Trang phục cho người bị tạm giữ, tạm giam từ 1.1.2018 sẽ ra sao?
Từ ngày 1.1.2018, người bị tạm giữ cũng như tạm giam sẽ mặc thống nhất mẫu áo kiểu budong dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 120 quy định chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam và các chế độ có liên quan, bao gồm cả người nước ngoài.
Bị can Lê Lâm Hưng tham gia vụ cướp 2,5 tỷ ở ngân hàng tại Trà Vinh trong thời gian bị tạm giam. Ảnh: Công an cung cấp
Về trang phục, Nghị định mới quy định, cơ sở giam giữ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam mượn quần áo theo mẫu thống nhất, áo kiểu bluson dài tay, quần dài có chun, không đóng số, màu xanh lam.
Theo Điều 28 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015:Trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt của cá nhân; nếu thiếu thì cơ sở giam giữ cho mượn. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được cấp xà phòng, kem đánh răng; nếu là phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ.Cán bộ trực tiếp quản lý giam giữ có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữ gìn và bảo đảm vệ sinh; thu hồi đồ dùng đã cho mượn khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam ra khỏi cơ sở giam giữ.
Video đang HOT
Nghị định 120 cũng quy định chế độ về tư trang đối với người bị tạm giữ, tạm giam. Theo đó, họ được sử dụng quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt cá nhân.
Trường hợp thiếu tư trang, cơ sở giam giữ cho mượn theo tiêu chuẩn mỗi người được mượn 1 loại, gồm các tư trang như chiếu, màn, 1 đôi dép, 2 bộ quần áo dài, áo ấm mùa đông và chăn.
Người bị tạm giữ, tạm giam được cấp tư trang đủ dùng cho các nhu cầu thiết yếu như bàn chải đánh răng, kem đánh răng loại thường, khăn rửa mặt. Với người bị tạm giam, ngoài các tư trang này, còn có thêm bột giặt. Phụ nữ thì được cấp thêm đồ dùng cần thiết khác.
Về chế độ ăn, Nghị định 120 nêu rõ, định mức ăn trong 1 tháng của người bị tạm giam gồm 17 kg gạo tẻ loại trung bình, 0,5 kg đường loại trung bình, 15 kg rau…
Định mức ăn của người bị tạm giữ, tạm giam nếu ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị.
Người bị tạm giữ, tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng thêm 30% định lượng về thực phẩm. Người sinh con khi bị tạm giữ, tạm giam được thanh toán viện phí và bồi dưỡng bằng hiện vật.
Theo Nghị định 120, chế độ ăn đối với người bị tạm giữ, tạm giam là người nước ngoài thực hiện như trên. Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó; trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 1.1.2018.
Theo Hoàng Lam (Zing)
Ai được thăm nuôi người bị tạm giữ?
Tôi và chồng tôi vừa làm đám cưới, chưa kịp đi đăng ký kết hôn thì chồng tôi đã bị công an tạm giữ vì hành hung một người hàng xóm gây thương tích.
Vậy theo quy định của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì tôi có được vào cơ sở tạm giữ thăm nuôi anh ấy hay không?
Chị Đào Hải Loan (Quận Tân Bình, TP.HCM)
Luật sư CHU VĂN HƯNG (ảnh), (Đoàn Luật sư TP.HCM) trả lời:
Theo điểm d khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, người bị tạm giữ, tạm giam được quyền "gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự". Khoản 8 Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam bao gồm: "Người có quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại, bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, vợ, chồng, anh chị em ruột hoặc con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể với người bị tạm giữ, tạm giam, cháu ruột (gọi người bị tạm giữ, tạm giam là ông bà ngoại hoặc ông bà nội)".
Trường hợp của chị Loan và chồng do chưa đăng ký kết hôn nên chưa phải là vợ chồng hợp pháp. Đối chiếu với các quy định nêu trên của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 thì chị không thuộc diện được vào thăm nuôi, gặp người bị tạm giữ. Thân mến!
Theo PLO
Tội phạm loại nào đặt cược 30 triệu đồng sẽ được thay thế tạm giam? Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện KSND Tối cao và TAND Tối cao đã hoàn hành dự thảo Thông tư liên tịch (TTLT) quy định chi tiết trình tự, thủ tục, mức tiền đặt, việc tạm giữ, hoàn trả, tịch thu, nộp ngân sách nhà nước số tiền đã đặt để đảm bảo theo quy định tại Điều 122...