Trang cá nhân bị rớt lượt theo dõi về dưới 10.000, Facebook đang bị lỗi diện rộng?
Sáng 12-10, hàng loạt trang Facebook cá nhân của rất nhiều người dùng nổi tiếng với hàng chục, hàng trăm nghìn lượt theo dõi…
bất ngờ bị rớt xuống chỉ còn dưới 10.000 người theo dõi.
Facebook cảnh báo 1 triệu người dùng về ứng dụng đánh cắp tài khoản Tại sao Facebook, Google hay Tiktok luôn cố giấu thông tin quảng cáo trên nền tảng của mình Mark Zuckerberg vừa cho người dùng lý do để quay lại với Facebook
Trang Facebook cá nhân của “ông chủ” Facebook cũng bị rớt lượt theo dõi về còn dưới 10.000 – Ảnh chụp màn hình
Hàng loạt tài khoản cá nhân Facebook “ngàn like” của nhiều người dùng “tá hỏa” vì bỗng dưng bị rớt lượt theo dõi về dưới 10.000 dù trước đó họ có đến hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn người theo dõi.
Chẳng hạn, tài khoản Facebook của Mai Phương Thúy trước đây có đến hơn 470.000 lượt theo dõi thì sáng nay chỉ còn hơn 9.900.
Ngôi sao bóng đá Nguyễn Quang Hải từ 2,5 triệu người theo dõi bị rớt xuống còn hơn 9.800.
Trang Facebook cá nhân của Sơn Tùng M-TP (Nguyễn Thanh Tùng) cũng bị rớt xuống còn dưới 10.000…
Ngay cả trang cá nhân chính chủ của “ông chủ” mạng xã hội Facebook là Mark Zuckerberg cũng bị tình trạng tương tự khi lượt theo dõi cũng bị rớt về con số hơn 9.900.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, hầu hết người dùng Facebook có lượt theo dõi lớn đều bị “reset” về con số dưới 10.000.
Nhiều chuyên gia làm trong ngành quảng cáo trên Facebook nhận định đây có thể là một sự cố của mạng xã hội này.
Video đang HOT
Nhiều người dùng còn cho biết Facebook đang tiến hành đợt rà quét lớn các tài khoản liên quan đến chạy quảng cáo, xóa các trang Facebook mạo danh, Facebook sao chép của người dùng.
Tuổi Trẻ đã phản ánh đến đại diện Facebook nhưng chưa nhận được phản hồi về vụ việc này.
Trước đó, theo dự thảo đề xuất bổ sung thêm trách nhiệm của mạng xã hội xuyên biên giới tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng các tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội như Facebook có lượt theo dõi hơn 10.000 phải khai báo với cơ quan chức năng Việt Nam.
Mark Zuckerberg đang mắc phải 'sai lầm kinh điển' ở Thung lũng Silicon: Meta có thể trở thành Yahoo của 10 năm trước?
Mark Zuckerberg đang đặt cược lớn vào metaverse và hành động giống như cách cựu CEO Yahoo Marissa Mayer từng làm trước khi từ chức.
Một gã khổng lồ internet có tốc độ phát triển cao đang dần tụt hậu. Một giám đốc điều hành xuất sắc đang dẫn đầu một vụ đặt cược đầy tham vọng. Một lượng lớn nhân viên sợ hãi trước những yêu cầu cao và sắp đối mặt với tình trạng sa thải.
Đây là những gì đang xảy ra bên trong Meta, ngay bây giờ. Đó cũng là những gì đã xảy ra gần một thập kỷ trước tại Yahoo.
Khi Meta chuyển đổi để trở thành "một công ty metaverse" trong bối cảnh tăng trưởng người dùng bị đình trệ và doanh số bán quảng cáo chậm lại, những câu chuyện về "nỗi đau" ngày càng xuất hiện nhiều hơn cùng với những thay đổi được tiến hành.
Facebook trong quý 2 năm 2022 báo cáo doanh thu sụt giảm 1%, mức giảm đầu tiên kể từ khi trở thành công ty đại chúng. Các nhà quảng cáo hiện đang tìm cách cắt giảm chi tiêu trên nền tảng của công ty. Và bây giờ, công ty đang giảm chi tiêu và kiểm soát việc tuyển dụng và tăng trưởng, khi xem xét điều mà Zuckerberg gọi là một trong những "giai đoạn thử thách" nhất từ trước đến nay.
Tờ N ew York Times đưa tin cuối tuần trước rằng các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên của Meta đều đang hoài nghi về sự thúc đẩy đối với thực tế ảo và thực tế tăng cường, đồng thời cảnh giác với các ưu tiên thay đổi của ông chủ Mark Zuckerberg.
Và đó cũng là những bất ổn nội bộ xảy ra tại Yahoo dưới thời Marissa Mayer, tại nhiệm kỳ cuối cùng trước khi nữ CEO này quyết định từ bỏ và cuối cùng Yahoo bị Verizon mua lại với giá thấp. Giờ đây, nhiều năm sau sự thay đổi và thất bại của Yahoo, Zuckerberg được cho là đang lặp lại những sai lầm của Mayer.
Metaverse là một cuộc đánh cược rủi ro đầy bất thường đối với một CEO công nghệ lớn
Mark Zuckerberg hiển thị hình đại diện metaverse của mình trong sự kiện Connect 2021.
Zuckerberg đã đưa ra thông báo gần một năm, trước khi Facebook đổi tên và thay đổi trọng tâm phát triển của nó. Vào thời điểm đó, ông đã nói rằng metaverse là "ngôi sao phương bắc mới" của công ty. Theo thời gian, Zuckerberg đang đánh cược, rằng mọi người sẽ sống và làm việc trong một vũ trụ ảo và tương tác với nhau bằng các hình đại diện (avatar).
Nhưng đó hoàn toàn là một cuộc cá cược, và nó cũng đầy rủi ro đối với một công ty 18 tuổi.
Tầm nhìn và cách đặt cược với metaverse của Zuckerberg không phải là điều bất thường trong thế giới công nghệ, nhưng hiếm khi chúng ta được chứng kiến điều đó bởi chúng thường hiện diện trong giới đầu tư mạo hiểm. Một số tổ chức đầu tư có thể đặt cược đầy rủi ro vào hàng tá các công ty khởi nghiệp với hy vọng một trong số chúng có thể trở thành công ty tỷ đô tiếp theo. Nhưng Meta không nhất thiết phải chơi theo cách xa xỉ đó. Bởi nó có dự án phát triển tai nghe thực tế ảo của riêng mình, có các nền tảng truyền thông xã hội cực lớn để phát triển và hàng tấn tiền quảng cáo để thu về.
Nhưng công ty lại chọn cách đổ thời gian và tài nguyên vào metaverse, cùng với vô số tiền trong ngân sách được dốc vào. Nó đã mất 10 tỷ USD khi quyết định đặt cược lớn vào năm 2021 - một khoản tiền đáng kể, thậm chí theo quy mô của công ty như Meta - và CEO Zuckerberg đã nói với các cổ đông năm nay rằng xu hướng này sẽ tiếp tục trong 3-5 năm tới.
Trong khi Zuckerberg biết rõ ràng rằng ông sẽ phải đi một quãng đường dài đối với cuộc chơi metaverse, nhưng đó cũng là một trò chơi mà ông cần phải giành chiến thắng.
"Facebook có can đảm, có vốn và khả năng để làm cho metaverse hoạt động và trở thành một công ty lớn trong lĩnh vực này", một chuyên gia trong ngành nhận định. " Nhưng họ không được sai."
Marissa Mayer cũng có một tầm nhìn đầy tham vọng - nhưng rồi chúng không được đền đáp
Marissa Mayer, cựu Giám đốc điều hành của Yahoo.
Bạn sẽ thấy những thứ trên "có vẻ quen thuộc", nếu đã từng chứng kiến thời kỳ thăng trầm của Yahoo.
Yahoo cũng là một tập đoàn khổng lồ về quảng cáo. Đến năm 2004, công ty đạt doanh thu 3,5 tỷ USD và có giá trị vốn hóa thị trường là 128 tỷ USD. Nhưng sự cạnh tranh bắt đầu nóng lên từ các đối thủ như eBay và Google - và sau đó, trớ trêu thay, chính là Facebook - khiến nguồn tiền quảng cáo nhanh chóng cạn kiệt. Đến năm 2012, giá trị của Yahoo đã giảm xuống còn khoảng 20 tỷ USD.
Mayer khi đó được đưa về với nhiệm vụ khôi phục Yahoo trở thành một trong những công ty công nghệ ưu việt trên thế giới, một công ty có thể sánh ngang với Google, Facebook, Apple và Amazon.
Và các vụ "đặt cược" của Mayer sau đó diễn ra đầy táo bạo. Tạo một ứng dụng Yahoo cho mọi thứ; Bỏ ra số tiền khổng lồ để thuê các nhân vật truyền thông nổi tiếng; Tạo các chương trình theo kịch bản như Netflix; Mua nền tảng blog Tumblr với giá 1,1 tỷ USD. Nhưng cô không thắng ở bất kỳ màn cược lớn nào. Hai năm sau khi Mayer đến, sự thay đổi kỳ vọng của Yahoo vẫn chưa thành hiện thực và doanh thu của công ty vẫn vô cùng trì trệ.
Năm 2016, kỷ nguyên hoạt động như một công ty độc lập của Yahoo đã kết thúc khi nhà mạng Verizon trả 5 tỷ USD để mua lại và sáp nhập nó với AOL. Mayer từ chức CEO sau đó.
Hoàn cảnh của Zuckerberg đang có phần tương tự tình hình của Mayer
Trong nội bộ Meta, mọi người đang bắt đầu so sánh Zuckerberg với Mayer của Yahoo.
Các nhân viên của Meta đã mô tả về những thay đổi chiến lược diễn ra thường xuyên, và chúng có vẻ bắt nguồn từ mong muốn của cá nhân Zuckerberg hơn là dựa trên các dữ liệu cụ thể. Cùng với đó là việc Zuckerberg sẵn sàng chi một số tiền lớn cho các dự án không có gì đảm bảo sẽ thành công, những số tiền lớn đến mức mà cựu giám đốc điều hành Oculus John Carmack nói rằng chúng khiến ông "phát ngán".
Tương tự, tại Yahoo khi đó, Mayer cũng được mô tả là thường đưa ra quyết định dựa trên nhận định cá nhân thay vì dữ liệu, như khi Yahoo trả tới 10 triệu USD mỗi năm để thuê những người dẫn chương trình nổi tiếng, hoặc khi họ thuê ngôi sao truyền hình Katie Couric về làm "người quản lý toàn cầu của trang web" dù các video trước đó của cô đã thất bại.
Sau đó là văn hóa công ty. Mayer đã triển khai một hệ thống xếp hạng hiệu suất làm việc gây tranh cãi trong nhiệm kỳ của mình nhằm mục đích truyền cảm hứng làm việc chăm chỉ và phát hiện ra những nhân viên kém hiệu quả. Nhưng nó đã phản tác dụng, dẫn đến một lượng lớn nhân viên thất vọng và xuống tinh thần.
Zuckerberg giờ đây cũng đang tỏ ra háo hức trong việc loại bỏ những nhân viên có hiệu suất thấp và những nhân viên không phù hợp với tầm nhìn xa của mình. Tại một cuộc họp chung vào tháng 6 , ông nói với nhân viên rằng Meta sẽ "tăng nhiệt" khi nói về các mục tiêu KPI để loại bỏ những nhân viên có thái độ buông thả. Các báo cáo gần đây cho thấy Meta dường như đang thay đổi kỳ vọng về hiệu suất làm việc và thúc giục các nhà quản lý sa thải nhân viên của mình nhiều hơn.
Nếu Zuckerberg đúng và metaverse là tương lai, những động thái này sẽ được coi là khôn ngoan và sẽ giúp thúc đẩy Meta vượt lên trước các đối thủ. Và vẫn có lý do để tin rằng kế hoạch đầy tham vọng của ông sẽ thành công, bởi Zuckerberg đã từng tái thiết lại Facebook một lần khi ông nhìn thấy trước sự chuyển dịch từ máy tính để bàn sang thiết bị di động, một chiến lược mà ngay cả cựu COO Sheryl Sandberg cũng nghĩ là mạo hiểm vào thời điểm đó.
Nhưng nếu vụ đặt cược của ông không thành công, thì nhiều khả năng chúng ta và cả Mark Zuckerberg có thể thấy Meta sẽ đi theo con đường của Yahoo
Tài khoản Facebook bị giảm lượt theo dõi, cập nhật hay là lỗi? Sáng nay (12/10), rất nhiều tài khoản Facebook bị giảm mạnh số lượt người theo dõi, đa số đều về mức dưới 10.000 lượt. Những KOLs lớn như Sơn Tùng MT-P và nhiều người nổi tiếng khác đều gặp vấn đề này. Thậm chí "ông chủ Facebook" là Mark Zuckerberg cũng chỉ còn hơn 9.000 lượt theo dõi dù trước đó là hơn...