Tranh cãi chưa hồi kết khi Thế Giới Di Động muốn giảm giá thuê mặt bằng
Không thống nhất phương án giảm giá thuê mặt bằng, cuộc đàm phán giữa Thế Giới Di Động và các chủ nhà đã kéo dài nhiều tháng.
Từ tháng 6 đến nay, thị trường bất động sản cho thuê chịu tác động liên hoàn của việc phong tỏa, hàng quán đóng cửa, hạn chế kinh doanh. Trong thời gian này, nhiều khách thuê mặt bằng kinh doanh đã đàm phán với chủ nhà để được miễn, giảm tiền thuê. Các chủ mặt bằng cũng đã thực hiện việc giảm giá, phổ biến quanh mức 20-50% trong thời gian diễn ra dịch bệnh.
Tuy nhiên, không phải mọi cuộc đàm phán đều diễn ra suôn sẻ. Người thuê kinh doanh khó khăn, luôn trong tâm thế muốn được hỗ trợ nhiều nhất có thể. Chủ nhà đối mặt với áp lực tài chính cá nhân, mức giảm giá tiền thuê đôi khi khó như khách hàng kỳ vọng. Nhiều trường hợp bất đồng ý kiến, nảy sinh tranh cãi kéo dài. Trong đó, lùm xùm xoay quanh việc Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động đề nghị chủ nhà giảm giá tiền thuê mặt bằng là sự vụ gần nhất.
Sáng 15/10, anh Trần Kỷ Mùi – chủ mặt bằng ở thị xã An Nhơn (Bình Định), nhận được công văn chấm dứt hợp đồng thuê trước hạn của Thế Giới Di Động. Công ty này nêu lý do “việc kinh doanh tại địa điểm này không hiệu quả về chi phí” nên chấm dứt hợp đồng theo các trường hợp bất khả kháng.
Trước đó, Thế Giới Di Động liên tiếp gửi 4 công văn, từ “đề nghị” đến “thông báo” với chủ nhà về việc giảm tiền thuê mặt bằng. Theo tính toán của công ty này, tổng số tiền giảm trừ khi cửa hàng đóng cửa và bán giản cách từ tháng 7 đến tháng 9 là gần 51 triệu đồng. Trừ thẳng vào tiền thuê 75 triệu đồng theo hợp đồng, anh Mùi nhận về hơn 24 triệu đồng còn lại trong kỳ thanh toán tháng 9 đến tháng 11.
Không đồng ý với việc Thế Giới Di Động đơn phương giảm trừ tiền thuê, anh Mùi từng có ý gửi đơn kiện. Anh cho biết, đã thuê luật sư chuẩn bị mọi tình huống pháp lý với mục tiêu đòi lại bằng được tiền thuê đúng theo hợp đồng hoặc lấy lại mặt bằng cho bên khác thuê.
“Ban đầu, tôi cũng có ý giảm 50% trong khoảng thời gian thực hiện Chỉ thị 16. Nhưng khi họ liên tiếp gửi công văn với thái độ không tôn trọng, tôi nhất quyết không giảm dù chỉ một đồng”, anh khẳng định.
Về việc Thế Giới Di Động muốn kết thúc hợp đồng trước hạn, anh Mùi cho rằng dịch bệnh không phải là trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, anh vẫn sẽ đồng ý chấm dứt hợp đồng. Thế Giới Di Động không đặt cọc thuê mặt bằng, nên anh Mùi không phải hoàn trả khoản tiền nào. Riêng khoản tiền gần 51 triệu đồng mà công ty đơn phương giảm trừ, anh cũng cân nhắc đồng ý.
“Tôi có ý định đòi cho bằng được tiền thuê mà họ tự ý giảm trừ. Nhưng đến nay tôi không cần tiền nữa, chỉ cần họ nhanh chóng trả lại mặt bằng”, anh cho biết nhiều khách hàng đã ngỏ ý thuê ngay khi mặt bằng trống.
Công văn chấm dứt hợp đồng thuê trước thời hạn Thế Giới Di Động gửi đến anh Mùi. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Cũng nhận được công văn của Thế Giới Di Động, một chủ mặt bằng tại quận 12 (TP HCM), cho biết đến hôm nay đã quá hạn kỳ thanh toán tháng 10, nhưng vẫn chưa nhận được tiền thuê. Bà cho công ty này thuê mặt bằng 583 m2 với hợp đồng kéo dài 10 năm, từ 2016-2026. Giá cho thuê theo hợp đồng tại thời điểm hiện tại là 88 triệu đồng một tháng. Đến nay, gia đình bà không được thanh toán tiền thuê đã ba tháng.
Ngày 11/10, chủ nhà này đã gửi công văn đề nghị thanh lý hợp đồng, sử dụng quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng do Thế Giới Di Động đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đã cam kết. Công ty này đang đàm phán trực tiếp để giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa đạt kết quả thống nhất.
Trước đó, bà cho biết nhận được tiền thuê mặt bằng đầy đủ cho đến tháng 7. Sang tháng 8, Thế Giới Di Động ra phương án thanh toán tiền thuê mới. Công ty này đề nghị được giảm trừ 70-100% số tiền thuê cho tháng 6 đến tháng 8, với tổng số tiền 224 triệu đồng vì phải đóng cửa và bán giãn cách.
Trong đó, số tiền thuê tháng 8 được công ty yêu cầu giảm trừ hoàn toàn 88 triệu đồng. Còn lại hơn 136 triệu đồng tiền giảm trừ của tháng 6 và 7, Thế Giới Di Động đề nghị chủ nhà cấn trừ trực tiếp vào tiền thuê các tháng tiếp theo.
Liên quan vụ việc, Đại diện Thế Giới Di Động xác nhận, công ty đang trao đổi với các chủ nhà để thỏa thuận. Trong trường hợp chủ nhà không đồng ý với chính sách miễn giảm tiền thuê, doanh nghiệp buộc phải thanh lý hợp đồng. “Trong quá trình thanh lý, Thế Giới Di Động sẽ căn cứ vào quy định trong hợp đồng để giải quyết thỏa đáng nhất cho bên cho thuê”, đại diện này cho biết.
Cửa hàng Thế Giới Di Động đang thuê mặt bằng của anh Trần Kỷ Mùi tại thị xã An Nhơn (Bình Định). Ảnh: Nhân vật cung cấp
Trước đó, ngày 15/6, công ty này lần đầu gửi công văn đề nghị được giảm 50-100% giá thuê trong vòng 12 tháng (tức giảm tới tháng 6/2022). Đến ngày 20/7, Thế Giới Di Động tiếp tục gửi công văn thứ hai, đề nghị được thanh toán 50% số tiền thuê của các kỳ thanh toán sắp tới và kéo dài đến hết năm nay.
Sau đó gần nửa tháng, công ty tiếp tục gửi công văn, nêu rõ không thanh toán 100% tiền thuê trong giai đoạn đóng cửa và chỉ thanh toán 30% trong thời gian bị hạn chế bán hàng. Cách tính trên áp dụng trong 7 tháng đầu năm và sẽ áp dụng cho đến hết hạn hợp đồng nếu xảy ra các trường hợp tương tự. Với những mặt bằng đã thanh toán trước đó, tiền thuê được cấn trừ vào các kỳ tiếp theo.
Ngày 6/10, Thế Giới Di Động ra công văn yêu cầu chủ nhà phản hồi trước ngày 25/10 để thống nhất mức giảm giá thuê mặt bằng. Nếu không, sau ngày này, công ty sẽ tiến hành cấn trừ tiền thuê hoặc thanh lý hợp đồng theo điều kiện bất khả kháng.
Trong trường hợp Thế Giới Di Động và các chủ nhà tiến đến thanh lý hợp đồng, việc này cũng không đơn giản. Từ khi ra công văn ngày 6/10 đến nay, công ty và nhiều chủ nhà vẫn chưa tìm được tiếng nói chung.
Thực tế triển khai thanh lý hợp đồng theo điều kiện bất khả kháng đã gặp nhiều khó khăn vì khó thể phân định chính xác. Trong hợp đồng giữa Thế Giới Di Động ký với các chủ nhà, quy định về trường hợp bất khả kháng không đề cập đến yếu tố dịch bệnh. Tuy nhiên, các trường hợp bất khả kháng lại được nêu rằng “không giới hạn”, tức có thể bổ sung tùy vào tình hình thực tế.
Thế nhưng, để xác định Covid-19 có phải là trường hợp bất khả kháng hay không cần sự đồng ý từ hai bên. Vấn đề này đòi hỏi xử lý khéo, khách quan nhưng mặt khác lại chịu tác động đáng kể bởi quyền lực mềm, cách thuyết phục của từng bên.
Chủ mặt bằng tại quận 12 (TP HCM), cho rằng thông tin 10% chủ nhà “thiếu thiện chí” mà phía doanh nghiệp đưa ra, chưa đúng bản chất. Bà giải thích, phương thức thanh toán tiền thuê mỗi mặt bằng khác nhau dẫn đến chênh lệch thời điểm bị ảnh hưởng của các chủ nhà. Mặt bằng của bà được thanh toán theo từng tháng, nên bị ảnh hưởng trước tiên. Vì thế, bà nằm trong nhóm những chủ nhà phản đối ngay từ những ngày đầu. Với các mặt bằng thanh toán theo từng quý, vào đầu tháng 7, chủ nhà đã nhận đủ tiền thuê cho đến tháng 9 nên thời gian trước đó không bị ảnh hưởng.
“Ngày đến hạn thanh toán cho quý IV là 10/10. Tôi đã khảo sát một số chủ nhà quen biết, hiện vẫn chưa ai nhận được”, bà nói và cho rằng, theo cách tính của công văn ngày 2/8, đến nay các chủ nhà này mới bị ảnh hưởng và sẽ lên tiếng phản đối.
TP.HCM bình thường mới: Nhiều hàng quán mong được bán tại chỗ
Sau thời gian được bán mang về, các chủ hàng quán ở TP.HCM mong muốn được bán phục vụ khách tại chỗ.
Hiện bán mang về lượng khách còn rất ít.
Theo ghi nhận của Thanh niên , sau ngày 1.10, hàng quán tại TP.HCM đã mở cửa bán mang về, tuy nhiên, lượng khách còn rất ít. Các chủ hàng quán mong muốn được bán, phục vụ khách tại chỗ.
Sau khi hàng quán được bán mang về, chị Nguyễn Thị Hồng Dung (43 tuổi, chủ quán cơm) tự chốt đơn và đi giao cho khách. Ảnh SONG MAI
Trông ngóng từng ngày
Tại một quán cơm trên đường Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, chị Nguyễn Thị Hồng Dung (43 tuổi, chủ quán cơm) đang chốt đơn hàng đặt cơm của khách qua điện thoại. Chị Dung cho biết, chị bắt đầu mở bán trở lại sau khi TP.HCM nới lỏng giãn cách xã hội vào 1.10. Do không rành về công nghệ, chị Dung chỉ bán cho các khách quen gọi đặt qua điện thoại.
Rồng rắn xếp hàng dưới mưa chờ mua bánh mì đắt nhất Sài Gòn
Trước dịch Covid-19, chị Dung bán một ngày 300 phần cơm. Đến khi mở bán lại được khoảng 40 phần cơm, cầm chừng để bù vào đóng tiền mặt bằng mỗi tháng 35 triệu đồng.
Do bán mang về nên lượng khách đến mua hàng rất ít . Ảnh SONG MAI
"Một số khách như tài xế xe ôm, nhân viên giao hàng, buổi trưa ghé quán mua cơm, do bán mang về tôi không để họ ngồi lại quán được. Những người này phải ra tìm chỗ nào có bóng mát thì ngồi ăn. Thấy thì tội, nhưng mình phải tuân theo quy định", chị Dung nói.
"Tôi đã tiêm 2 mũi vắc xin, còn người phụ việc ở quán cơm được tiêm mũi 1 và đang chờ tiêm mũi 2. Ngày nào tôi cũng ngóng tin tức, cũng đã chuẩn bị sẵn giấy tờ như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh, chứng nhận đã tiêm vắc xin. Tôi cũng tính toán trước, để sắp xếp bàn ghế đảm bảo giãn cách, tuân thủ 5K. Nếu được bán lại tại chỗ, phục vụ ít khách hơn để đảm bảo khoảng cách, thu nhập chắc sẽ đỡ hơn việc bán mang đi", chị Dung cho biết.
Tại quán bún đậu trên đường Hoa Lan, P.7, Q.Phú Nhuận bán mang về cho khách và nhân viên giao hàng . Ảnh ĐÀO NGUYÊN
Tại quán bún đậu mắm tôm trên đường Hoa Lan, P.7, Q.Phú Nhuận, anh Quốc Đạt (quản lý quán) cho biết, quán anh đã mở bán lại từ ngày 6.10. Do chỉ bán mang về nên doanh thu chỉ đạt 10 - 15% mỗi tháng so với khi nhận khách tại chỗ.
Theo anh Đạt, quán có 1 trệt và 2 lầu, sức chứa tầm 150 khách. Dự tính, nếu cho bán tại chỗ, quán sẽ sắp xếp bàn ghế giãn cách, phục vụ tối đa 20 khách một lượt. Ngoài ra, từ đợt dịch trước, quán đã chuẩn bị các tấm chắn giọt bắn để bố trí ở các bàn ăn. "Giờ nhân viên trong quán đều được tiêm vắc xin 2 mũi, quán cũng đang tính toán phương án đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch, chuẩn bị tinh thần đến ngày được bán tại chỗ", anh Đạt cho biết.
Ngày đầu mở bán lại, quán cơm tấm hết vèo đồ ăn trong 2 tiếng
Vừa mừng, vừa lo
Tại quán hủ tiếu trên đường Phan Xích Long, P.7, Q.Phú Nhuận, ông Ngô Thế Tấn (57 tuổi, chủ cửa hàng) cho biết, ông đã mở quán bán lại từ 2.10 và chỉ bán thông qua các app giao hàng online. Do chỉ bán mang về nên doanh thu cửa hàng bị giảm 60 - 70% so với trước dịch và phải cho nghỉ việc 10 nhân viên.
Thông thường, ông Tấn sẽ kê ở quán được 7 bàn, phục vụ được khoảng hơn 20 người. Tuy nhiên, nếu được bán tại chỗ trong tình hình dịch bệnh, phải tuân thủ theo quy định như giãn cách an toàn, tuân thủ 5K, quán của ông chỉ kê được 2 bàn, lượng khách đến quán sẽ ít đi, chỉ tầm khoảng 4 - 5 người.
"Nếu thành phố cho bán tại chỗ thì mình cũng mừng lắm, nhưng chắc sẽ phải lo nhiều thứ. Vì khi cho bán phục vụ tại chỗ, sẽ kèm theo các quy định để hàng quán tuân thủ theo. Mình sẽ phải sắp xếp, bố trí bàn ghế, đầu tư thêm để tuân thủ theo quy định phòng chống dịch nên có thể phải bỏ ra thêm chi phí", ông Tấn cho biết.
Do chỉ bán mang về nên doanh thu của các hàng quán đều bị giảm. Người dân chủ yếu đặt hàng qua các app online . Ảnh ĐÀO NGUYÊN
Chị Trần Thị Thúy (30 tuổi, chủ quán bún đậu trên đường Nguyễn Gia Trí, Q.Bình Thạnh) cho biết, quán chị mở bán mang về, tình hình buôn bán chậm, mỗi ngày khoảng 40 phần. Suốt 4 tháng nay, chị Thúy phải lấy tiền tích góp để lo chi trả tiền thuê mặt bằng 65 triệu đồng/ tháng, và lo tiền chi phí sinh hoạt cho 8 nhân viên ở lại quán.
Theo chị Thúy, khi bán mang về lượng khách của chị giảm đi nhiều vì khách đa phần là học sinh, sinh viên... thường thích đến quán ăn hơn, vì ăn tại quán đồ ăn nóng, ngon miệng còn đợi giao hàng đến nhà thường sẽ...bớt ngon.
Quán của chị Thúy có 1 trệt và 2 lầu, mỗi lầu chứa được tầm 15 khách. Tuy nhiên, nếu được bán tại chỗ trong tình hình này, chị Thúy dự định sẽ kê lại bàn ghế, khoảng cách an toàn và giới hạn số lượng khách vào quán.
Tuy hàng quán đã được mở bán mang về, nhưng lượng đơn hàng rất ít . Ảnh SONG MAI
"Tôi có thể tính toán lại và chỉ bố trí bàn ghế, phục vụ mỗi lượt 20 khách, đảm bảo giãn cách, an toàn. Nhưng tình hình này, thì học sinh, sinh viên chưa đi học lại, còn người dân thì chưa đi làm. Nếu mở bán lại chắc sẽ không được như trước dịch, chỉ là đỡ hơn phần nào so với bán mang về", chị Thúy chia sẻ.
Như Thanh Niên đã thông tin, TP.HCM dự kiến 3 giai đoạn phục hồi kinh tế. Trong đó, ở Giai đoạn 1, dự kiến từ 16.10 - 31.10 có nêu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi (hoạt động 3 tại chỗ).
Giai đoạn 2, dự kiến từ 31.10 - 15.1.2022, TP.HCM bổ sung thêm một số lĩnh vực như ăn uống tại chỗ, thể thao ngoài trời, vui chơi giải trí với số lượng dưới 20 người, người tham gia phải có thẻ xanh Covid.
Giai đoạn 3, dự kiến sau 15.1.2022, nếu diễn biến dịch theo như kế hoạch kiểm soát, TP.HCM sẽ mở cửa tất cả các hoạt động của nền kinh tế, riêng đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham dự phải có thẻ xanh Covid...
Thế giới di động gửi 'tối hậu thư' đến chủ nhà: Trả lời giảm giá hoặc thanh lý hợp đồng Thế giới di động vừa ra công văn mới, dằn mặt sẽ xúc tiến thanh lý hợp đồng nếu chủ nhà không phản hồi về việc giảm giá thuê trước ngày 25-10. Nếu làm theo công văn do Thế giới di động gửi, nhiều chủ nhà có thể bị cấn trừ khoản đã thanh toán và "nợ ngược lại" doanh nghiệp này (ảnh...