Trang điện tử, mạng xã hội và nạn ‘trộm cắp’ bài vở
Không chỉ xâm phạm tác quyền, việc ‘ trộm cắp’ bài vở còn có thể gây ra hậu quả khác lớn hơn nếu không kịp thời chấn chỉnh.
Với sự bùng nổ của trang tin điện tử, trang tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội, đã có những hiện tượng vi phạm đánh cắp sản phẩm, vi phạm bản quyền, gây nhầm lẫn và nhiều hoạt động tiêu cực khác của các trang được cấp phép.
Nạn ăn cắp, xào chẻ
Hàng loạt trang thông tin điện tử, thậm chí báo điện tử đã copy nguyên văn cả bài báo của các tờ báo khác thành bài báo của mình mà không hề có một chút thông tin gia tăng nào. Theo quy định, các trang tin điện tử khi dẫn lại bài từ các cơ quan báo chí phải được cho phép, phải dẫn nguyên văn, xuất xứ và tên tác giả. Nhưng chuyện này chỉ được thực hiện lớt phớt. Đơn giản chỉ ghi là theo TNO, PLO, TTO, NLĐ online, PNO (tên viết tắt của các ấn bản điện tử của Thanh Niên, Pháp Luật TP.HCM, Tuổi Trẻ, Người Lao Động, Phụ Nữ TP.HCM)… Thay vì xem thông tin trên báo bạn như nguồn tin sơ cấp để khai thác mở rộng hoặc dẫn rõ nguồn với sự tôn trọng cần thiết, họ tước đoạt luôn cả công sức của một tập thể, một quy trình sản xuất thông tin từ phát hiện, tác nghiệp, chỉ đạo, biên tập xuất bản.
Cứ có tin nóng hoặc đề tài riêng của các tờ báo đưa lên mạng, nhiều trang thông tin điện tử lấy lại và xuất bản nhanh như chớp sau vài phút. Thử gõ bất kỳ một cụm từ trong bài báo nào được dư luận quan tâm và đưa vào công cụ tìm kiếm Google, bạn cũng có thể thấy rõ điều này.
Đa số các trang dẫn lại không được cấp quyền bởi không có thỏa thuận cho phép sử dụng bài vở từ tờ báo nơi đăng bài gốc. Câu chuyện này phổ biến nhưng do nạn nhân rải đều ra, nhiều tờ báo là nạn nhân nên ít khi “nạn nhân” khởi kiện hoặc yêu cầu xử lý vì… mất công.
Chính sự im lặng của “nạn nhân” cũng là một nguyên nhân khiến nạn trộm cắp chất xám và công sức, trắng trợn vi phạm bản quyền diễn ra ngày càng dữ dội.
Video đang HOT
Các phóng viên tác nghiệp tại một sự kiện. Ảnh: HOÀNG GIANG
“Ăn trộm” cả tờ báo để đăng trang mạng xã hội
Ngày 16-7-2019, Pháp Luật TP.HCM buộc phải lên tiếng về một trường hợp ăn cắp trắng trợn, quy mô lớn và diễn ra trong thời gian dài.
Đó là trang mạng xã hội Pháp luật Ngày nay của Công ty cổ phần Truyền hình Pháp Luật Ngày Nay (50 Lê Quốc Trinh, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, TP.HCM). Chỉ tính trong ngày 16-7, trang này đã lấy hầu như toàn bộ tin bài của báo Pháp Luật TP.HCM online để đưa về trang của mình với giao diện, đề mục như một tờ báo điện tử.
Tên tác giả được thay bằng tài khoản mạng xã hội và cuối bài ghi là “Theo PLO“. Không có một hoạt động tương tác nào trên trang mạng xã hội này. Chiêu trò của họ là sử dụng quyền hoạt động mạng xã hội để sau đó dùng vài nick name tự tạo ra, copy cả bài lẫn ảnh như một phiên bản của PLO.
Qua thống kê, chúng tôi phát hiện chỉ trong ngày hôm đó, 80% bài vở do PLO xuất bản đã bị mạng xã hội Pháp luật Ngày nay đánh cắp, lần ngược thời gian thì việc này diễn ra trong nhiều tháng trời. Việc thống kê bài vở bị ăn cắp dừng giữa chừng bởi khi bị báo phát hiện và yêu cầu gỡ bài, chủ trang mạng xã hội này đã đóng cửa website với lời thông báo dtrang web dừng hoạt động để nâng cấp”.
Gây nhầm lẫn với hoạt động báo chí, thoát ly kiểm soát
Trên đây chỉ là một ví dụ về sự trộm cắp trắng trợn, hiện có nhiều trang thông tin điện tử đã hoạt động như báo chí và nạn trộm cắp bài vở liên tục xảy ra. Không dừng lại ở đó, nhiều hiện tượng tiêu cực nảy sinh làm thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp (DN).
Đã có những trang tin điện tử tổng hợp do các công ty truyền thông lập ra ăn theo các đề tài điều tra của báo chí về những sai phạm của các cá nhân, tổ chức, DN, sau đó ngồi chờ những cá nhân, tổ chức này đến ký hợp đồng truyền thông quảng cáo để được gỡ bài mà họ đã bưng về đăng.
Người đọc và DN nhiều khi không phân biệt được báo với trang tin điện tử hoặc trang tin của DN, thế là sa bẫy.
Với việc trình bày ý kiến cá nhân trên mạng xã hội, một số mạng xã hội đã dùng chính người mình copy “nguyên đai nguyên kiện” bài từ các báo điện tử như trường hợp mạng xã hội Pháp luật Ngày nay hoặc xào chẻ và đưa lên, gây nhầm lẫn cho độc giả.
Tình trạng bát nháo như trên gây hỗn loạn hoạt động báo chí xuất bản, vi phạm quy định về hoạt động cung cấp thông tin trên Internet và hoạt động mạng xã hội, nó vi phạm bản quyền của cơ quan báo chí và nhà báo, nó làm giảm ưu thế thông tin thu hút quảng cáo của báo chí bởi các nội dung giống nhau. Nguy hiểm hơn, lợi dụng sự nhầm lẫn của người dân với báo chí, báo điện tử và trang mạng xã hội, nhiều người có thể sử dụng nó cho các hoạt động trục lợi hoặc các mục đích xấu khác.
* * *
Cùng với việc cấp phép các trang tin điện tử, trang mạng xã hội, người dân có thêm điều kiện để tiếp cận thông tin, chia sẻ suy nghĩ và quan điểm trên Internet, hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ này vì thế cũng nhộn nhịp hơn, DN có thêm kênh truyền thông… Trong xu thế phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu của người dân, sự phát triển này được dự báo sẽ tiếp tục tăng tốc.
Chính quyền và các cơ quan quản lý nhà nước cũng xây dựng các quy phạm nhằm điều chỉnh để hoạt động trong lĩnh vực này diễn ra có trật tự, đảm bảo không xâm hại lợi ích của cá nhân, tổ chức và xã hội. Các quy chuẩn đó là Luật Viễn thông, Luật Báo chí, Luật Công nghệ thông tin, Luật Xuất bản, Nghị định 72/2013, Nghị định 27/2018, Nghị định 150/2018… và những văn bản quy phạm pháp luật khác.
Bộ TT&TT và các cơ quan quản lý nhà nước đã liên tục có những cảnh báo, kiểm tra, xử phạt. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để chấn chỉnh một cách cơ bản tình trạng bát nháo này. Về phía cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền, cần nghiêm khắc, thường xuyên và chặt chẽ hơn trong kiểm tra, xử lý. Mặt khác, DN, người dân và các cơ quan báo chí cũng cần phát hiện và lên tiếng thì mới hy vọng khắc phục được
Theo PLO
Sách trắng Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam 2018
Cuốn sách đưa ra thông tin, số liệu, thống kê chính thức, phản ánh hiện trạng công nghệ thông tin, góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước.
Từ nhiều năm nay, Sách trắng công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Nam là một ấn phẩm có uy tín của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã và đang được các cơ quan, tổ chức trong, ngoài nước đón nhận và sử dụng.
Với khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường về CNTT - TT và an ninh thông tin mạng, khai thác tốt nhất các lợi thế do cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại, Sách Trắng CNTT - TT 2018 đưa ra những thông tin, số liệu thống kê chính thức, phản ánh hiện trạng CNTT - TT Việt Nam, tạo niềm tin cho sự bứt phá của ngành Thông tin và Truyền thông, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.
Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu tìm hiểu, tra cứu, cập nhật thông tin về ngành CNTT-TT Việt Nam của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các cá nhân, cơ quan, tổ chức; Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2018. Trong đó bản Tiếng Việt dày 80 trang, in 04 màu; khổ 16x24 cm; giá 99.000 đồng; bản tiếng Anh dày 80 trang, in 04 màu; khổ 16x24 cm; giá 145.000 đồng.
Sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam năm 2018.
Sách Trắng 2018 cung cấp số liệu về một số lĩnh vực quản lý nhà nước quan trọng của Bộ Thông tin và Truyền thông như: Công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông, Viễn thông, Ứng dụng CNTT, An toàn thông tin mạng, Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, Bưu chính. Các số liệu này được tổng hợp từ báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương; các cơ sở đào tạo, hiệp hội, doanh nghiệp CNTT và các đơn vị trong Bộ Thông tin và Truyền thông.
Cuốn sách là nguồn cung cấp dữ liệu hữu ích và tin cậy cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu xây dựng chính sách, cũng như các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, hoạch định chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội đầu tư và hợp tác trong lĩnh vực CNTT - TT tại Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách hay đến bạn đọc gần xa.
Theo vtc
MoMo, ZaloPay, ViettelPay đoạt giải Ví điện tử tiêu biểu Việt Nam Cả 3 ví điện tử của Việt Nam gồm MoMo, ViettelPay, ZaloPay đoạt giải ví điện tử tiêu biểu do Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư tổ chức. Tạp chí Nhịp cầu Đầu tư hôm 19/7 công bố kết quả Dự án "Khảo sát và Bình chọn Ví điện tử tiêu biểu Việt Nam" năm 2019. Theo kết quả này, MoMo là Ví...