Trắng tay sau cơn lũ dữ
Chúng tôi gặp gia đình anh Lâu Văn Chứ – vào một buổi chiều ảm đạm, sau gần một tuần cơn lũ càn qua nơi gia đình anh sinh sống. Dưới đống bùn đất lớp nhớp và những thanh gỗ gãy nát còn sót lại là những đồ đạc và tài sản của gia đình anh.
Bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát ( Thanh Hóa) luôn là khu vực chịu nhiều thiên tai bão lũ khi mùa mưa bão tới, đặc biệt trong trận lũ vừa qua, nơi đây là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất ở huyện Mường Lát. Cây cối, hoa màu, nhà cửa chỉ trong một tích tắc hầu như đã hoàn toàn bị phá hủy.
Gia đình anh Lâu Văn Chứ (SN 1968) cũng không nằm ngoài vòng bị tàn phá ấy. Căn nhà che mưa che nắng cho gần chục người giờ đây chỉ còn là đống hoang tàn, đổ nát giữa những sình bùn lầy lội.
Đây là những gì còn sót lại của ngôi nhà anh Lâu Văn Chứ
Ánh mắt nhìn xa xăm và buồn rượi anh Chứ kể lại cho chúng tôi nghe những ngày mưa lũ kinh hoàng ấy: “Từ ngày 28/7 đến ngày 3/8/2018, thời tiết ở đây mưa to, mưa như trút nước, mưa ngày đêm không ngớt. Sáng ngày 30/8/2018 lúc này cả gia đình đang ở trong nhà thì đất đá trên đồi núi đã bị sạt lở, theo cảm tính, tôi hối thúc vợ cho các cháu nhỏ đi sơ tán sang khu an toàn, ít phút sau, lũ ào ào ập xuống, trong chốc lát mọi thứ bị cuốn phăng toàn bộ nhà cửa, tài sản, lúa gạo… của gia đình xuống suối Poong, bản thân và gia đình không biết làm gì, nhìn mà xót quặn lòng, gia đình trong các ngày tiếp theo không biết lấy gì để sống, còn các cháu không còn quần áo, sách vở để đến trường”.
Mọi thứ đến quá nhanh khiến cho gia đình anh không thể thu xếp, mang theo tài sản, vật dụng mà chỉ chạy được cả gia đình lên nơi an toàn để giữ tính mạng.
Vợ anh – chị Thao Thị Nính (SN1984) không kìm được cảm xúc khi nhắc tới cuộc sống tương lai. Làm sao để lo được cho cả gia đình, cho mấy đứa nhỏ đến trường.
Video đang HOT
Toàn bộ ngôi nhà bây giờ chỉ còn là bãi bùn lầy lội
Anh Chứ, hiện là Thư ký TAND huyện Mường Lát, là người dân tộc Mông sinh ra và lớn lên ở bản Pù Đứa, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, thực hiện chủ trương của huyện về việc di dân ở vùng núi cao xuống nơi ở thấp, anh Chứ cùng gia đình đã chuyển về bản Hạ Sơn, xã Pù Nhi để sinh sống.
Anh Chứ vào ngành từ năm 1997 đến nay, từ khi vào làm thư ký Tòa, lại phải theo học tại chức để hoàn thiện chuyện môn. Bản thân anh Chứ năm nào cũng là “Lao động tiên tiến”.
Ông Quách Văn Thành, Chánh án TAND huyện Mường Lát cho biết: “Gia đình anh Chứ có hoàn cảnh rất khó khăn. Người vợ đầu mất để lại cho anh 4 con nhỏ nheo nhóc. Sau đó để cho con có người chăm sóc và vun vén, anh có tiến thêm một bước nữa với người phụ nữ hiện là vợ anh và có thêm một cậu con trai nhỏ. Nhà đông con, kinh tế eo hẹp, hầu hết chỉ dựa vào đồng lương ít ỏi của anh cán bộ – thư ký Tòa án, cuộc sống gia đình thực sự đặc biệt khó khăn. Không chỉ vậy, sau khi cô con gái đầu lập gia đình nhưng yểu mệnh nên mất sớm, vợ chồng anh lại phải lo thêm cho cháu nhỏ mới chỉ 4 tuổi”.
Hiện tại gia đình anh Lâu Văn Chứ đã đến ở tạm nhà công vụ TAND huyện Mường Lát
Cơn lũ vừa rồi đã càn quét toàn bộ những gì mà gia đình anh tích cóp bấy lâu nay. Dưới những lớp bùn đất, chị Nính vẫn cố gắng tìm kiếm những vật dụng có thể sử dụng lại được trong nỗi buồn khôn xiết. Lũ qua, lo tới, cả gia đình anh phải bắt đầu từ con số không tròn trĩnh.
Ánh mắt của anh Chứ, với tấm lưng còm cõi nhặt nhạnh tìm bới trong ngôi nhà đổ nát khi ấy của chị Nính khiến tất cả những ai chứng kiến đều cảm thấy đau xót. Hậu quả của thiên tai là vô cùng khủng khiếp.
Hiện tại, để ổn định cuộc sống, tránh cảnh màn trời chiếu đất, gia đình Chứ đang ở tạm nhà công vụ của TAND huyện Mường Lát trong một thời gian.
Với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua cơn hoạn nạn, theo sự kêu gọi của Lãnh đạo TAND tỉnh Thanh Hóa, các cán bộ, công chức, người lao động trong hai cấp TAND đã và đang chung tay giúp sức, ủng hộ gia đình anh Chứ nhanh chóng ổn định lại cuộc sống, chăm nuôi con cháu trưởng thành.
Tài Đức
Theo anninhthudo
Hoà Bình: Gian nan khắc phục hậu quả mưa bão
Thời gian qua, các tỉnh Tây Bắc nói chung, TP. Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) nói riêng, mưa lớn kéo dài từ hệ lụy từ cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng nặng nề, tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn. Nhiều nhà ở của dân bị sập đổ, lún sụt; đường giao thông ngập lụt; ách tắc; hoa màu bị tàn phá, đời sống người dân gian nan vượt mưa lũ.
Mưa lớn, nước dâng cao gây khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông
Theo Ban chỉ huy phòng chống thiện tai, cứu hộ, cứu nạn thành phố, tình trạng sạt lở khu vực tổ 22, 26 phường Đồng Tiến đã làm 9 nhà ở của người dân bị sập hoàn toàn, 10 nhà bị sập một phần và 9 nhà bị nứt và có nguy cơ sạt lở cao. Tại phường Thái Bình tình trạng sạt lở đã xảy ra tại đồi xóm Lau khu vực tổ 7 và gây ngập úng tại các tổ 5,6. Tại phường Tân Thịnh, tình trạng sạt lở đồi tại khu vực tổ 18, 21 đã làm ảnh hưởng đến 21 hộ dân. Khu vực tổ 1 phường Phương Lâm bị sạt sạt lở, Chợ Phương Lâm, Bến xe khách trung tâm và khu Thuỷ sản bị úng ngập nặng. Khu vực xóm 1, xóm 5, xã Sủ Ngòi bị sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến 9 hộ dân. Trên địa bàn xã Thái Thịnh có 20 điểm sạt lở, cắt đứt giao thông tuyến đường vào xóm Tháu đi xóm Vôi và làm sập 2 nhà, 8 nhà bị rạn đứt. Tại xã Thống Nhất, 1 nhà bị rạn nứt và sạt lở suối Cò Cai sau hồ Thống Nhất. Trên địa bàn xã Yên Mông, 3 m đường ở xóm Thia bị sạt lở gây ách tắc giao thông. Đường 433, đường 70B khu vực đồi Mý và các xóm Cang 1, 2, 3 xã Hoà Bình cũng bị sạt lở nặng nề... Với tổng số 38 điểm sạt lở, khối lượng đất đá ước khoảng 15.000 m3, trên 110 ha nuôi trồng thuỷ sản, hơn 200ha lúa và hoa màu bị ngập úng ước tính thiệt hại khoảng 135,3 tỷ đồng. Trong đó, thiệt hại về tài sản, nhà cửa, công trình khoảng 125 tỷ đồng, thiệt hại về nông nghiệp, thuỷ sản khoảng 10,3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố có 11 hồ vừa và nhỏ, qua kiểm tra, đánh giá khi xảy ra mưa lũ các hồ chứa đều có mức nước cao hơn thiết kế. Một số hồ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao như hồ Nà Thèm, Gốc Sấu, Thống Nhất, Rộc Bách...
LLVT và nhân dân tâp trung hỗ trợ các hộ dân tổ 26 phường Đồng Tiến (TP Hoà Bình) di chuyển người và tài sản do bị sập nhà về nơi ở mới an toàn
Với mục tiêu đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân và Nhà nước là nhiệm vụ hàng đầu, Cấp uỷ, Chính quyền, LLVT và người dân TP Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình đã tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3 theo phương châm "bốn tại chỗ". Chủ tịch UBND TP.Hoà Bình Nguyễn Thanh Huy cho biết: Toàn thành phố có 79 hộ, 268 nhân khẩu phải di dời do nhà cửa bị sập, rạn nứt và có nguy cơ sạt lở cao. Theo đó, thành phố đã huy động 350 lượt CBCS công an, quân đội, DQTV và CBCC các ban, ngành, đoàn thể cùng trên 1.000 người dân, 16 xe ô tô, máy xúc, tàu thuyền tham gia nạo vét đất đá, khơi thông cống rãnh và hỗ trợ di dời người và tài sản của các hộ dân đến nơi ở mới an toàn. Do tình huống cấp bách nên đa số các hộ di dời đến ở tạm nhà người thân và có một số hộ ở tạm Nhà văn văn hóa các xã, phường. Trước đó, hàng chục hộ dân làng vạn chài đã được hỗ trợ di chuyển ra khỏi khu vực cầu Hoà Bình (Phường Tân Thịnh) đảm bảo an toàn tuyệt đối. Bên cạnh đó, Thành uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể của Thành phố đã đển thăm hỏi, động viên các hộ dân phải di dời do ảnh hưởng của thiên tai với số tiền trên 62 triệu đồng.
Một trong những vấn đề được dư luận hết sức quan tâm là tình trạng sạt lở khiến nhiều nhà ở của người dân khu vực tổ 25,26 phường Đồng Tiến bị sập và nguy cơ bị sập xuống sông Đà. Chính quyền thành phố và các cơ quan chức năng của tỉnh bước đầu nhận định: Nguyên nhân chính là do biến đổi dòng chảy, một phần bờ sông Đà khu vực bờ trái thuộc địa bàn xã Thịnh Lang bị một số doanh nghiệp san lấp để tập kết vật liệu xây dựng. Khu vực tổ 22, 25,26 không ít hộ dân cũng đổ đất đá mở rộng diện tích để làm nhà ở và không ít hộ kinh doanh cũng tận dụng mặt bằng ven bờ sông tập kết cát sỏi. Mặt khác mưa lớn kéo dài kết hợp với việc Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình xả lũ dẫn đến taluy âm QL 6 khu vực tổ 25,26 sạt lở và nguy cơ sạt lở ngày càng cao.
Hậu quả của mưa lũ từ tháng 7/2018 đến nay đã gây hậu quả rất nặng nề cho TP. Hòa Bình và cho thấy công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai ở đây còn rất nặng nề. Đặc biệt, theo Trung tâm dự báo thời tiết quốc gia, trong tháng 8/2018 dự báo miền Bắc tiếp tục có mưa to đến rất to kéo dài nhiều ngày trên diện rộng, trong đó có tỉnh Hoà Bình.
Chính quyền thành phố Hòa Bình kiên quyết di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm, tăng cường các giải pháp chống ngập úng, để đáp ứng yêu cầu đó; đẩy mạnh tuyên truyền cảnh báo những nguy cơ có thể xảy ra do mưa, lũ; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để ứng phó khi có tình huống xảy ra, các khu tái định cư Trung Minh, cầu Hoà Bình 3, Thái Thịnh... sẽ được đầu tư hạ tầng và mở rộng diện tích. Được biết, Trạm bơm tiêu úng Quỳnh Lâm sẽ được lắp đặt thêm 2 máy bơm mới phục vụ chống úng lụt.
Công tác phòng chống bão lũ chính là bảo vệ an toàn tính mạng, và tài sản cho nhân dâ. Thiết nghĩ, các hộ dân ở những khu vực đã bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở cần nâng cao nhận thức trong phòng chống thiên tai, phối hợp với cơ quan chức năng để thực hiện di dời đến nơi an toàn.
Đinh Hồng Thắng
Theo baotainguyenmoitruong
Lốc xoáy kèm mưa đá "tàn phá" Tương Dương Huyện miền núi biên giới khó khăn Tương Dương, tỉnh Nghệ An vừa hứng trọn một trận lốc xoáy kèm theo mưa đá, "tàn phá" cây cối, nhà cửa và hoa màu ... Lốc xoáy kèm mưa đá "tàn phá" Tương Dương. Chiều tối 5.4, lãnh đạo huyện Tương Dương xác nhận cùng PV, trận mưa đá kèm theo lốc xoáy xảy ra...