Việt, người chồng trong câu chuyện này là ông Ngô Thanh Học, 82 tuổi và vợ là Nguyễn Thị Bích, 39 tuổi. Sau 10 năm chung sống, hai người đã có 3 người con, hiện hai bé vào lớp 1, còn một bé đang học mẫu giáo. Do tuổi đã cao, thường xuyên đau ốm nên ông Học không thể lao động. Mọi gánh nặng gia đình đổ dồn lên vai người vợ trẻ. Nhưng cũng vì thế mà chị Bích không có thời gian đi làm.
Cuộc sống gia đình gặp vô vàn khó khăn, ngoài chiếc xe đạp cà tàng để đi lại và chiếc tivi cũ thì trong nhà không còn gì đáng giá. Thậm chí vài năm trước, ông Học bị ốm nhưng cũng không dám đi viện vì không có tiền, đến năm vừa rồi bệnh chuyển biến quá nặng nên ông buộc phải đến viện điều trị.
Cả gia đình 5 miệng ăn chỉ còn biết trông chờ vào số tiền trợ cấp hơn 1 triệu đồng và sự giúp đỡ từ các mạnh thường quân. Tuy nhiên ông Học cho biết, do dịch bệnh nên một năm trở lại đây chỉ có một nhà hảo tâm tìm đến hỗ trợ gia đình.
Cả gia đình 5 miệng ăn chỉ biết trông chờ vào tiền trợ cấp. (Ảnh: Eva)
Dù rất muốn có sức khỏe để đỡ đần vợ con song ông Học cũng chỉ biết bất lực, chịu theo sự sắp đặt của số phận. Còn chị Bích thì cho biết: “Mấy năm nay, hết chăm bố lại chăm các con nên không có thời gian đi làm. Nhà không có gì ăn, buồn chán nên nhà cửa cũng chẳng thèm dọn. Những đứa con chẳng mấy khi biết đến mùi thịt, cá. Bữa ăn là cháo trắng nấu mỡ, đến tháng lĩnh trợ cấp thì mới mua được vài lạng thịt. Nhà ngoại gần đây nhưng còn mỗi mẹ cũng hơn 70 tuổi, thỉnh thoảng phải chạy qua chăm mẹ”.
Người vợ trẻ tâm sự thêm, từ ngày sinh con thứ ba, ông Học ốm yếu nên không làm được gì, một mình chị lo toan đủ thứ nên tình cảm vợ chồng cũng dần phai nhạt. Vì thế, giờ đây các con chính là niềm vui lớn nhất của chị, nhưng các con càng lớn thì nỗi lo cũng thêm nhiều hơn, bởi kinh tế gia đình ngày một eo hẹp.
Cũng có lúc khó khăn quá, chị Bích nghĩ đến chuyện gửi con cho gia đình khác nuôi, nhưng ông Học không đồng ý, sau khi suy nghĩ lại hai vợ chồng chị quyết định cố gắng nuôi con.
Ảnh cưới của vợ chồng ông Học và ảnh chị Bích khi còn trẻ. (Ảnh: 24h)
Cũng giống như nhiều cặp đôi chênh lệch tuổi tác khác, khi đến với nhau, vợ chồng chị Bích cũng gặp phải không ít dị nghị và sự phản đối gay gắt từ gia đình. Nhiều người đã cảnh báo chị sẽ vất vả khi đến với ông Học, nhưng gạt qua những khuyên can đó, chị tin vào sự lựa chọn của mình.
Trước khi lấy ông Học, chị Bích cũng từng có người theo đuổi nhưng duyên số không thành. Nói về người chồng của mình, chị Bích chia sẻ, ông Học còn hơn cả tuổi bố chị nhưng vì thấy ông hiền lành, chịu khó, thương cảnh ông ở một mình nên chủ động ngỏ lời: “Chỉ thương thôi chứ không phải yêu, thương vì sự đồng cảm, hiểu rõ nỗi cô đơn của ông ấy nên tôi chủ động ngỏ lời, dù ông ấy còn hơn cả tuổi bố tôi.”
Đến năm 2013, chị mang song thai, một trai một gái nhưng sinh non nên các con hay đau ốm. Ba năm sau, chị Bích tiếp tục có thai. Khi đó nhiều người đã đồn đại ác ý rằng ba đứa trẻ không phải con ông Học. Để né tránh sự gièm pha của dư luận, vợ chồng chị quyết định sống khép kín.
Hoàn cảnh gia đình hiện gặp rất nhiều khó khăn. (Ảnh: Dân Việt)
Video đang HOT
Qua nhiều năm chung sống, giờ đây người đàn bà gần 40 tuổi này đã không còn sợ những lời đàm tiếu của dư luận, song chị cũng thừa nhận rằng bản thân đã không lường trước được những khó khăn khi lấy chồng hơn nhiều tuổi cũng như việc sinh nhiều con. Giờ đây mong ước lớn nhất của cặp vợ chồng chỉ là các con được khỏe mạnh, chị có thể đi làm để lo cho gia đình.
Câu chuyện về cặp vợ chồng “bác – cháu” sau khi chia sẻ đã nhận được sự đồng cảm của dư luận. Bên cạnh nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ về tấm lòng chị Bích dành cho chồng thì cũng có không ít ý kiến cho rằng việc lâm vào hoàn cảnh khó khăn là do hai vợ chồng chị Bích không chủ động trong việc kế hoạch hóa gia đình. Không nói đến chuyện lấy chồng già bởi đó là quyết định và duyên phận của mỗi người, song khi đã ý thức được hoàn cảnh mà vẫn sinh nhiều con là điều không nên.
Bạn L.K. bình luận: “Đã nghèo còn đẻ nhiều thế. Hơn nữa chồng già rồi thì cũng nên biết kế hoạch hóa gia đình. Tình yêu không phân biệt tuổi tác nhưng sinh con ra mà không cho con được cuộc sống đầy đủ, khiến các con khổ thì cũng là lỗi do mình đó”.
Hiện câu chuyện này vẫn đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Còn bạn, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy chia sẻ cùng YAN nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
Chi tiêu tiết kiệm với 3,5 triệu/tháng cho 3 người, vợ trẻ bị chất vấn vì ăn uống kham khổ và 1 khoản bất hợp lý
Chi phí sinh hoạt chưa đến 4 triệu/tháng cho cả gia đình, tiền ăn chỉ 50.000 đồng/ngày, nhưng người vợ trẻ không nhận được lời khen mà ngược lại còn bị soi vì nhiều chi tiết không hợp lý.
Bài toán chi tiêu trong gia đình vẫn luôn là vấn đề nan giải với không ít chị em. Thời buổi kinh tế khó khăn, nhiều chị em chia sẻ vui rằng sáng cầm tiền ra chợ mà như đánh rơi, chưa mua được gì đã "bay" tờ 500.000 đồng.
Thế nên hội những người giữ "tay hòm chìa khóa" trong gia đình vẫn thường lên mạng bàn luận, chia sẻ bảng sinh hoạt phí để cùng nhau góp ý các "chiêu" chi tiêu tiết kiệm mà vẫn đủ đầy cho gia đình mình.
Mới đây, chị Thu Linh, một người vợ trẻ hiện đang sống tại Bình Thuận cũng lên mạng khoe bảng sinh hoạt phí siêu tiết kiệm của mình.
Theo đó, vợ chồng chị Linh có một con nhỏ, hiện bé đang học mẫu giáo. Chồng chị là công nhân lao động chân tay nên thu nhập tương đối thấp
Thế nhưng, nhờ biết chi tiêu tiết kiệm, chị Linh vẫn cảm thấy thoải mái, cuộc sống không quá chật vật. Thậm chí, sau khi tiêu pha khá dè sẻn, cuối tháng vợ chồng chị Linh còn để ra được 1-2 triệu "bỏ ống".
Bảng chi tiêu siêu tiết kiệm của gia đình 3 người
Bà mẹ một con chia sẻ: "Thật sự thì mỗi nhà mỗi cảnh, gia đình nào chi tiêu theo mức thu nhập của gia đình đó. Có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít, nhưng tóm lại mình vẫn thấy nhà mình làm đủ tiêu, ấm no.
Hai vợ chồng chưa bao giờ than khổ dù chồng làm công nhân bốc vác, 3 người đi ở trọ. Mình thấy nhiều chị cứ đăng bảng chi tiêu "khủng" lên rồi hỏi không hiểu sao có người đi chợ được 100.000 đồng/ngày.
Trong khi nhà mình thì tiền ăn chỉ 50.000 đồng/ngày thôi, mà đấy còn nhiều. Có hôm đậu, trứng còn ít nữa.
Hằng ngày tiền công chồng làm thuê về sẽ đưa cho mình năm bảy chục để đi chợ, ngoài ra không phát sinh gì. Cuối tháng chỉ trả tiền nhà với điện nước thôi. Con mình đi học cả ngày.
Ví dụ cuối tháng này anh bảo có 2 triệu cầm về thì mình mừng lắm vì bỏ ống được khoản đấy".
Bảng chi phí sinh hoạt cho gia đình gồm 2 người lớn và một con nhỏ mà chị Linh chia sẻ bao gồm:
Tiền nhà: 500.000 đồng
Điện Nước: 700.000 đồng
Tiền ăn: 50.000 đồng/ngày x 30 ngày = 1.500.000 đồng
Gạo: 150.000 đồng/tháng
Xăng: 50.000 đồng
Tiền bia: 600.000 đồng cho chồng.
Tổng cộng: 3.500.000 đồng/tháng.
Có thể thấy, vợ chồng chi Linh ăn uống cực kỳ tiết kiệm, chi tiêu dè sẻn. Và mặc dù phải "thắt lưng buộc bụng" nhưng chị Linh vẫn cảm thấy vui vẻ, thậm chí còn có thể tích cóp chút tiền tiết kiệm cuối tháng.
Những mâm cơm đạm bạc, chưa đến 50.000 đồng/ngày mà chị Linh chia sẻ.
Tuy nhiên, thay vì nhận được những lời khen ngợi về tài vun vén, chị Linh lại bất ngờ vấp phải nhiều ý kiến trái chiều sau khi "soi" nhiều chi tiết.
Trước hết, những mâm cơm nhà chị Linh được nhận xét là quá sơ sài, chỉ có đậu phụ, cơm canh đạm bạc, không thể đủ chất và năng lượng để làm việc, học tập, đặc biệt với cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn và anh chồng là công nhân bốc vác.
Chưa kể, khoản chi 600.000 đồng cho chồng uống chia được đánh giá là bất hợp lý. Chị Linh Chi góp ý: "Ăn uống thế thì làm sao có sức để đi làm, con nhỏ mà không được ăn uống bồi dưỡng gì.
Trong khi đó lại uống bia hết 600.000, bạn bớt khoản đó lại, thêm tiền mua thức ăn thì hơn. Mình thấy bạn tiết kiệm không đúng chỗ, ăn uống thế là hà tiện chứ tiết kiệm gì!"
Facebook Minh Ngọc nói: "Người lớn mình không nói, chứ trẻ con ăn uống kham khổ thế tội quá. Trong khi bố nó uống bia thì hết hơn nửa tiền ăn cả tháng. Mà nhà bạn không ăn sáng hay sao ít vậy".
Nhiều ý kiến chỉ trích cách chi tiêu bất hợp lý của người mẹ này.
Giải thích những thắc mắc của dân mạng, chị Linh lý giải: "Ăn 50.000 đồng/ngày là vì chỉ hai vợ chồng, bé đi học ăn ở trường rồi. Sữa con cũng uống trên trường hoặc cô phát về nhà uống.
Bảng sinh hoạt này mình chưa tính tiền học của con vào nên mới ít vậy. Mẹ con mình không ăn vặt bao giờ, trộm vía con thương bố mẹ nên khỏe mạnh, không ốm đau thì vợ chồng mình đỡ khoản phát sinh khác.
Áo quần cả nhà chỉ mua tầm 2 lần một năm, mỗi lần mua nhiều đủ mang cả mùa luôn, khoản đó là tiền lì xì của con, tiền con được mọi người cho. "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", nhà mình thu nhập ít ỏi nên phải dè sẻn vậy, miễn vợ chồng mình không thấy cực khổ là được!"
Quả thực, làm sao để vừa khéo đủ cho gia đình êm ấm lại vẫn tiết kiệm được một khoản phòng thân không phải là chuyện dễ dàng. Hiện câu chuyện về chi phí sinh hoạt này vẫn được các chị em chăm chú đón đọc và góp ý, bàn luận sôi nổi.
Con trai đi học giật đứt vòng tay vàng của cô giáo, mẹ chẳng những không bồi thường còn nói 1 câu khiến cô ngậm ngùi cho qua Sau khi về nhà, chị Lý đem chuyện không bồi thường vòng vàng nói với chồng. Tuy nhiên anh chồng lại không đồng tình với cách xử lý của vợ. Một câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội Weibo, Trung Quốc mới đây đã thu hút sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Chị Lý (tên nhân vật đã được...