Trăn khổng lồ xơi tái đồng loại to lớn: Nuốt không trôi
Những hình ảnh kinh ngạc này được ghi lại ở Khu du lịch Parry Creek Fram ở phía tây của nước Úc.
Một con trăn dài 6m bị phát hiện vừa xơi tái một đồng loại có kích thước tương tự. bữa ăn quá lớn khiến cơ thể con trăn phình ra gấp đôi và nó cần thời gian nghỉ ngơi để tiêu hoá con mồi.
Con trăn lớn bị phát hiện vừa nuốt con mồi
Những hình ảnh kinh ngạc này được ghi lại ở Khu du lịch Parry Creek Fram ở phía tây của nước Úc.
Ngay khi bị bắt gặp, con trăn lớn đã nôn ra con mồi của mình và chính điều này khiến những người chứng kiến ngỡ ngàng. Có kích thước tương tự, không hiểu sao con trăn đen đủi kia lại thành bữa ăn của đồng loại.
Video đang HOT
Người ta cho rằng, trăn thường nôn ra con mồi khi bị căng thẳng hoặc đối mặt với nguy hiểm. Trong một số trường hợp, trăn cái thường ăn thịt bạn tình của mình.
Để đảm bảo an toàn cho mọi người nơi đây, con trăn bị bắt và đưa tới một nơi xa nơi nó có thể sống mà không liên quan tới con người.
Thế nhưng khi bị bắt gặp, nó dần nôn ra bữa ăn của mình.
Quá ngỡ ngàng khi con mồi to lớn ngang với kẻ ăn thịt
Theo Anh Minh/Đất Việt
Từng tồn tại một "trái đất đại dương" trong Hệ Mặt trời
3,2 triệu năm trước, hành tinh thứ 3 của Hệ Mặt trời là một quả cầu nước với những dạng sống nguyên thủy kỳ dị lang thang trong đại dương vô tận: đó chính là trái đất sơ khai!
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Geoscience đã đưa ra một bức chân dung hoàn toàn xa lạ về hình ảnh trái đất: một hành tinh được bao phủ hoàn toàn với đại dương vô tận, không có đất liền, y hệt bộ phim khoa học viễn tưởng đình đám "Waterworld" của hãng Costner.
Trái đất từng bao phủ bởi một đại dương duy nhất, không có lục địa - ảnh minh họa từ Cronodon
Nhóm khoa học gia đứng đầu bởi tiến sĩ Benjamin Johnson, trợ lý giáo sư tại khoa Khoa học địa chất và khí quyển, Đại học Bang Iowa (Mỹ) đã nghiên cứu đá ở một khu vực hẻo lánh ở Tây Bắc nước Úc, nơi bảo tồn lớp vỏ đại dương cổ xưa với hệ thống thủy nhiệt lên tới 3,2 tỉ năm tuổi.
Được bảo quản trong trầm tích này là dấu vết của nước biển cổ đại mang các đồng vị khác nhau của oxy. Mối quan hệ giữa các đồng vị này giúp các nhà khoa học giải mã sự biến đổi của nhiệt độ đại dương cổ đại và khí hậu toàn cầu.
Thế nhưng, các nhà khoa học đã phát hiện ra đều bất ngờ sau khi phân tích hơn 100 mẫu trầm tích đó là nồng độ oxy-18 rất cao. Thông thường, các lục địa sẽ lọc oxy-18 trong đại dương nên nó luôn hiện hữu ít hơn một đồng vị khác là oxy-16. Thế nhưng tỉ lệ ngược lại và chênh đến bất thường giữa 2 đồng vị này cho thấy vào thời điểm đó, không thể có lục địa nào cả!
Nói cách khác, vào 3,2 tỉ năm về trước, toàn bộ bề mặt trái đất là đại dương. Toàn bộ sinh vật trái đất lúc đó chỉ là những vi khuẩn bé nhỏ và hệ thống thủy nhiệt chính là các "trang trại sự sống".
Rất lâu sau đó, các mảng kiến tạo mới đẩy các khối đất đá khổng lồ lên cao, phá vỡ các bề mặt biển và hình thành các lục địa.
A. Thư
Theo nld.com.vn/Live Science, Daily Mail
1001 thắc mắc: Loài chim nào có thể nhận biết được ai là kẻ nguy hiểm? Các nhà nghiên cứu cho rằng loài chim có tính xã hội cao (sống theo bầy đàn) này có khả năng nhớ được một người nào đó nếu như họ tiếp cận tổ của chúng lần nữa. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Quạ gáy xám (có vét lông xám ở gáy) sẽ bay trở về tổ nhanh gấp hai lần khi nhận...