Tranh cãi bác bảo vệ xúc thóc xuống ruộng để HS đi lại an toàn
Đất chật, người đông đôi khi khiến cho bà con không có chỗ để phơi thóc mỗi khi mùa vụ thu hoạch tới.
Do đó, nhiều gia đình buộc phải trải thóc ra giữa đường để phơi, song điều này vô tình lại gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của mọi người.
Nhiều người dân buộc phải phơi thóc giữa đường vì thiếu không gian. (Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ)
Điển hình như mới đây, một bài đăng được chia sẻ trên mạng xã hội xoay quanh chuyện phơi thóc đã gây ra 2 luồng ý kiến trái chiều. Xuất phát với ý tốt, thế nhưng hành động của bác bảo vệ trong câu chuyện lại khiến người trong cuộc lên án.
Câu chuyện đang thu hút sự chú ý của dân tình. (Ảnh: Chụp màn hình FB Beatvn)
Cụ thể, theo lời kể của người đăng bài, bà con đã tận dụng làn đường trước một trường học để phơi thóc. Việc trải thóc giữa đường vốn không phải là vấn đề xa lạ, thế nhưng bác bảo vệ của trường lại dọn dẹp hết số thóc và đổ xuống ruộng vì lý do không muốn ảnh hưởng đến con đường đi lại của học sinh, đảm bảo an toàn cho các em mỗi giờ tan học.
Trước cổng trường là nơi học sinh, phụ huynh qua lại đông đúc. (Ảnh minh họa: Vietnamnet)
Trước hành động này, người dân vô cùng tức giận và quyết định làm căng. Họ gọi công an xã xuống để lập biên bản làm việc, cảnh cáo bác bảo vệ vì đã đem công sức của họ đổ xuống ruộng như vậy.
Người dân tụ tập lại sau khi bác bảo vệ đổ hết thóc xuống ruộng. (Ảnh: FB Beatvn)
Câu chuyện sau khi được chia sẻ đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dân tình. Nhiều người cho rằng bác bải vệ đã sai khi đổ thóc của người dân đi. Đó là hành động không quý trọng nỗ lực và thành quả làm việc của người khác, dù có lý do chính đáng là lo ngại đến việc đi lại của học sinh nhưng cũng không thể chấp nhận được:
- Bác chơi lớn quá, các cháu cũng không đỡ được. Để mà nói thì bà con sai 1 phần thì bác bảo vệ sai 2 phần. Tội này cũng khó xử, về lý thì đúng, về tình thì toang.
- Anh em ủng hộ người nông dân đâu, cho tôi xin cánh tay nào. Vất vả làm việc mấy tháng trời mới đến mùa thu hoạch mà bị đối xử như vậy thì tội nghiệp quá.
Video đang HOT
- Cách làm này hơi quá đáng rồi bác bảo vệ ơi, là mồ hôi nước mắt 6 tháng mới có được hạt thóc để ăn.
- Trời ơi thóc người ta phơi còn mình mang đi đổ. Thử ở trong trường hợp đó xem có tức phát khóc không? Rồi người nông dân còn gì để ăn, để buôn bán nữa đây?
Người nông dân đã vất vả trên cánh đồng thời gian dài mới được thu hoạch. (Ảnh minh họa: Kinh Tế Môi Trường/Báo Quảng Ngãi)
Tuy nhiên việc phơi thóc giữa lòng đường rất nguy hiểm cho những người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa: Nhịp Sống Việt)
Tuy nhiên vẫn có phần lớn người đọc ủng hộ việc làm của bác bảo vệ. Họ cho rằng tốt nhất thì thóc nhà ai, phơi sân nhà đó, lòng đường là của chung, không được phép chiếm dụng với mục đích riêng. Hơn nữa, có thể là bác đã nhắc nhở nhiều lần nhưng mọi người không nghe nên mới phải dùng biện pháp mạnh như vậy. Mặt khác, đã có không ít sự cố đáng tiếc xảy ra chỉ vì bị trượt vào thóc khi đang đi trên đường nên bác làm vậy vừa đảm bảo an toàn của học sinh, vừa không gây hại cho người tham gia giao thông.
Rất nhiều người lên tiếng bênh vực bác bảo vệ. (Ảnh: Chụp màn hình FB Beatvn)
Một số bình luận khác của dân tình. (Ảnh: Chụp màn hình FB Beatvn)
Trong câu chuyện này, mỗi người đều có cái lý riêng. Chưa rõ công an đã xử trí ra sao nhưng có lẽ, đây cũng là một bài học để bà con hạn chế việc phơi thóc ở nơi công cộng, có đông xe cộ qua lại.
Cùng để lại bình luận và cập nhật thông tin mới nhất tại YAN nhé!
Thực tế, phơi thóc ra đường không chỉ gây cản trở giao thông mà còn vi phạm quy định pháp luật. Biết rằng người nông dân cũng có cái khó là không có không gian phơi thóc, để lâu sẽ mọc mầm, thế nhưng hành động này lại rất nguy hiểm với người qua đường.
Để quản lý và xử lý nghiêm túc những hành vi chiếm dụng lòng đường tương tự, đã có nơi đề xuất xây những sân phơi lúa tập thể cho người dân có chỗ làm việc mà không ảnh hưởng đến ai. Hi vọng rằng qua câu chuyện trên, mọi người đều có nhận thức đúng đắn và chịu trách nhiệm với hành động của mình.
Team Quang Linh Vlogs mang điện đến bản của bác trưởng thôn 80 tuổi
Sau thời gian dài sinh sống và làm việc tại châu Phi, team Quang Linh Vlogs đã xây dựng được sự nghiệp vững chắc, phát triển công việc kinh doanh.
Đáng chú ý lợi nhuận từ các công việc này đều được trích ra để hỗ trợ bà con Angola có công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống. Không chỉ có vấn đề việc làm, team Quang Linh còn hỗ trợ bà con xây nhà, xây trường học, nhà văn hóa,...
Mới đây, Tiến Nguyễn - một thành viên trong team châu Phi đã đăng tải khoảnh khắc mang điện đến bản làng ĐêBendita - ngôi làng của bác trưởng thôn 80 tuổi đã nhiều lần xuất hiện trong các clip của Quang Linh và team châu Phi.
Hình ảnh ánh đèn điện lung linh lần đầu tiên xuất hiện ở bản nghèo của Angola. (Ảnh: FB Tiến Nguyễn)
Được biết đây là những chiếc đèn sử dụng năng lượng mặt trời, cứ khi nào trời tối thì đèn sẽ được chiếu sáng. Vì bản ở khá xa, phải đi qua suối, điều kiện của bà con còn nhiều thiếu thốn nên không có điện để sinh hoạt. Chính vì thế, ánh sáng mà team Quang Linh mang tới như một nguồn hy vọng, thắp sáng lên cả tương lai phía trước.
Dưới ánh đèn sáng lung linh, tất cả bà con trong bản đã tập trung lại cùng nhảy múa dưới ánh đèn. Một khung cảnh ấm áp khiến nhiều người xúc động. Trước đó, bác trưởng thôn 80 tuổi cũng dẫn theo bà con trong bản tìm đến gặp team châu Phi hy vọng được giúp đỡ, nhất là cho các em nhỏ được đến trường.
Bác trưởng thôn từng đích thân dẫn bà con trong bản tới gặp team Quang Linh nhờ giúp đỡ cải thiện cuộc sống. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Hùng KaKa)
"Cháu sẽ đến thật phải không cháu, bác và mọi người rất mong cháu sẽ đến bản 1 lần cháu nhé!", câu nói của bác trưởng thôn 80 tuổi khiến nhiều người cảm động. Sau đó, Hùng KaKa - một thành viên trong team châu Phi đã đứng ra hỗ trợ bản làng xây nhà văn hóa cũng như nhà cầu nguyện cộng đồng. Đây vừa là nơi họ có thể cùng nhau sinh hoạt, bàn chuyện trong bản vừa là nơi dạy học giúp các bạn nhỏ xóa mù chữ.
Nhà văn hóa của bản đã chuẩn bị hoàn thiện khiến bà con rất vui. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Hùng KaKa)
Hiện tại, nhà văn hóa của bản bác trưởng thôn 80 tuổi đang trong giai đoạn hoàn thiện. Trong một clip trên YouTube cá nhân hôm 2/10, Hùng KaKa cũng bật mí nhà văn hóa đã hoàn thành được 90%. Team châu Phi cũng vẽ ở hai bên nhà văn hóa 2 lá cờ, 1 lá cờ Angola, 1 lá cờ Việt Nam.
Trước đó, trong một clip đến thăm trang trại của Quang Linh Vlogs, Tiến Nguyễn cũng tặng 15 chiếc bóng đèn này cho trang trại. Đồng thời anh chàng cũng chia sẻ sẽ lắp đèn chiếu sáng ở tất cả các khu vực đã được team châu Phi hỗ trợ xây nhà văn hóa để tiện lợi hơn cho việc sinh hoạt buổi tối của cộng đồng. Mỗi nhà văn hóa sẽ được lắp 5 bóng điện chiếu sáng cả bên trong và khu vực xung quanh bên ngoài.
Nguyễn Tiến cũng tặng đèn năng lượng mặt trời cho trang trại của Quang Linh. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Tiến Nguyễn - Cuộc sống Châu Phi)
Tiến Nguyễn cũng bật mí sẽ lắp đèn này ở tất cả các nhà văn hóa mà team châu Phi đã hỗ trợ xây dựng. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Tiến Nguyễn - Cuộc sống Châu Phi)
Sau khi đăng tải hình ảnh này đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm lớn của netizen. Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ trước các việc làm ý nghĩa mà team Quang Linh đã mang lại cho bà con Angola. CÓ
Một số bình luận của độc giả về sự việc này:
"Khoảnh khắc lịch sử của bản làng bác trưởng thôn 80 tuổi. Trên cả tuyệt vời chắc dự án của bác Tiến mỗi bản đều có thấy vui lây quá."
"Bầu trời trong xanh xen lẫn ánh đèn nhỏ bé thu gọn khoảnh khắc thật bình yên ấm áp, cảm giác nhìn thôi mà cũng lạ."
"Team châu Phi rất phi thường làm những chuyện ít ai làm được ngưỡng mộ team chúc team nhiều sức khỏe."
Nhiều người để lại bình luận cảm động trước tấm lòng của team châu Phi. (Ảnh chụp màn hình FB Tiến Nguyễn)
Ngoài xây nhà văn hóa, mang điện đến cho dân bản team Quang Linh Vlogs cũng đang thực hiện dự án xây trường học hơn 1 tỷ đồng. Trong đó có hai mạnh thường quân đóng góp 250 triệu đồng. Dự kiến, trường học sẽ có 9 phòng, trong đó có 6 phòng học, 1 phòng giáo viên, 1 phòng họp và 1 phòng hiệu trưởng. Trường học này sẽ đem lại cơ hội đến trường cho các em học sinh nghèo trong bản. Vậy là không chỉ được học xóa mù chữ, các bạn nhỏ Angola còn sắp được đến trường ở một nơi khang trang và hiện đại hơn.
Dự án xây dựng trường học của Quang Linh và team châu Phi cũng đang được gấp rút hoàn thiện. (Ảnh: Cắt từ clip YouTube Quang Linh Vlogs - Cuộc Sống ở Châu Phi)
Đáng chú ý, những viên gạch ở đây đều do người dân tự đóng, sản xuất rồi đưa vào sử dụng. Quá trình xây dựng còn có sự tham gia của cả bác trưởng thôn. Vậy mới thấy, tinh thần đoàn kết của bà con Angola cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của team Quang Linh đã khiến cuộc sống của dân bản cải thiện từng ngày.
Quang Linh tặng khoai tây cho bà con: Hết lòng vì 1 Angola ấm no Gần đây, vụ mùa thu hoạch khoai tây lứa đầu tiên của Quang Linh trên trang trại ở Angola đang được dân tình dõi theo và ủng hộ. Sau nhiều ngày trồng trọt, chăm bẵm, thành quả là những củ khoai tây có kích thước lớp gấp 3, 4 lần ở Việt Nam, dù mới chỉ thu hoạch trên một mảnh đất nhưng...