Tràn lan website lừa đảo bán thuốc trị Covid-19
Dù chưa có kiểm chứng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần công bố thuốc chống sốt rét Chloroquine và Hydroxychloroquine có thể điều trị virus corona.
Các nhà khoa học cho biết không có đủ bằng chứng cho thấy các loại thuốc với nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng này có thể điều trị hoặc ngăn ngừa Covid-19. Dù vậy, Tổng thống Mỹ vẫn liên tục công bố rằng những loại thuốc này có thể chữa virus.
Thuốc chứa Hydroxychloroquine được ông Trump nói là có thể điều trị virus corona.
Theo Business Insider, thống kê từ Google cho thấy xu hướng tìm kiếm về 2 loại thuốc này tăng đột biến trong tháng qua.
Các nhân vật nổi tiếng không có chuyên môn y tế như Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, CEO Tesla Elon Musk cũng có những phát ngôn không đúng về loại thuốc này bất chấp cảnh báo của các nhà khoa học.
Trong thời gian gần đây, những kẻ lừa đảo đang kiếm tiền từ sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với các phương pháp điều trị virus corona đáng nghi này.
Video đang HOT
Một nghiên cứu từ NormShield đã xác định ít nhất 362 trang web đã mở bán loại thuốc này kể từ tháng 1. Phần lớn trong số đó là thuốc chứa Hydroxychloroquine và Chloroquine trong khi số ít còn lại đề cập đến Remdesivir, một phương pháp điều trị vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.
“Các trang web lừa đảo thường tập trung vào việc lấy thông tin cá nhân của khách hàng. Nhưng chủ yếu vẫn là lừa tiền từ các nạn nhân”, Giám đốc an ninh mạng từ NormShield, Bod Maley nói.
“Trong trường hợp này, mục đích chính của các trang web là lừa đảo kiếm tiền – cố gắng khiến mọi người chuyển tiền để mua thuốc được cho là có thể chữa virus”.
Những kẻ lừa đảo thường theo dõi các xu hướng tin tức, tìm kiếm và khai thác chúng để thu lợi từ mọi người. Theo ông Maley, phần lớn website lừa đảo xuất hiện sau khi có những phát ngôn của ông Trump về loại thuốc chống sốt rét vào tháng 3.
Các trang web có thể lừa mọi người chi tiền mua thuốc mà không bao giờ vận chuyển sản phẩm. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với các loại thuốc này trên thế giới cũng gây ra sự thiếu hụt nguồn cung cho những người đang cần chúng để điều trị các bệnh ngoài da. Các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng lạm dụng chúng có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Lương Sơn
CyStack: Việt Nam có hơn 2.500 website bị tấn công trong 3 tháng gần đây
Theo báo cáo an ninh website quý III năm 2019 vừa được Công ty an toàn thông tin CyStack công bố, Việt Nam có hơn 2.500 trang web bị tấn công, xếp thứ 10 trong số các nước có nhiều website bị hack trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của CyStack, tại Việt Nam, đã có 8.356 hệ thống website trở thành nạn nhân của tin tặc trong 9 tháng đầu năm nay.
Báo cáo an ninh website là báo cáo thống kê và phân tích tình hình tấn công website trên toàn thế giới, được thực hiện định kỳ hàng quý bởi Công ty an toàn thông tin CyStack. Dữ liệu trong báo cáo này được trích xuất từ hệ thống CyStack Attack Map (attacks.cystack.net) do CyStack nghiên cứu và phát triển.
Số liệu từ báo cáo an ninh website mới được CyStack công bố cho thấy, trong quý III/2019, hệ thống CyStack Attack Map đã ghi nhận có tới 127.367 website bị tấn công trên toàn cầu, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
"Như vậy, cứ mỗi phút trôi qua lại có một website bị xâm phạm. Khi hack thành công một website, tin tặc có thể thực hiện nhiều hành vi gây thiệt hại khác nhau như: ăn cắp dữ liệu của doanh nghiệp, thay đổi giao diện trang web (deface), chèn mã độc (malicious code), điều hướng người dùng tới trang lừa đảo...", chuyên gia CyStack phân tích.
Cũng trong báo cáo an ninh website quý III/2019, số vụ tấn công website trong 3 tháng gần đây của Việt Nam tăng 113% so với cùng kỳ năm ngoái (2.523 so với 1.183). Con số này cũng đưa Việt Nam vào vị trí thứ 10 trên bảng xếp hạng các quốc gia bị tấn công website nhiều nhất thế giới. Trong đó tên miền .com, .vn và .net bị tấn công nhiều nhất.
Bảng xếp hạng các quốc gia bị tấn công website nhiều nhất thế giới, theo dữ liệu trích xuất từ hệ thống CyStack Attack Map của CyStack.
Nghiên cứu của CyStack chỉ ra rằng, trong số các website bị tấn công trên toàn thế giới sử dụng các nền tảng quản trị nội dung (CMS), gần 70% được xây dựng trên WordPress, theo sau đó lần lượt là Joomla, DNN, Elementor và Drupal.
Lỗ hổng trong các website sử dụng WordPress thường xuất phát từ các plugin, theme, thậm chí là website chưa được cập nhật phiên bản WP mới, hoặc do người dùng download plugin, theme từ những nguồn không tin cậy đã được cài mã độc từ trước. Tại Việt Nam, WordPress, DNN, Joomla, và Drupal cũng là những nền tảng bị tấn công nhiều nhất với tỉ lệ tương tự thế giới.
Ngoài ra, nền tảng hệ điều hành Linux và máy chủ web Apache là đối tượng bị tin tặc nhắm đến nhiều nhất. 64,8% số máy chủ bị hack sử dụng hệ điều hành Linux và 42,4% sử dụng máy chủ web Apache.
CyStack thông tin thêm, tính từ đầu năm nay đến hết tháng 9/2019, hệ thống CyStack Attack Map của CyStack đã ghi nhận đã có tổng số hơn 450.000 website trên toàn thế giới bị tin tặc tấn công và chiếm quyền kiểm soát. Tại Việt Nam, đã có 8.356 hệ thống website trở thành nạn nhân của tin tặc trong 9 tháng đầu năm nay.
Theo ITC News
Microsoft: Hacker lợi dụng Covid-19 tấn công mạng mọi quốc gia trên thế giới Theo nghiên cứu mới từ Microsoft, hacker đã triển khai các cuộc tấn công có chủ đề Covid-19 tại 241 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bản đồ các vụ tấn công có chủ đề Covid-19 trên toàn cầu. Trên blog đăng hôm 8/4, Microsoft cho biết "mọi quốc gia trên thế giới đều chứng kiến ít nhất một vụ tấn công có...