Tràn lan trên Facebook thông tin xịt thuốc tạo màu vào hành lá khiến người tiêu dùng khiếp sợ: Chuyên gia lên tiếng
Xịt thuốc tạo màu vào hành lá đang là câu chuyện khiến nhiều người tiêu dùng khiếp sợ trong chuyện ăn uống. Vậy thực hư của hành động này là thế nào?
Xôn xao chuyện xịt thuốc màu vào hành lá khiến nhiều người kinh hãi
Mới đây, mạng xã hội facebook đang được nhiều người truyền tay nhau chia sẻ thông tin hành lá bị xịt thuốc màu. Theo đó, đoạn chia sẻ với lời kêu gọi mọi người hãy thương đồng loại mình, dừng ngày những hành động mang tính hủy hoại cộng đồng. Và trong chia sẻ của bài viết này chính là: Dừng ngay việc xịt thuốc màu vào hành lá.
Theo chia sẻ của bài viết, nếu có bắt buộc sử dụng thuốc xịt màu vào hành lá thì phải đợi hết màu rồi hãy thu hoạch. Chỉ có như vậy mới đảm bảo chúng ta không ăn phải hành lá toàn hóa chất.
Đoạn chia sẻ sau vài giờ đồng hồ đã có rất nhiều lượt like, share. Nhiều bình luận bày tỏ lo lắng không dám ăn hành lá. Nhiều người cho rằng màu xanh phai ra từ hành là thuốc màu hoặc hành được mang về từ Trung Quốc. Nhiều người lại than vãn chuyện người Việt chỉ biết đầu độc nhau. Vậy có thực hay không chuyện xịt thuốc màu vào hành lá? Ăn hành lá còn nguyên hóa chất bám ngoài sẽ gây ra những ảnh hưởng sức khỏe gì? Và liệu có giải pháp ngăn chặn cũng như phòng tránh nguy hại sức khỏe?
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng màu xanh phai ra từ hành là thuốc màu hoặc hành được mang về từ Trung Quốc.
Xịt thuốc vào hành lá có nhiều khả năng chỉ là thông tin xuyên tạc, bịa đặt
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), điều đầu tiên phải nói về chuyện xịt thuốc vào hành lá là rất có thể đây chỉ là thông tin xuyên tạc, ý đồ không tốt dẫn đến ảnh hưởng tới đời sống của người nông dân Việt Nam. Trước việc chưa tận tay kiểm nghiệm sản phẩm có dính thuốc, hóa chất… độc hại hay không thì việc chia sẻ thông tin thiếu kiểm chứng này sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống của bà con nông dân.
Do đó, chuyên gia khuyên người dùng mạng xã hội không nên quá hốt hoảng dẫn đến hành vi tẩy chay việc dùng hành lá vì nghi ngại sản phẩm thấm đẫm hóa chất. “Thông tin trên mạng xã hội nói chung chỉ mang tính chất tham khảo chứ không phải cứ nghe thấy, nhìn thấy vài ba hình ảnh là chúng ta tin 100%. Có rất nhiều trường hợp xuyên tạc, ý đồ xấu trong hành động này dẫn đến việc hủy hoại cuộc sống của người nông dân. Do đó điều đầu tiên là chúng ta cần tỉnh táo, cẩn trọng, lắng nghe thông tin khách quan thay vì a dua từ một phía”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Chuyên gia khuyên người dùng mạng xã hội không nên quá hốt hoảng dẫn đến hành vi tẩy chay việc dùng hành lá vì nghi ngại sản phẩm thấm đẫm hóa chất.
Theo chuyên gia, nhìn vào những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội này thì rất có thể người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đồng sunphat để phun vào hành sau đó nhổ lên bán luôn. Tuy nhiên, đồng sunphat thường chỉ sử dụng vào việc trừ nấm, trị xoăn lá ở cà chua. Việc sử dụng để phun tưới hành lá thì hoàn toàn sai, không đúng với loài cây sử dụng.
Một số loại thuốc bảo vệ thực vật có thể khiến màu phai trên hành lá bị phai ra như thuốc gốc đồng, Dithane xanh… Nhưng theo như hình ảnh ghi lại, việc phun xong vẫn còn dư lượng quá mức đến nỗi thôi nhiễm ra cả bàn tay thì vô cùng nguy hiểm, không đảm bảo an toàn trong trồng trọt và tiêu thụ sản phẩm.
Như vậy, kết hợp cả 2 điều này thì có thể thấy, một người nông dân chuyên trồng hành mà lại xịt thuốc màu vào hành lá nhiều khả năng chỉ là thông tin xuyên tạc, bịa đặt. Hành lá vốn dĩ màu xanh, không ai xịt thêm màu xanh vào làm gì cả. Nếu chuyện xịt vào hành lá đang bị úa để xanh tươi hơn cũng chỉ là phỏng đoán của cá nhân, việc này vẫn phải chờ đợi cơ quan chức năng làm rõ.
Kết hợp cả 2 điều này thì có thể thấy, một người nông dân chuyên trồng hành mà lại xịt thuốc màu vào hành lá nhiều khả năng chỉ là thông tin xuyên tạc, bịa đặt.
Tất nhiên việc ăn hành lá còn nhiễm hóa chất cũng như bất cứ thực phẩm nào nhiễm hóa chất cũng có thể dẫn đến tích độc, lâu dần thành những bệnh mãn tính như ung thư. Câu chuyện xịt thuốc màu vào hành lá góp phần vào lo ngại tiêu thụ thực phẩm bẩn – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hàng loạt các căn bệnh mãn tính nguy hiểm khiến nhiều người hiện nay vô cùng kinh hãi.
Chuyên gia khuyến cáo, người tiêu dùng nên tỉnh táo, không nên tin thông tin chưa được kiểm chứng, chưa được cơ quan chức năng kiểm nghiệm. Ngoài ra, vị chuyên gia này cũng khuyến cáo, chính quyền địa phương nên quản lý chặt chẽ việc nuôi trồng của bà con, áp dụng đúng các quy tắc trong trồng trọt, đảm bảo đúng bệnh, đùng thuốc, đúng lúc, đúng thời gian cách ly… để có sản phẩm tốt nhất, tiết kiệm chi phí nuôi trồng và tăng lợi nhuận buôn bán.
Theo searchtotal
Phát động thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Ngày 18/9, tại UBND xã Hiền Đa, Sở NN-PTNT Phú Thọ phối hợp với UBND huyện Cẩm Khê tổ chức lễ phát động thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên đồng ruộng.
Các đại biểu đi dọc các tuyến đường trong cánh đồng xã Hiền Đa, thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật bỏ vào bể chứa đạt tiêu chuẩn
Chương trình xây dựng mô hình thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được triển khai thực hiện thí điểm từ tháng 4/2018 trên 16 xã điểm thuộc 4 huyện Hạ Hòa, Cẩm Khê, Phù Ninh và Tam Nông.
Tại huyện Cẩm Khê mô hình thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng đã xây dựng được 165 bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại 5 xã gồm Hiền Đa, Cát Trù, Điêu Lương, Tuy Lộc và Sơn Tình. Các bể đều được thiết kế đúng qui cách theo hướng dẫn.
Mục tiêu mà chương trình hướng tới là cải thiện môi trường xanh, sạch, góp phần đảm bảo thực phẩm từ nông sản an toàn; thực hiện tiêu chí số 17 về xây dựng nông thôn mới: không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp.
MẠNH THUẦN
Theo nongnghiep
Bi kịch của người trồng lúa: Làm 1 mẫu ruộng, tạm đủ ăn là may lắm Lời lãi từ trồng lúa ngày càng thấp, đa phần nhà nông chỉ hòa vốn hoặc lỗ, trong khi thời tiết biến đổi ngày càng khắc nghiệt, thu nhập từ các nghề khác cao hơn khiến nhiều người không còn thiết tha với nghề trồng lúa. Tại đồng bằng sông Hồng - vựa lúa điển hình ở phía Bắc, tỷ lệ nông dân...