Tránh 4 loại thực phẩm này để giảm nguy cơ mắc ung thư vú
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ, ảnh hưởng tới hàng triệu phụ nữ mỗi năm.
Shutterstock
Đó là một dạng ung thư xảy ra trong các tế bào vú khi các tế bào này bắt đầu nhân lên một cách không kiểm soát được.
Có nhiều yếu tố khác nhau bao gồm tuổi tác, tiền sử gia đình, các vấn đề về kinh nguyệt, chủng tộc, không có con, thừa cân… có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.
Chế độ ăn uống chịu trách nhiệm cho khoảng 30- 40% các bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư vú.
Mặc dù, không có thực phẩm hoặc chế độ ăn kiêng nào hoàn toàn có thể ngăn ngừa hoặc gây ung thư vú, tuy nhiên có một số thực phẩm thúc đẩy nguy cơ ung thư vú.
Để ngăn ngừa bản thân khỏi nguy cơ mắc ung thư vú, nên tránh một số thực phẩm có nguy cơ cao sau đây, theo The Health Site.
1. Rượu
Uống rượu thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư vú. Rượu có khả năng làm tăng nồng độ estrogen và gây tổn thương các tế bào ADN dẫn đến ung thư vú.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống nhiều rượu dễ bị ung thư vú hơn những người không uống rượu.
Theo nghiên cứu, uống bia rượu 3 lần mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú lên gần 15%.
2. Đường
Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Ung thư MD Anderson của Đại học Texas (Mỹ), đã tiết lộ rằng ăn một chế độ ăn nhiều đường có thể góp phần phát triển các khối u tuyến vú.
Đường có chỉ số đường huyết cao dẫn đến nguy cơ ung thư vú. Đường làm tăng lượng đường trong máu và giải tăng mức insulin. Từ đó, làm tăng mức estrogen, làm tăng nguy cơ ung thư vú, theo The Health Site.
Video đang HOT
Một số thực phẩm giàu đường bao gồm đồ uống thể thao, nước ngọt…
Chất làm ngọt nhân tạo như aspartam và sucralose cũng làm tăng mức insulin và do đó làm tăng nguy cơ ung thư vú.
3. Chất béo
Theo một số nghiên cứu, chất béo từ thực phẩm chế biến có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư vú.
Chế độ ăn giàu chất béo có thể làm tăng lượng oestrogen và prolactin, có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
4. Thịt nướng, thịt chế biến
Giàu chất béo, muối và chất bảo quản, thịt chế biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Các nghiên cứu đã chỉ ra ăn thịt chế biến nhiều hơn sẽ có nguy cơ tăng nguy cơ bị ung thư vú hơn. Tiến sĩ Maryam Farvid, từ Đại học Harvard (Mỹ), cho biết: Giảm ăn thịt chế biến không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa ung thư vú.
Thịt nướng cũng là một trong những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư vú. Protein trong thịt khi được nướng ở nhiệt độ cao, có thể sản sinh ra của các chất gây ung thư đột biến, theo The Health Site.
Theo thanhnien
Đây là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao và cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả
Ung thư vú là một trong những căn bệnh thường gặp ở nữ giới nhưng không phải ai cũng biết cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh từ sớm.
Ung thư vú được biết tới là loại ung thư có những khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú. Khối u này sẽ tập hợp thành tế bào ung thư và sản sinh rất nhanh ra các mô xung quanh hoặc di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo căn bệnh này chủ yếu xuất hiện ở nữ giới. Tuy nhiên, vì không có dấu hiệu rõ ràng nên nhiều người thường chủ quan bỏ qua khiến cho bệnh có cơ hội phát triển. Dù vậy, bạn vẫn có thể biết mình có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hay không nếu thuộc một trong những đối tượng sau.
Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn
Các chuyên gia cho rằng, khi bạn tiếp xúc với hormone estrogen và progesterone quá lâu thì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Bạn có thể nhận biết điều này thông qua những đối tượng nữ giới dậy thì sớm trước 12 tuổi hoặc những người mãn kinh muộn sau 55 tuổi. Đây là 2 trong số những đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hàng đầu hiện nay.
Người hay thức khuya thường xuyên
Với những người hay thức khuya để học bài, làm việc thì khả năng cao cũng có thể mắc bệnh ung thư vú. Do hormone melatonin thường sản sinh nhiều vào ban đêm nên nó sẽ tiết ra đủ ở những người có lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn ngủ đúng giờ. Còn những người bật đèn sáng suốt đêm để làm việc thì chính ánh sáng nhân tạo này có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó kích thích đến các hormone khác, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tế bào vú. Đó cũng là lý do vì sao những người mắc bệnh ung thư vú thường có hàm lượng melatonin trong cơ thể ít hơn so với đối tượng nữ giới sinh hoạt lành mạnh.
Người hay gặp căng thẳng, áp lực
Thời gian làm việc trải dài, cống hiến toàn bộ thời gian ở nơi làm việc khiến nhiều người rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực thường xuyên. Chính điều này cũng góp phần không nhỏ làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Vì vậy, nếu không sửa ngay thì sức khỏe của bạn sẽ dần bị rút cạn kiệt và kéo theo nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác.
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú
Gen di truyền là một yếu tố góp phần không nhỏ trong chuyện làm tăng nguy cơ di căn bệnh ung thư vú ở nữ giới. Do đó, khi biết trong gia đình mình có người thân mắc bệnh ung thư vú thì hay chủ động đi khám tầm soát bệnh ung thư vú từ sớm để kịp thời chữa trị bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, bệnh ung thư vú cũng có thể gặp phải ở một số đối tượng cụ thể sau:
- Người gặp vấn đề sinh sản (vô sinh, hiếm muộn hoặc có con đầu lòng khi trên 35 tuổi).
- Người có tiền sử bản thân mắc bệnh u nang hoặc u xơ tuyến vú.
- Người từng mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư tử cung...
- Người phải tiếp nhiều với hóa chất độc hại, tia bức xạ.
- Người ăn uống thiếu lành mạnh, không thủ nạp đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu (thiếu protein, chất xơ).
- Người sử dụng chất kích thích nhiều (hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn).
- Người thừa cân, béo phì.
*Một số cách giúp phòng ngừa bệnh ung thư vú từ sớm:
Ăn nhiều rau củ quả
Một số loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh, cải xoăn... sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vì chúng chứa nhiều hoạt chất glucosinolate, có khả năng ức chế sự gia tăng tế bào ung thư.
Tránh tiêu thụ đồ uống chứa cồn
Những loại thức uống chứa cồn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú vì lượng cồn này sẽ kích thích quá trình sản xuất estrogen, tạo cơ hội cho sự phân chia tế bào ung thư ở vú.
Bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường có khói thuốc
Thói quen hút thuốc lá cũng có thể làm tăng 30% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, nhất là ở đối tượng nữ giới trong khoảng 20 tuổi. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh xa những nơi có khói thuốc lá độc hại để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hiệu quả.
Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn
Việc tập luyện đều đặn cũng có thể giúp giảm bớt lượng estrogen và chất béo dư thừa, từ đó ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú hình thành. Vậy nên, bạn hãy dành tối thiểu 30 phút để tập luyện mỗi ngày và dành khoảng 5 ngày tập mỗi tuần để giảm hẳn nguy cơ mắc bệnh.
Chủ động đi tầm soát bệnh ung thư vú định kỳ
Hãy dành thời gian đi khám định kỳ ít nhất 2 lần mỗi năm để có thể tầm soát bệnh ung thư vú cũng như các bệnh ung thư khác từ sớm. Nhờ đó, bạn sẽ có tỷ lệ chữa trị và sống sót cao hơn.
Nguồn: Prevention, Cancer
Sinh con muộn và nguy cơ ung thư vú Theo một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Annals of Internal Medicine, phụ nữ sinh con sau tuổi 35 có nguy cơ cao phát triển ung thư vú hơn so với những người cùng độ tuổi chưa con. Chụp nhũ ảnh giúp phát hiện sớm ung thư vú - LIÊN CHÂU Ngoài việc sinh con muộn, phụ nữ có tiền sử...