Trần lãi suất giảm, hàng loạt ngân hàng “hưởng lợi” hàng trăm tỷ đồng từ giảm phí huy động
Các ngân hàng thương mại hạ lãi suất huy động theo chính sách mới của Ngân hàng Nhà nước. Theo tính toán của Công ty CP Chứng khoán SSI, nhiều ngân hàng hưởng lợi lớn khi mức giảm chi phí huy động năm 2020 hàng trăm tỷ đồng.
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước ban hành chính sách hạ trần lãi suất huy động từ ngày 17/3, các ngân hàng thương mại đồng loạt giảm lãi suất huy động đối vơi kỳ hạn dưới 6 tháng. Tại Vietcombank, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng giảm từ 4,8%/năm xuống còn 4,7%/năm; lãi suất kỳ hạn 1 và 2 tháng vẫn ở mức 4,3%/năm. Còn VietinBank, lãi suất huy động kỳ hạn 3 đến dưới 6 tháng giảm giảm nhẹ 0,05%/năm so với tuần đầu tháng 3, xuống còn 4,75%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 -3 tháng ở mức 4,3%/năm.
Ảnh minh họa.
Là một trong những ngân hàng có lãi suất huy động luôn ở mức cao, Ngân hàng TMCP Bản Việt cũng đã điều chỉnh giảm đồng loạt lãi suất tất cả các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng xuống còn 4,7%/năm thay vì mức 4,85-4,9%/năm như trước đó. Lãi suất tiết kiệm từ 1 tháng đến dưới 6 tháng niêm yết tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cũng dao động từ 4,3-4,7%/năm tùy thuộc vào kỳ hạn gửi. Cụ thể, nếu gửi 1 tháng lãi là 4,3%/năm, 2 tháng là 4,4%, 3 tháng là 4,5%, 4 tháng là 4,6% và 5 tháng là 4,7%/năm.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) giảm lãi suất các kỳ hạn 3 tháng còn 4,75%/năm, 2 tháng còn 4,55%/năm, 1 tháng còn 4,5%/năm. Giảm mạnh 0,4%/năm so với biểu lãi suất cũ, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) niêm yết mức lãi suất đồng loạt cho kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,6%/năm.Tương tự tại các ngân hàng như Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)…, lãi suất tiết kiệm cao nhất dành cho các kỳ hạn dưới 6 tháng dao động mức 4,7-4,8%/năm.
Video đang HOT
Theo tính toán của Công ty CP Chứng khoán SSI, trần lãi suất mới sẽ giúp giảm chi phí huy động của nhiều ngân hàng. Trong đó, ACB giảm chi phí huy động năm 2020 471 tỷ đồng và MBB sẽ giảm được 411 tỷ đồng. VPBank giảm 171 tỷ đồng và LienVietPostBank giảm được 159 tỷ đồng, HDBank giảm được 146 tỷ đồng, VIB giảm được 119 tỷ đồng. TPBank cũng được hưởng lợi nhưng khá ít, chỉ khoảng 28 tỷ đồng.
SSI cho hay, mức lãi suất huy động ở các ngân hàng quốc doanh (Agribank, BIDV, Vietcombank và VietinBank) và Techcombank đều đã dưới mức trần mới trước khi quyết định mới được ban hành. Do đó, mức trần lãi suất mới sẽ không tác động nhiều đến các ngân hàng này. Thay vào đó, lãi suất huy động của hầu hết các ngân hàng vốn cấp 2 hàng đầu hiện nay cao hơn mức trần mới và sẽ được điều chỉnh giảm để phù hợp với quy định mới.
Với việc hạ lãi suất này, tiền gửi sẽ được thu hút vào các kỳ hạn dài hơn để giúp các ngân hàng cải thiện các hệ số hoạt động nhằm tuân thủ các quy định hiện hành.
Bên cạnh việc giảm trần lãi suất huy động, Ngân hàng Nhà nước cũng hỗ trợ trực tiếp các ngân hàng thương mại bằng cách tăng lãi suất trả cho các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. SSI ước tính tổng dự trữ bắt buộc của toàn hệ thống là 164 nghìn tỷ đồng, tương đương 1,86% tổng huy động năm 2019. Mức tăng 0,2 điểm% lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND sẽ trực tiếp mang lại thêm 247 tỷ đồng thu nhập lãi cho toàn ngành ngân hàng trong năm 2020.
VÂN KHÁNH (Baodansinh.vn)
Lãi suất giảm, ngân hàng chịu áp lực lợi nhuận
Mặt bằng lãi suất được dự báo còn tiếp tục giảm trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh khó đạt kỳ vọng. Đồng thời, việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hoạt động ngân hàng có thể bị chậm lại.
Mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế được dự báo sẽ giảm trong thời gian tới. Ảnh: Minh Dũng
Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm lãi suất điều hành, hạ trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng, từ mức 5%/năm xuống 4,75%/năm, nhiều ngân hàng đã có động thái giảm lãi suất huy động, chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn.
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm từ 4,8%/năm xuống 4,7%/năm. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) cũng giảm lãi suất huy động với mức giảm từ 0,2 - 0,3%. Một số ngân hàng thương mại khác cũng điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi ngắn hạn ở mức từ 0,1 - 0,3%.
Đánh giá về động thái điều hành của NHNN, theo Công ty CP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), việc hạ lãi suất tái cấp vốn từ 6%/năm xuống 5%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 4%/năm xuống 3,5%/năm... không có nhiều tác động ở thời điểm hiện tại.
Bởi vì, tái cấp vốn và tái chiết khấu không phải là nghiệp vụ được sử dụng thường xuyên, chỉ diễn ra khi một số ngân hàng gặp khó khăn lớn về thanh khoản, buộc phải vay vốn từ NHNN khi không vay được thông qua kênh liên ngân hàng. Hiện tại, thanh khoản hệ thống đang dồi dào.
Việc hạ trần lãi suất huy động của các kỳ hạn dưới 6 tháng có tác động trực tiếp với các ngân hàng thương mại, song không nhiều, do lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng vẫn được điều chỉnh theo cung cầu của thị trường, đặc biệt mức giảm đối với trần lãi suất huy động lần này chỉ ở mức 0,25%.
Điểm đáng chú ý, NHNN đã có động thái tăng lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND lên 1%/năm, nhằm hỗ trợ lợi nhuận các ngân hàng trong bối cảnh thu nhập bị ảnh hưởng khi triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid-19.
Về xu hướng lãi suất cho vay trong thời gian tới, theo báo cáo của KBSV, mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế sẽ có xu hướng giảm trong thời gian tới. Có 2 lý do cho nhận định này. Một là, tác động của Covid-19, nhu cầu tín dụng các doanh nghiệp có sự sụt giảm mạnh thể hiện qua tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2020 chỉ ở mức 0,06% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong vòng 6 năm qua. Hai là, chi phí huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng giảm, kết hợp với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ.
Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), lãi suất huy động đã giảm do tác động từ chính sách giảm lãi suất điều hành của NHNN, nhưng mức giảm không nhiều bởi vẫn cần giữ ở mức đủ hấp dẫn để thu hút nguồn vốn cho hoạt động tín dụng. Ông Lực cho biết, các nhà băng cũng đang giảm dần lãi suất cho vay, nhưng mức giảm cũng tùy thuộc vào đối tượng cho vay và thực hiện theo chủ trương hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vượt khó.
Ông Lực đánh giá, các ngân hàng đang gặp rất nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh năm 2020 sẽ không được như năm trước, nợ xấu có thể sẽ tăng. Do đó, nỗ lực tái cơ cấu hoạt động ngân hàng nhiều khả năng sẽ chậm lại.
"NHNN đã có nhiều chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là thông qua việc giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên, mỗi chính sách đó là chưa đủ. Ngân hàng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn, cần có thêm nhiều giải pháp như giãn, giảm thuế để bớt chật vật trong năm nay và những năm sau", ông Lực nhấn mạnh.
Xuân Yến (Baodauthau.vn)
Lãi suất huy động đồng loạt giảm Ngay sau khi Ngân hàng (NH) Nhà nước ban hành Quyết định số 419/QĐ-NHNN đã công bố quyết định điều chỉnh trần lãi suất huy động bằng VNĐ cho các kỳ hạn dưới 6 tháng, từ sáng sớm 17-3, các NH thương mại đã đồng loạt thay đổi biểu lãi suất tiền gửi theo hướng giảm ở cả kỳ hạn ngắn và kỳ...