Trang trại nuôi ốc bươu đen hữu cơ của anh nông dân Cần Thơ đẹp như phim, nhiều người muốn kéo đến xem
Nhờ nuôi ốc bươu đen hữu cơ (ốc nhồi), anh nông dân TP Cần Thơ bỏ túi từ 30-40 triệu đồng/tháng trước khi dịch Covid-19 diễn ra.
Hiện nay, dù dịch Covid-19 vẫn hoành hành, nam thanh niên vẫn đạt doanh thu 10 triệu đồng/tháng từ nuôi ốc bươu đen ở trang trại đẹp như phim.
Nuôi ốc bươu đen hữu cơ là mô hình lập nghiệp thành công của anh Nguyễn Hồng Khương (32 tuổi, phường Thới Hòa, quận Ô Môn, TP Cần Thơ).
Trại nuôi ốc bươu đen hữu cơ của anh Nguyễn Hồng Khương, phường Thới Hòa, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Trại nuôi ốc bươu đen hữu cơ của anh Nguyễn Hồng Khương rộng 1,5ha được thả bèo, trồng bông súng khung cảnh đẹp như phim về miền Tây sông nước. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, anh Khương cho biết, trại nuôi ốc bươu đen hữu cơ của anh rộng 1,5 ha và đang nuôi 1,5 triệu con ốc bươu đen.
Trung bình, mỗi tháng, anh xuất bán khoảng 1 tấn ốc bươu đen thịt với giá sỉ là 45.000 đồng/kg. Ngoài ra anh còn bán lẻ ốc bươu đen với giá từ 50-60.000 đồng/kg (tuỳ size ốc). Riêng ốc bươu đen giống, anh Khương xuất bán từ 200.000-300.000 con với giá 300 đồng/con.
Về thu nhập đối với việc nuôi ốc bươu đen hữu cơ, anh Khương cho hay, trước dịch Covid-19 diễn ra, doanh thu đạt từ 30-40 triệu đồng/tháng. Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên doanh thu giảm còn 10 triệu đồng/tháng.
Anh Nguyễn Hồng Khương trong trại trại nuôi ốc bươu đen hữu cơ của mình. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Video đang HOT
Mỗi tháng, anh Nguyễn Hồng Khương xuất bán khoảng 1 tấn ốc bươu đen thịt với giá sỉ là 45.000 đồng/kg. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Anh Khương rất tự tin với mô hình nuôi ốc bươu đen hữu cơ của mình bởi mô hình này đem lại nhiều thuận lợi, hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc nuôi ốc trong bể bạt.
“Tôi nuôi ốc bươu đen hữu cơ bằng cách cho ăn bèo, rong, bông súng, đu đủ, ổi do tôi tự trồng trong ao và trên bờ ao. Nguồn thức ăn tự nhiên rẻ tiền này giúp ốc bươu đen phát triển mạnh khoẻ. Tôi không cần tốn chi phí thức ăn, nguồn nước vẫn trong sạch tự nhiên” – anh Khương nói.
Anh Khương cho nuôi ốc bươu đen ăn bèo, rong, bông súng, đu đủ, ổi,…(Ảnh: Huỳnh Xây)
Anh Nguyễn Hồng Khương cho rằng, nuôi ốc bươu đen hữu cơ có nhiều ưu điểm, được thị trường ưu tiên mua. (Ảnh: Huỳnh Xây)
Anh Khương cho rằng, mình từng nuôi ốc trong bể bạt và cho kết quả không như mong muốn vì ốc chậm lớn, chi phí đầu vào rất cao.
Cụ thể là chi phí đầu tư làm bể bạt, tiền điện, thức ăn, thuốc,…tốn rất nhiều. Anh Khương nhấn mạnh: “Nuôi ốc bươu đen trong bể bạt có lời nhưng rất ít vì chi phí cao, còn nuôi ốc bươu đen hữu cơ trong ao dễ nuôi hơn”.
Theo anh Khương, sở dĩ nói là nuôi ốc bươu đen hữu cơ là vì các loại rau, bèo, trái cây anh trồng ra đều không sử dụng các loại phân bón hóa học, phun xịt thuốc bảo vệ thực vật hóa học mà chỉ chăm bón bằng phân hữu cơ…
Anh Khương nói thêm: “Ốc bươu đen nuôi hữu cơ có thịt ít nhớt, vị ngọt hơn ốc nuôi bằng thức ăn thông thường. Hiện trại ốc bươu đen hữu cơ của tôi được các đầu mối thu mua tại chỗ, đưa đi tiêu thụ tại các nhà hàng, siêu thị ở TP HCM”.
Ninh Bình: Nuôi con ốc nhồi trong tráng cước, trên trồng mướp, dưới thả bèo cám, bèo tây mà thu lời trăm triệu
Ông Đinh Văn Phát (xóm 13, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã lựa chọn nuôi con ốc nhồi trong tráng cước để tiện chăm sóc, quản lý...Ốc nhồi ông Phát nuôi tới đâu tiêu thụ hết đến đó.
Sau khi trừ mọi chi phí, gia đình ông Phát thu lời gần 100 triệu đồng/năm.
Nuôi ốc nhồi trong tráng cước tiện chăm sóc, quản lý
Tìm về mô hình nuôi ốc nhồi trong tráng cước của hộ ông Đinh Văn Phát (xóm 13, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình), phóng viên Dân Việt không khỏi bất ngờ với cách nuôi đơn giản, nhưng đem lại thu nhập đều cho gia đình gần 100 triệu đồng/năm.
Mô hình nuôi ốc nhồi trong tráng cước của ông Phát cũng được nhiều người dân trong xã, huyện đến học hỏi kỹ thuật nuôi, chăm sóc ốc nhồi không bị chết.
Ông Đinh Văn Phát (xóm 13, xã Lai Thành, huyện Kim Sơn) vợt ốc nhồi trong tráng cước để phóng viên Dân Việt tham quan. Ảnh: Vũ Thượng
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, ông Đinh Văn Phát cho biết: "Tôi biết đến con ốc nhồi qua đọc báo, xem ti vi thấy con ốc nhồi cũng dễ nuôi và tốn ít vốn đầu tư. Vì thế năm 2020, tôi mua 2 vạn con ốc nhồi giống, sau 4 tháng cho thu hoạch lứa đầu, vừa bán, vừa cho tôi lời được 16 triệu đồng".
Hai bên tráng cước, ông Phát thiết kế cầu bằng cây luồng nhằm tiện lợi đi lại, chăm sóc con ốc nhồi. Ảnh: Vũ Thượng
"Tôi chọn nuôi con ốc nhồi trong tráng cước là có mấy cái tiện như: Tiện chăm sóc, quản lý số lượng ốc, thu hoạch...Trong 2 năm qua, tôi nuôi ốc nhồi hầu như không bị chết, ngược lại ốc lớn nhanh, khách ăn ai cũng khen ốc nhồi béo, thơm ngon", ông Đinh Văn Phát bộc bạch.
Kỹ thuật nuôi con ốc nhồi trong tráng cước khá đơn giản
Theo ông Đinh Văn Phát, con ốc nhồi hay mắc các bệnh như mòn vỏ, sưng vòi, bệnh đường ruột...Trước khi thả ốc nhồi giống xuống tráng cước, cần cải tạo ao nuôi bằng cách hút cạn nước, xử lý đáy ao bằng chế phẩm sinh học.
Ông Phát sử dụng cây bèo tây (lục bình) giúp con ốc nhồi nuôi trong tráng cước sống qua mùa đông. Ảnh: Vũ Thượng
Nếu nuôi ốc nhồi trong tráng cước thì lượng nước ao nuôi phải đảm bảo vừa đủ khoảng 1 m, hàng tháng phải thay nước, làm sạch bèo. Chú ý đến nguồn thức ăn không để thừa làm ô nhiễm môi trường sống của ốc...
Trên mỗi tráng cước nuôi ốc nhồi, ông Phát trồng cây mướp, bí...tạo thức ăn cho con ốc nhồi. Ảnh: Vũ Thượng
Theo quan sát của phóng viên Dân Việt, bao quanh phía trên các tráng cước nuôi ốc nhồi, ông Phát thiết kế bằng một giàn lưới trồng các loại cây leo như: Cây mướp, bầu, bí...Phía dưới mặt nước ông thả bèo cám, bèo tây (lục bình) nhằm tạo thức ăn, tạo mát cho con ốc nhồi
Ông Đinh Văn Phát chia sẻ: "Mục đích trồng cây mướp, bầu, bí...quanh khu vực ao nuôi ốc nhồi là để lấy thức ăn hằng ngày cho ốc, mùa hè tạo bóng mát cho ốc, mùa đông giảm bớt gió lùa vào ao nuôi".
Để ốc nhồi trong tráng cước nở đạt hiệu quả cao, ông Phát chia sẻ rằng, người nuôi nên đưa vào thùng xốp tự ấp. Ảnh: Vũ Thượng
Với kinh nghiệm ít ỏi mà ông Phát đúc rút được, con ốc nhồi nuôi trong tráng cước tầm 6 tháng là sinh sản, sau đó gom trứng cho vào thùng xốp tự ấp 15 ngày là nở, 15 ngày sau có thể bán giống cho khách.
"Trứng con ốc nhồi thu hoạch mẻ nào người ta lấy mẻ đó, khách hàng của ông chủ yếu ở các tỉnh như: Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam...Nhiều khách đến tham quan mô hình rồi mua giống về nuôi", ông Đinh Văn Phát nói.
Ông Đinh Văn Phát cho rằng nuôi con ốc nhồi trong tráng cước không khó, ngược lại tiện chăm sóc, năng suất cao. Ảnh: Vũ Thượng
Với diện tích 800 m2 mặt nước, ông Phát thiết kế 400 m2 để làm tráng cước nuôi con ốc nhồi, diện diện tích còn lại ông làm ao dự trữ nuôi bèo cám, tấm...làm thức ăn cho con ốc.
Đối với nuôi ốc nhồi trong tráng cước ông Phát thả mật độ ốc 1.500 con/6m2. Riêng để ốc bố mẹ sống qua mùa đông thì gia đình ông chủ yếu phủ cây bèo tây (lục bình) lên trên mặt nước nhằm cản gió lùa vào ao nuôi.
Ông Đinh Văn Phát đang bán giá ốc nhồi thương phẩm từ 80.000-100.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Thượng
Chả ốc cuốn lá lốt - món ngon dân dã Từng miếng chả ốc dai giòn sần sật, có vị ngọt tự nhiên, dậy mùi thơm của lá lốt rất hợp với thời tiết mùa lạnh. Nguyên liệu 1-1,2 kg ốc nhồi 300 gr giò sống 100 gr thịt nạc vai xay (tùy chọn) 1 bó lá lốt 2 tai mộc nhĩ (hoặc nấm hương) 2-3 củ hành khô 2-3 tép tỏi 1...