Trắng đêm đuổi voi rừng: Phá nát “nhà” của voi
Việc tỉnh Đắk Lắk giao hàng chục ngàn hécta rừng ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn và Ea H’leo cho các công ty tư nhân trồng cao su và tình trạng người dân phá rừng lấy đất sản xuất đã phá nát “ngôi nhà” của voi rừng.
Môi trường sống bị thu hẹp, thức ăn ngày càng khan hiếm là nguyên nhân làm cho voi rừng thường xuyên về khu dân cư phá hoại cây trồng. Điều đáng lo ngại là tần suất xuất hiện của voi tại khu vực người dân canh tác ngày càng nhiều, thậm chí chúng không ngại va chạm với con người.
Người lấn voi
Hiện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 5 đàn voi rừng với số lượng 60-70 con. Khu vực huyện Ea Súp có một đàn khoảng 22-24 con, nơi sinh sống chính là diện tích rừng thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ia Lốp, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’mơ và Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Rừng Xanh. Vào mùa khô, đàn voi này di chuyển sang Campuchia để tìm thức ăn.
Voi rừng phá nát gần 2 sào lúa của gia đình anh Nguyễn Minh Khôi ở thôn 5, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp
Tại huyện Buôn Đôn, do có Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn nên số lượng voi rừng tập trung khá nhiều, từ 40-46 con, chia làm 4 đàn. Dù là VQG nhưng những năm gần đây, tình trạng khai thác gỗ, săn bắn thú rừng xảy ra thường xuyên nên môi trường sống của voi bị tác động mạnh. Vì vậy, có 1 đàn khoảng 25-27 con, cư trú chính ở khu vực phía Bắc VQG Yok Đôn thường xuyên di chuyển tới những khu rừng đã được giao cho Công ty Lâm nghiệp Anh Quốc và Công ty Lâm nghiệp Cư M’lanh. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, đàn voi này thường xuyên di chuyển về khu vực canh tác, phá hoại cây trồng của người dân xã Ia R’vê, xã Ea Bung…
Ông Nguyễn Ngọc Phú, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Ea Súp, cho biết phần lớn diện tích rừng trên địa bàn huyện đều giao cho 11 doanh nghiệp tư nhân trồng cao su và bảo vệ. Tuy nhiên, công tác bảo vệ rừng không được doanh nghiệp chú trọng và tình trạng người dân vào rừng xâm canh xảy ra phổ biến nên rừng mất dần. “Con người đang phá nát ngôi nhà của voi nên chúng thường xuyên về nương rẫy để tìm thức ăn” – ông Phú nhận định.
Việc phá rừng, săn bắn voi trái phép cũng tạo tâm lý hung tợn trong đàn voi rừng. Chúng không ngại giáp mặt với con người. Nhiều trường hợp voi rừng tấn công người dân đã xảy ra. Điển hình là tối 27-10-2012, anh Cao Xuân Cảnh (Công an xã Ea Lê, huyện Ea Súp) bị 1 đàn voi quật chết tại Tiểu khu 276 thuộc lâm phần của Công ty TNHH Hải Hà. Trước đó, ngày 13-3-2011, trên đường đi làm rẫy về, anh Trần Văn Tư (ngụ xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo) đã bị 1 con voi đực quật chết tại chỗ…
Video đang HOT
Ông Huỳnh Trung Luân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, khẳng định: “Đàn voi quật chết anh Cảnh là đàn có 2 con bị thợ săn dùng súng quân dụng sát hại vào tháng 8-2012. Sau khi 2 con voi chết, cả đàn hoảng loạn, hung dữ, sẵn sàng tấn công người nếu chúng bắt gặp”.
Số lượng voi rừng giảm mạnh
Theo đề án bảo tồn voi Đắk Lắk, vài năm trước, tỉnh này có 90-110 con voi rừng. Tuy nhiên, theo công bố mới đây của Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk, hiện tỉnh chỉ còn 5 đàn voi với số lượng khoảng 60-70 con, phân bố chủ yếu ở VQG Yok Đôn và huyện Ea Súp.
Các lực lượng chức năng và người dân địa phương đang xua đuổi voi rừng ra khỏi khu vực canh tác
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, khu vực sống đang bị tác động mạnh làm cho voi rừng ngày càng hung dữ và có nguy cơ di chuyển sang Campuchia. Tại xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo, trước năm 2012, voi rừng thường xuyên về phá hoại hoa màu của người dân. Tuy nhiên, thời gian gần đây không còn thấy voi xuất hiện. Nguyên nhân là do khu vực này đã được nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp. Các công ty này đã tiến hành khai hoang rừng làm nhiễu loạn sinh cảnh. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, thay thế vào đó là các diện tích cây cao su làm cho voi bỏ đi nơi khác.
PGS-TS Bảo Huy – Khoa Lâm nghiệp Trường ĐH Tây Nguyên, Trưởng nhóm nghiên cứu đề án Bảo tồn voi Đắk Lắk – nhận định: Trong các khu vực có voi rừng sinh sống hiện nay, chỉ vùng lõi của VQG Yok Đôn là ít bị con người tác động. Trong khi đó, hàng chục ngàn hécta rừng ở khu vực phía Tây Bắc huyện Ea Súp, vốn là môi trường sống lý tưởng của voi rừng, lại bị tỉnh giao cho các doanh nghiệp để trồng cao su. Điều này lý giải vì sao voi rừng thường xuyên về khu dân cư và ngày càng lì lợm.
“Nếu muốn bảo tồn voi, cần phải rà soát để quy hoạch một phần diện tích rừng đã giao các công ty lâm nghiệp thành rừng đặc dụng cho chúng sinh sống” – PGS-TS Bảo Huy đề xuất.
Thiếu tiền di dời dân Thực hiện quyết định phê duyệt đề án tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013-2020 của Thủ tướng Chính phủ, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk đang lấy ý kiến người dân và các chuyên gia bảo tồn động vật. Theo đề xuất của sở này, trước mắt, cần di dời 7 hộ dân sống tại Tiểu khu 167, lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea H’mơ và 43 hộ dân thuộc thôn 3, xã Cư Mlan, huyện Ea Súp ra khỏi khu vực voi sinh sống. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Phú, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Ea Súp, đó chỉ là đề xuất, trên thực tế rất khó di dời 50 hộ dân này vì không có kinh phí.
Theo Cao Nguyên (Người lao động)
Trắng đêm đốt lửa đuổi voi rừng
Sau 1 ngày, 2 đêm đánh trống, gõ chiêng, đốt lửa, đến 2 giờ ngày 27/9, lực lượng chức năng và người dân đã đuổi được đàn voi rừng gần 30 con ra khỏi thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Trước đó, đàn voi rừng này đã về phá hoại nhiều diện tích cây trồng, nhà cửa, chòi rẫy của hàng trăm hộ dân ở các xã Ia R'vê, Ia J'lơi và Ia Lốp (huyện Ea Súp) rồi di chuyển lên khu vực thôn 5, thị trấn Ea Súp. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, thời gian gần đây, voi rừng ngày càng hung dữ, sẵn sàng tấn công người và tiến sâu vào khu dân cư, nương rẫy của người dân để tìm thức ăn.
Quần thảo thị trấn
Khoảng 18 giờ ngày 25/9, nhận được tin báo của người dân, khoảng 100 người thuộc lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ... tức tốc xuống thôn 5, thị trấn Ea Súp phối hợp với người dân xua đuổi voi rừng. Chỉ cách trung tâm thị trấn khoảng 2 km, dân cư đông đúc, lại không phải là đường di chuyển nhưng không hiểu sao voi rừng vẫn men theo con suối nhỏ để vào khu vực thôn 5. Khi phóng viên theo chân lực lượng chức năng tới khu vực voi về thì chứng kiến một cảnh hỗn loạn, căng thẳng baotrùm, hàng chục người dân dùng các dụng cụ như xoong nồi, thùng phuy, trống, chiêng, đốt đuốc... giành giật từng mét cây trồng với đàn voi.
Đàn voi rừng này phá nát gần 2 sào lúa của gia đình anh Nguyễn Minh Khôi ở thôn 5, thị trấn Ea Súp
"Chỉ huy trưởng" - ông Nguyễn Ngọc Phú, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Ea Súp, tay cầm loa phóng thanh luôn miệng chỉ đạo lực lượng chức năng và người dân dàn hàng ngang chặn voi vào khu vực vườn của anh Nguyễn Minh Khôi. Tiếng xoong nồi, thùng phuy, trống, chiêng và còi hụ của loa phóng thanh inh ỏi cả một khu vực. Từng can dầu được mang đến tẩm vào chăn bông, bó đuốc ném về đàn voi... Sau hơn một giờ, lực lượng chức năng và người dân tạm thời "đánh bật" được đàn voi ra khỏi mảnh vườn của anh Khôi. Lúc này đã 22 giờ.
Với vẻ mặt phờ phạc, anh Khôi cho biết: "Khoảng 19 giờ ngày 25/9, tôi đang ngồi xem ti vi thì nghe tiếng động lớn sau nhà. Nghĩ có kẻ gian rình mò trộm cá, tôi xách đèn pin ra thì tá hỏa và không tin vào mắt mình khi một đàn voi đen sì đang quần thảo ruộng lúa. Lấy lại bình tĩnh, tôi chạy vào nhà khiêng cái thùng phuy ra đánh liên tục nhưng đàn voi vẫn bình thản phá lúa. Hoảng quá, tôi gọi điện báo cho chính quyền xuống hỗ trợ, gần 2 sào lúa của gia đình sắp gặt coi như mất trắng".
Câu chuyện giữa tôi và anh Khôi chưa kết thúc thì tiếng xoong nồi lại vang lên ở khu vực giáp bờ suối. Khi chúng tôi chạy tới thì bà Phạm Thị Dung và con trai là anh Nguyễn Văn Tiệp đang dùng xoong nồi xua đuổi đàn voi. Hóa ra, sau khi "thất thủ" ở vườn anh Khôi, đàn voi không chịu về rừng mà quay sang phá vườn đậu, điều của gia đình bà Dung. Lực lượng chức năng lại tiếp tục dàn hàng nổi trống, chiêng, phóng lửa xua đuổi voi rừng. Không ít lần, lực lượng chức năng phải bỏ chạy vì voi quay lại lao vào tấn công người. Sau 1 ngày, 2 đêm, lực lượng chức năng và người dân đã đuổi được đàn voi ra khỏi khu vực dân cư.
Dân trắng tay
Theo ông Nguyễn Ngọc Phú, đàn voi này có khoảng 20-25 con, sống trong khu vực rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Cư M'lanh. Đàn voi thường xuyên về nương rẫy của người dân các xã giáp ranh với rừng phá hoại cây trồng nhưng đây là lần đầu tiên trong nhiều năm, voi về khu vực thị trấn. Hiện UBND thị trấn Ea Súp đang thống kê thiệt hại của người dân nên chưa có số liệu cụ thể. Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên thì chỉ trong đợt này, voi rừng đã phá hoại nhiều ha cây trồng như: điều, xoài, lúa, đậu... của người dân thôn 5.
Tổ đuổi voi xã Ia R'vê
Đàn voi không chỉ gây thiệt hại cho người dân thôn 5, thị trấn Ea Súp mà thường xuyên di chuyển về khu vực nương rẫy của người dân ở các xã giáp rừng của huyện Ea Súp. Ông Trần Văn Lực, ngụ thôn 4, xã Ia R'vê, nói: "Gia đình tôi có 3 ha sắn canh tác từ nhiều năm nay. Ba năm trở lại đây chưa năm nào gia đình tôi thu hoạch trọn vẹn vì cứ đến kỳ thu hoạch là voi rừng lại kéo về tàn phá. Cách đây khoảng 1 tuần, đàn voi hơn 10 con kéo về rẫy sắn nhổ sạch. Chúng ăn rất ít nhưng cây nào chúng cũng nhổ lên rồi giẫm nát. Công sức, vốn liếng bỏ ra trong 3 năm gần trăm triệu đồng nhưng thu lại chẳng được bao nhiêu".
Để đối phó với voi rừng, chính quyền các xã đã chỉ đạo thành lập nhiều tổ chia nhau túc trực để đuổi voi. Tối đến, các tổ này mang theo võng, ống thụt (một dụng cụ gây tiếng nổ lớn bằng đất đèn) vào những khu vực voi thường xuất hiện. Khi phát hiện voi, người dân dùng ống thụt gây nổ để xua đuổi. Ông Nguyễn Can, ngụ xã Ia R'vê, cho biết: Cách đây mấy hôm, nhóm của ông gồm 4 người đang mắc võng trên cây điều thì bất ngờ xuất hiện một bầy voi. Hoảng hồn, mọi người lấy ống ra thụt một hồi lâu voi mới bỏ đi. "Trước đây, khi ngửi thấy mùi người, voi liền bỏ đi nhưng gần đây, voi rất lì lợm, chúng sẵn sàng xông thẳng vào người nếu không kịp tạo tiếng nổ lớn" - ông Can nói.
Ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch UBND xã Ia R'vê, cho biết đàn voi khoảng 25 con xuất hiện từ ngày 20-7 đến nay di chuyển qua lại giữa thôn 1, 7, 10 của xã. Có ít nhất 3,5 ha bắp, sắn của người dân các thôn này bị voi phá trắng. "Chúng tôi chỉ biết thành lập các tổ để hạn chế voi phá hoại mùa màng; về lâu dài chỉ biết trông chờ vào cơ quan chức năng" - ông Hải nói.
Chưa hết lo Hiện đàn voi rừng đã bị xua đuổi vào khu rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Cư M'lanh, tuy nhiên việc đàn voi quay trở lại khu dân cư để tìm kiếm thức ăn hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Đình Toản, Phó Chủ tịch UBND huyện Ea Súp, trong lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Cư M'lanh có rất nhiều hộ dân xâm canh, nếu họ đang làm rẫy mà gặp voi rừng thì vô cùng nguy hiểm.
Theo Cao Nguyên
Voi rừng xuất hiện quật đổ cột điện và cáp viễn thông Mấy hôm nay, một đàn voi rừng 3 con tại vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) thường xuyên xuất hiện. chúng đã quật đổ cột điện, cáp viễn thông trên trục đường này. Việc đàn voi xuất hiện quật đổ cột điện, cáp viên thông còn khiến người dân lo lắng Theo đó, vào tối ngày 3/1, đàn voi nói trên đã...