Trần lãi suất và cuộc chiến chống cho vay nặng lãi
Trần lãi suất được pháp luật quy định nhằm chống cho vay nặng lãi của tín dụng đen. Tuy nhiên, có thể sẽ không cần đến trần lãi suất nếu dịch vụ ngân hàng phát triển và lãi suất cạnh tranh để đưa vốn đến khách hàng dễ dàng hơn. Lúc đó, thị trường sẽ không còn chỗ cho tín dụng đen.
Ngân hàng chiếm đất tín dụng đen
Có một thực tế phải thừa nhận là tín dụng đen ở Việt Nam đang chiếm một thị phần rất lớn nhất là ở nông thôn và tầng lớp người kinh doanh, lao động tự do. Đây chính là địa dư còn lại mà các tổ chức tín dụng đang nhắm tới để khai thác.
Thời gian qua, các hình thức cho vay tiêu dùng, vay kinh doanh ngắn hạn trả góp… đã được các ngân hàng phát triển mạnh chiếm lại thị phần của tín dụng đen, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi. Với đồng vốn nhỏ và phương thức trả nợ phù hợp đã giúp nhiều người hiện thực hóa kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó thoát nghèo nhanh chóng.
Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch CLB Pháp chế ngân hàng, cho biết, một trong những lý do quan trọng hàng đầu để tín dụng chính thức đóng vai trò thay thế tín dụng đen là lãi suất thỏa thuận, bởi nó chứa đựng đầy đủ yếu tố thị trường bên trong hai chữ “thỏa thuận” đó.
Ông Đức phân tích, hầu hết các tổ chức tín dụng đều mong muốn phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng đối với cá nhân. Tuy nhiên, do đồng thời quản lý cả những khoản vay của các tổ chức với hạn mức lớn và có tài sản bảo đảm theo phương thức truyền thống nên những quy định của ngân hàng đòi hỏi điều kiện, hồ sơ chặt chẽ, giấy tờ bài bản. Đó cũng chính là lý do để các công ty tài chính ra đời, thực hiện các dịch vụ cho vay tiêu dùng với các thủ tục hết sức đơn giản, dễ dàng, linh hoạt nhằm từng bước đẩy lùi tín dụng đen trên thị trường.
Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng đánh giá, cần hết sức tránh sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm: lãi suất thỏa thuận giữa người cho vay và đi vay trên cơ sở thương mại và lãi suất áp đặt trong tín dụng đen, vẫn thường được gọi là lãi suất “cắt cổ”.
Video đang HOT
Ông Hiếu cho rằng, sẽ rất khó mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng của ngân hàng, nếu như ấn định trần lãi suất chung với cho vay bên ngoài với một mức thấp. Trần lãi suất dự kiến 20%/năm là hoàn toàn xa rời thực tế, sẽ dẫn đến phần lớn giao dịch phạm luật và hạn chế kênh cho vay chính thức, khuyến khích hoạt động cho vay tự phát, gồm cả cho vay nặng lãi.
Theo phân tích của ông Hiếu, ngân hàng là một tổ chức cho vay chuyên nghiệp, do đó cho dù được phép thỏa thuận mức lãi suất thì họ vẫn sẽ giữ lãi suất ở mức cạnh tranh và hợp lý nhất, mức này hoàn toàn có thể có tính chất quyết định mức lãi suất của thị trường. Vì vậy, các giới hạn đặt ra đối với cho vay bên ngoài cần tham khảo ngay trên mức lãi suất hiện hành của các ngân hàng và các công ty tài chính, bởi cả hai đều là giao dịch hợp pháp, và các tổ chức tín dụng chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng và theo xu hướng thị trường.
Lãi suất cạnh tranh, tín dụng đen hết đất sống
Theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, việc áp trần sẽ làm méo mó đến hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Cụ thể, khi áp trần, đặc biệt đối với cho vay tiêu dùng chủ yếu tín chấp, độ rủi ro cao hơn hẳn, nên lãi suất đương nhiên phải cao hơn.
Tín dụng đen sẽ hết đất sống?
“Quy định lãi suất nên để luật chuyên ngành chi phối, thay vì Luật Dân sự vừa không trúng và cũng không phù hợp. Còn chống cho vay nặng lãi có nhiều cách, như tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính – ngân hàng, đẩy mạnh việc công khai minh bạch và tính thượng tôn pháp luật, tăng cường phát triển tài chính vi mô, quỹ tín dụng/đầu tư, thẻ tín dụng… sẽ giảm bớt tín dụng đen, giảm bớt các nguyên nhân gây bất ổn trật tự, đảm bảo an toàn xã hội”, ông Lực nói.
Theo ông Hiếu, một khi thả nổi lãi suất, cho nó hoạt động theo cơ chế thị trường thì các ngân hàng không thể đưa ra một mức lãi suất quá cao, vì như vậy doanh nghiệp sẽ bỏ họ và ngân hàng đã tự cắt đi nguồn sống của mình.
Đồng quan điểm, ông Đức cũng kiến nghị, lãi suất trong thị trường cũng như các loại giá cả khác, quan trọng nhất là cần phải được tự do thoả thuận, tự khắc thị trường sẽ định hình ra một mức lãi suất thấp nhất, hợp lý nhất và cạnh tranh nhất. Chỉ những giao dịch vay mượn nào có dấu hiệu bất thường hay là một trong các bên tham gia có dấu hiệu bị ép buộc, gian dối, lừa đảo … thì mới nên xử lý. Quan trọng nhất là mọi chủ thể giao dịch đều phải được bình đẳng.
Nếu cho phép thoả thuận lãi suất, thì không chỉ áp dụng riêng đối với các tổ chức tín dụng, mà phải là với mọi giao dịch. Tương tự, nếu có trần lãi suất thì cũng phải áp dụng chung cho tất cả và phải tính toán ở mức hợp lý để không gây khó khăn cho các bên tham gia hoạt động này.
Như vậy, có thể thấy, rất cần có quy định chống cho vay nặng lãi để bảo vệ quyền lợi của người dân, nhưng vấn đề quan trọng nhất ở đây là trần lãi suất phải đủ rộng để không những tránh cho ngân hàng mà cho toàn xã hội rơi vào tình trạng bí bách, buộc phải thường xuyên phạm luật như suốt hàng chục năm qua.
Theo H.N
Vietnamnet
Cảnh sát 113 bắt băng đòi nợ thuê đi xe hơi
Theo thông tin ban đầu, khoảng 1 giờ 20 ngày 28.8, trên đường đi tuần tra chống đua xe, khi đến giao lộ Nguyễn Trãi - Nguyễn Biểu (P.2, Q.5), tổ công tác của Đội 4, Phòng Cảnh sát phản ứng nhanh (113) - Công an TP.HCM, thấy có đông người dân tụ tập và trên mặt đường có nhiều mảnh kính vỡ. Qua xác minh ban đầu, Cảnh sát 113 xác định tại đây vừa xảy ra vụ thanh toán nhau giữa 2 băng nhóm.
Nhóm thanh niên cầm hung khí đi "thanh toán" bị bắt giữ - Ảnh: C.T.V
Theo thông tin người dân cung cấp, trong 2 nhóm trên, có một nhóm điều khiển chiếc xe hơi màu đen, BKS có 3 số cuối 212, đã tẩu thoát theo hướng đường Nguyễn Biểu.
Từ thông tin đó, lực lượng Cảnh sát 113 tiến hành truy tìm và khi đến trước địa chỉ 257 Nguyễn Biểu thì phát hiện 4 thanh niên đang cầm hung khí chuẩn bị lên xe nên yêu cầu bỏ hung khí để kiểm tra. Tuy nhiên, nhóm người này nhấn ga, lao xe tông vào mô tô chuyên dụng của 2 chiến sĩ Cảnh sát 113. Rất may, 2 cảnh sát kịp thời nhảy ra khỏi xe nên không bị thương nhưng ô tô đã cán lên bánh trước chiếc mô tô của cảnh sát.
Trước tình huống trên, lực lượng Cảnh sát 113 phải rút súng khống chế bắt giữ 4 thanh niên này, thu giữ 5 tuýp sắt tự chế dài 1 m, một đầu tuýp sắt có gắn lưỡi dao bầu sắc nhọn (dài khoảng 20 cm) và 1 xe Toyota Camry (BKS: 51F-012.12).
Tại cơ quan công an, 4 thanh niên trên được xác định gồm: Nguyễn Văn Đăng (25 tuổi, quê Phú Thọ, lái xe), Trần Quang Hưng (22 tuổi, quê Lạng Sơn), Nguyễn Đức Hiệp (26 tuổi, quê Bắc Giang), Nguyễn Ngọc Tuấn (27 tuổi, ở Lạng Sơn). Bước đầu, băng nhóm này khai nhận từ một số tỉnh phía bắc vào TP.HCM "lập nghiệp" bằng nghề cầm đồ, cho vay và đòi nợ thuê.
Theo những người dân chứng kiến vụ việc, vào thời điểm xảy ra vụ thanh toán, xe 51F-012.12 chạy đến đậu tại đường Nguyễn Biểu. Sau đó, 4 thanh niên trên xuống xe, cầm theo hung khí, đi bộ tới giao lộ Nguyễn Biểu - Nguyễn Trãi chửi bới và "quyết chiến" với một nhóm thanh niên gần đó. Thấy vậy, nhiều người dân hô hoán và gọi điện báo cơ quan chức năng, nên nhóm thanh niên đi xe Toyota Camry rời khỏi hiện trường.
Đàm Huy - Công Nguyên
Theo Thanhnien
Ngư dân đóng tàu vỏ thép, hiện thực giấc mơ chinh phục biển lớn Những chiếc tàu vỏ thép đầu tiên của ngư dân tỉnh Quảng Trị đang dần được hình thành từ chính sách hỗ trợ theo Nghị định 67 của Chính phủ là tín hiệu vui, giúp ngư dân an tâm hơn để chinh phục biển lớn, góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước. Những ngày này, đội ngũ công nhân tại xưởng đóng...