Trang trí đường phố Hà Nội: Xúc phạm người Thủ đô
Trang trí đường phố ở Hà Nội đang làm rối mắt, thiếu chất lượng, thiếu quy hoạch, thiếu kiến thức và xúc phạm người dân Hà Nội.
Chê là đúng
Theo KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam, việc trang trí chiếu sáng đường phố ở Hà Nội gặp dư luận phản đối là bởi thị hiếu nghệ thuật của người dân Thủ đô đã ngày càng cao để có thể đánh giá những nỗ lực của người làm tổ chức chương trình này của Hà Nội là còn thấp quá.
“Tại Hà Nội, do nhận thức và thị hiếu nghệ thuật kiến trúc của người dân khá là cao nên nếu không hợp lý, phù hợp thì chắc chắn họ sẽ chê.
Mà cái chê đó còn thể hiện việc người làm chủ dự án, hoặc chủ đầu tư làm chưa hiệu quả, hay còn có thể nói là văn hóa về chiếu sáng rất kém. Thậm chí còn thể hiện ý xúc phạm tới các quan niệm văn hóa trước đó của người dân Thủ đô”, KTS. Chính nhận định.
Hệ thống đèn trang trí trên đường Phan Đình Phùng. Ảnh: Zing.vn
KTS. Trần Ngọc Chính còn lấy ví dụ như việc trang trí giăng đèn trên phố đi bộ vòng quanh bờ Hồ Gươm sáng như ban ngày không gây nên hiệu ứng làm tôn vinh vẻ đẹp mà còn gây phản tác dụng.
“Người ta đi chơi ban đêm để thưởng ngoạn phong cảnh Bờ Hồ Gươm thơ mộng đẹp đẽ cây xanh, mặt nước, Tháp Rùa lung linh như thế thì đây lại giăng đèn, chiếu sáng như ban ngày, che mờ mất không gian của Hồ Gươm, không nhìn thấy Hồ Gươm nữa thì còn thấy đâu là Hồ Gươm nữa, đâu còn gì là nghệ thuật nữa”, KTS. Chính nhận xét.
Một ví dụ khác được KTS. Trần Ngọc Chính nhận xét “rất kệch cỡm” là việc trang trí bông hoa màu hồng tím cuống xanh xung quanh đài phun nước ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Video đang HOT
Theo ông Chính, việc dựng lên rồi tháo dỡ bông hoa mà người dân còn ví như bông hoa rau muống trong chưa đầy 24h đồng hồ là một bài học. Không thể coi đó là sáng tạo, là cái mới, bởi cái mới không hề mang giá trị và không hòa hợp với cái truyền thống. Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục có một đài phun nước mặc dầu không to nhưng rất cổ kính, mang ý nghĩa lịch sử. Ai trước đó cũng biết ở đó có một đài phun nước. Vậy thì cứ để nó phun nước đi và có thể trang trí bằng cách chiếu sáng lên nó. Đó chính là chiếu sáng nghệ thuật. Cách thức đưa những chi tiết hoa lá cành vào đó không tạo nên ý nghĩa gì mà còn rất kệch cỡm.
“Chúng ta đã có hội đồng để nghiên cứu chiếu sáng, có những người học ra để làm chiếu sáng nhưng cuối cùng lại chưa thấy có sự đóng góp, can thiệp trong thực hiện để người dân họ phản đối, đánh giá, bàn luận, chê trách. Đây quả là một điều đáng tiếc” – Vị KTS chia sẻ.
Làm thế nào?
Ông Chính cho biết, thực chất, việc trang trí trên đường phố nhân các dịp kỷ niệm hay ngày lễ là cả một nghệ thuật. Đó là nghệ thuật chiếu sáng đô thị.
Chính vì vậy, bàn về nghệ thuật, cái đẹp phải có các Hội đồng nghệ thuật bàn luận để đưa ra các phương án: đường kia chiếu sáng màu gì, hình thức trang trí thế nào phù hợp với con đường đó, đường rộng thì bố trí ra sao, đường hẹp có kiểu trang trí khác, những con đường có ý nghĩa lịch sử, tính chất khác nhau sẽ phải trang trí khác nhau…
Ngoài ra cũng cần chi tiết các lớp đèn cách nhau bao nhiêu, cách dày hay mỏng, ánh sáng, màu sắc thế nào cho hài hòa. Màu sắc chiếu sáng cũng cần thanh bình, nhẹ nhàng chứ không cái đỏ, cái vàng, không tương hỗ nhau, gây phản tác dụng.
Từ đó, KTS. Chính đề xuất: “Hà Nội hiện nay đang đón chào 2 sự kiện quan trọng, Đại hội Đảng và Tết Nguyên đán Bính Thân nên cần nghiên cứu kế hoạch trang trí biểu hiện rõ 2 sự kiện này. Ví dụ các tuyến đường nào đưa các đại biểu đi dự Đại hội thì nên trang trí các hình ảnh hay màu sắc đèn mang ý nghĩa về Đảng như cờ, sao… các đường phố khác sẽ có trang trí khác. Đây là ý tưởng thiết kế chiếu sáng nghệ thuật đường phố. Ánh sáng không sáng quá, không tối quá, hòa hợp với cây xanh hòa hợp với các công trình và con người Thủ đô”.
Đường Thanh Niên trang hoàng đèn, hoa trang trí đón Tết. Ảnh: Tạp chí giao thông
“Theo tôi, Sở VH&TT Hà Nội là nơi hội tụ văn hóa mà làm điều để người dân cười thì Hà Nội phải lo lại, tính toán lại. Làm nghệ thuật chiếu sáng ở Quảng trường đã nhiều nơi làm rồi, sao không học hỏi?
Trong khi đó, các chuyên gia, các trí thức ở mọi lĩnh vực đều tập trung hết ở Hà Nội thì lại chưa thấy có sự đóng góp, lấy ý kiến. Nếu mỗi chương trình được lên kế hoạch, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia và cả người dân thì chắc chắn sẽ nhận được sự đồng thuận cao hơn rất nhiều”, Chủ tịch Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam kết luận.
Cúc Phương
Theo_Báo Đất Việt
Bị chê đèn phố giăng như 'gái nhà quê', GĐ Sở Văn hóa 'thôi đành ru lòng mình vậy'
Nhiều người chê Hà Nội trang trí phố lòe loẹt như cô gái lần đầu đánh phấn tô son. Ông Động thì cho rằng, nhiều người thấy cũng đẹp!
Nhiều người đang chê bai việc Hà Nội trang trí đèn hoa trên một số tuyến phố để chuẩn bị cho Tết Nguyên đán sắp đến. Dư luận đánh giá đèn điện giăng chằng chịt, màu sắc lòe loẹt tựa như một cô gái nhà quê lần đầu đánh phấn tô son.
Đèn giăng trên phố Phan Đình Phùng bị nhiều người chê xấu
Báo Trí thức trẻ dẫn lời ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội - đơn vị chủ trì việc trang trí các tuyến đường phố ở Thủ đô - cho biết công việc trên vẫn đang tiếp tục tiến hành và cần có sự điều chỉnh.
Ông Động cho rằng, khó khăn nhất là việc làm sao kết hợp được hài hòa hệ thống đèn giữa ban ngày và ban tối.
"Chúng tôi trang trí theo hệ thống đèn LED hiện đại nên có thể nhìn ban ngày chưa bắt mắt nhưng đẹp về ban đêm. Mọi người cũng nên chia sẻ điều này, thực tế có rất nhiều người vẫn nói "nhìn thế là được"", ông Động nói.
Về ý kiến cho rằng, đi qua khu vực đường Phan Đình Phùng vào buổi tối giống như mê cung, ông Động giải thích vì khu này cây cối rậm rạp nên cần tăng ánh sáng lên.
"Lúc đầu, chúng tôi cũng định cho hoa vào để đẹp ban ngày, nhưng khi đi khảo sát thực tế thì thấy nó không phù hợp nên đã bỏ hoa đi rồi và chỉ có hoa đào ở giữa. Giờ cứ làm thử rồi chỉnh sửa tiếp", ông Động nói thêm.
Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội
Đối với khu vực đường Nguyễn Chí Thanh, theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội, đây là các cây đào và hoa đào phải như vậy còn dàn hoa ở Lăng Bác là dàn hoa hồng.
Ông Động nói rõ, việc trang trí này theo thời cuộc, chỉ trong thời gian ngắn để phục vụ dịp Tết, sau đó sẽ bỏ đi chứ không phải để mãi.
"Còn lần sau, chúng tôi sẽ tổ chức thi sáng kiến rồi chọn ra ý tưởng hay, phù hợp nhất", ông Động nói.
"Giờ mình vừa làm vừa rút kinh nghiệm, điều chỉnh chứ bây giờ, về cái xấu, cái đẹp, cái thẩm mỹ thì mỗi người một ý, nhưng cũng có rất nhiều người khen đẹp và sáng sủa", ông Động tự động viên mình trước cơn bão dư luận.
Giám đốc Sở Văn hóa hi vọng mọi người cũng nên ủng hộ công việc trên rồi góp ý một cách chân thành, chứ không nên góp ý theo kiểu đám đông.
Về kinh phí để thực hiện, ông Động khẳng định tiền hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa chứ không động vào Ngân sách.
Theo NTD
Đường phố Sài Gòn vắng lặng ngày đầu năm Sáng 1/1/2016, nhiều tuyến đường ở TP HCM tuy vào giờ cao điểm nhưng đã rất thông thoáng, ít người qua lại. Khu vực xung quanh nhà thờ Đức Bà thường ngày vào giờ cao điểm xe rất đông đúc nhưng nay rất thông thoáng... Ngày đầu năm 2016, nhiều người nghỉ lễ, về quê... không ra đường nên nhiều tuyến đường ở...