Trận hải chiến 10 vạn người chết, đại thần ôm hoàng đế Trung Hoa nhảy xuống biển tự sát
Trung Hoa thời Nam Tống vào thế kỷ 13 phải liên tục chống đỡ sức tấn công mãnh liệt của Mông Cổ. Năm 1279, 20 vạn quân Tống cùng hoàng tộc, quan lại triều đình quyết chiến trận cuối cùng với quân Nguyên ở vùng biển Nhai Sơn.
Hốt Tất Liệt, cháu nội Thành Cát Tư Hãn là người thống trị Trung Hoa, lập nên nhà Nguyên.
Người Mông Cổ từ lâu đã nhăm nhe xâm chiếm Trung Hoa rộng lớn đầy màu mỡ, nhưng những bất ổn nội bộ khiến Hốt Tất Liệt – cháu nội Thành Cát Tư Hãn, phải gác lại chiến dịch xâm lược.
Năm 1264, Hốt Tất Liệt chính thức trở thành Đại Hãn của Mông Cổ, sau một thời gian tranh giành quyền lực với người em A Lý Bất Ca. Đó là lúc Hốt Tất Liệt đẩy mạnh cuộc xâm lược Nam Tống.
Nam Tống sụp đổ trước vó ngựa Mông Cổ
Chỉ sau một năm phát động chiến tranh, Hốt Tất Liệt đã san phẳng thành Điếu Ngư, vốn từng được coi là mồ chôn quân Mông Cổ. Chưa đầy 10 năm trước, Đại Hãn Mông Khai, anh trai của Hốt Tất Liệt đã bỏ mạng ở đây, theo KK News.
Trong khi chiến sự diễn ra dữ dội thì nội bộ triều đình Nam Tống không hề tỏ vẻ run sợ. Gian thần Giả Tử Đạo nắm mọi quyền hành khiến vua Tống bị che mắt, chẳng biết được tình hình chiến sự, chỉ ngày đêm ăn chơi hưởng lạc.
Quân lực nhà Nam Tống khi đó không hề yếu, nhưng sức chiến đấu không cao và không chủ trương gia cố phòng thủ các vị trí hiểm yếu.
Ngay sau khi trở thành Đại Hãn, Hốt Tất Liệt đã mở chiến dịch quyết định chiếm trọn Nam Tống.
năm sau, kinh thành Lâm An của Nam Tống bị thất thủ, Tống Cung Đế và Thái hoàng thái hậu bị bắt về Mông Cổ. Quan lại và tướng lĩnh nhà Tống lui về phòng thủ ở vùng ven biển phía đông, lập vua mới nhỏ tuổi làm hoàng đế, nuôi mộng chấn hưng nhà Tống.
Vụ tự sát tập thể lớn nhất lịch sử trên biển
Thừa lệnh Hốt Tất Liệt, tướng quân Nguyên là Trương Hoằng Phạm, một vị tướng người Hán, đem 50 chiến thuyền cùng 2 vạn quân đuổi theo triều đình lưu vong nhà Nam Tống.
Trong khi đó, hơn 1.000 thuyền cùng 200.000 người, bao gồm cả binh sĩ và quan lại và người hầu của triều đình nhà Tống đã lênh đênh trên biển suốt nhiều ngày, với hi vọng xuống đến Quảng Đông để liên kết với các lực lượng kháng quân Nguyên đang chiến đấu ở đây, theo báo Trung Quốc Sohu.
Chuyến đi cực nhọc này đã khiến Tống Đoan Tông đổ bệnh và qua đời. Tướng lĩnh nhà Nam Tống buộc phải chọn một đứa trẻ khác trong hoàng gia có tên Triệu Bính lên ngôi, gọi là Tống Đế Bính – hoàng đế cuối cùng của nhà Tống.
Hơn 10 vạn người chết thảm trên biển, bao gồm cả hoàng đế cuối cùng của nhà Nam Tống.
Video đang HOT
Hy vọng cuối cùng của nhà Tống không còn khi Quảng Đông rơi vào tay quân Nguyên. Vào thế đường cùng, Trương Thế Kiệt dừng đoàn thuyền tại vùng biển Nhai Môn để đối đầu với lực lượng quân Nguyên.
Hạm đội Tống do Trương Thế Kiệt chỉ huy tuy đông nhưng rất ô hợp, kỷ luật và sĩ khí đều kém, lại không phải là thủy quân.
Để đối phó với quân Nguyên, Trương Thế Kiệt cho xích cả ngàn thuyền lại với nhau, nhằm che chở cho chiếc thuyền của hoàng đế. Quân Nguyên không vội tấn công, mà dùng đại bác công phá từ xa trước.
Đến khi thấy quân Tống mệt mỏi, Trương Hoằng Phạm mới ra lệnh đồng loạt áp sát từ 3 hướng. Lực lượng ô hợp của quân Tống nhanh chóng bị quân Nguyên thiện chiến áp đảo, tiêu diệt.
Trong tình thế nguy cấp, đại thần nhà Tống là Lục Tú Phu do đã ôm hoàng đế nhảy xuống biển tự tử. Không ít người sau đó đã nhảy xuống biển tự sát theo vua vì không còn biết chạy đi đâu.
Đây được coi là vụ tự sát tập thể trên biển lớn nhất trong lịch sử thế giới được ghi nhận. Tống sử chép rằng, 7 ngày sau trận chiến, người ta thấy cả trăm nghìn xác người chết trôi nổi trên biển, bao gồm cả xác hoàng đế cuối cùng nhà Tống.
Thất bại ở Nhai Môn cùng cái chết của Tống Đế Bính đã đánh dấu sự diệt vong của nhà Tống, Trung Quốc từ đây chính thức nằm hoàn toàn dưới quyền cai trị của nhà Nguyên.
Theo Danviet
10 nhân vật lịch sử có thật xuất hiện trong phim kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung
Nhà văn Kim Dung đã nhiều lần đưa các nhân vật lịch sử vào trong tiểu thuyết của mình, rồi thêm các tình tiết hư cấu, yếu tố tưởng tượng để tạo nên một tác phẩm kiếm hiệp cuốn hút biết bao thế hệ độc giả.
Đoàn Dự
Theo lịch sử, Đoàn Dự còn có tên là Đoàn Chính Nghiêm. Ông nối ngôi vua cha Đoàn Chính Thuần và trở thành vị vua thứ 16 của Đại Lý, trị vì trong khoảng thời gian 1108 - 1147. Dự không chỉ có xuất thân cao quý, mà còn sở hữu võ công cao cường, khác hẳn với các nhân vật khác.
Trong Thiên long bát bộ, Đoàn Dự là con của thái tử tiền triều Đoàn Diên Khánh, nhờ cơ duyên nên học được Lục mạch thần kiếm, Bắc Minh thần công, Lăng ba vi bộ, kết nghĩa huynh đệ với Tiêu Phong và Hư Trúc.
Nếu chiếu theo đúng phả hệ của hoàng tộc Đại Lý, Đoàn Dự là ông nội của nhân vật Nam Đế (Đoàn Trí Hưng) trong Anh hùng xạ điêu.
Khưu Xứ Cơ
Theo lịch sử, Khâu Xử Cơ là đạo sĩ giữa hai thời kỳ cai trị: nhà Kim và nhà Nguyên. Ông có tự là Thông Mật, đạo hiệu là Trường Xuân Tử. Khâu Xử Cơ là người có danh tiếng nhất trong Toàn Chân thất tử. Sau này, ông qua đời vì bệnh tật rồi được an táng tại Bạch Vân Quán (Bắc Kinh).
Trong tác phẩm Anh hùng xạ điêu, Khưu Xử Cơ được hư cấu thành một đạo sĩ giỏi võ nghệ trong Toàn chân thất tử. Ông dạy võ cho Dương Khang để tỉ thí với Quách Tĩnh. Thế nhưng y là kẻ phản bội, nhận giặc làm cha, phụ lòng dạy dỗ của ông.
Thành Cát Tư Hãn
Trong lịch sử, Thành Cát Tư Hãn là một nhà quân sư nổi tiếng và là một trong những vị lãnh đạo tầm cỡ. Ông được người Mông Cổ vô cùng tôn trọng, thậm chí từng thống nhất các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á. Các cuộc chinh phạt của Thành Cát Tư Hãn ở khu vực Á - Âu ngày xưa đã giúp cho việc giao lưu buôn bán phát triển. Ngoài ra, Thành Cát Tư Hãn còn cho thi hành chính sách tự do tôn giáo, cho phép mọi tín đồ được tự do hành đạo.
Trong Anh hùng xạ điêu, Thành Cát Tư Hãn là người cưu mang mẹ con Lý Bình - Quách Tĩnh khi họ chạy trốn tới đại mạc Mông Cổ.
Quách Tĩnh từng lập nhiều công lao cho Thành Cát Tư Hãn. Chàng được Đại Hãn yêu quý và hứa gả con gái là Hoa Tranh. Thế nhưng cuối cùng Quách Tĩnh đã chọn Hoàng Dung làm người tri kỷ.
Khi Thành Cát Tư Hãn xâm lược Nam Tống, Quách Tĩnh đã tới thành Tương Dương chống lại quân Mông Cổ. Sau đó chàng và Hoàng Dung về đại mạc vĩnh biệt ông.
Trương Tam Phong
Trương Tam Phong tên thật là Trương Quân Bảo, là người sáng lập ra Võ Đang - môn phái lớn nhất ở Trung Quốc. Theo lịch sử ghi lại, Trương Tam Phong là một người cổ quái, tóc dài, râu rậm, ăn khỏe và đi nhanh.
Còn trong truyện kiếm hiệp của Kim Dung, ông xuất hiện trong hai tác phẩm Thần Điêu Hiệp Lữ và Ỷ Thiên Đồ Long Ký. Ở hầu hết các phiên bản phim được làm lại, hình tượng của Trương Tam Phong là một ông già râu tóc bạc phơ, giỏi võ công và có phần kỳ lạ, sát với truyền thuyết về Trương Tam Phong trong lịch sử.
Hốt Tất Liệt
Trong lịch sử, Hốt Tất Liệt là đại hãn Mông Cổ, cháu nội Thành Cát Tư Hãn, đồng thời là người tiêu diệt Nam Tống, sáng lập ra triều Nguyên.
Trong Thần điêu hiệp lữ, Hốt Tất Liệt được mô tả như một nhân vật phản diện đầy tham vọng, có âm mưu diệt trừ võ lâm Nam Tống.
Hốt Tất Liệt chiêu mộ các cao thủ như Kim Luân Pháp Vương, Tiêu Tương Tử, Doãn Khắc Tây để phá đại hội võ lâm do Quách Tĩnh chủ trì, sau đó còn bày kế hãm hại Quách Tĩnh nhưng không thành công.
Chu Nguyên Chương
Phần lớn tình tiết về hoàng đế đầu tiên của nhà Minh trong Ỷ thiên đồ long ký là hư cấu. Trong tiểu thuyết, ông là một giáo đồ Minh giáo, nhờ cầm quân thắng trận nên gây dựng thanh thế.
Ở cuối truyện, Chu Nguyên Chương lập mưu khiến Trương Vô Kỵ tưởng lầm là các tướng muốn làm phản, vì vậy chàng bỏ đi cùng Triệu Mẫn.
Chu Nguyên Chương sau đó khống chế Minh giáo, đánh bại người Mông Cổ. Trong một số phiên bản, Chu Nguyên Chương bị Trương Vô Kỵ ép phải thề không được hãm hại giáo chúng Minh giáo. Cái tên "nhà Minh" cũng là từ chữ "Minh giáo".
Khang Hy
Trong lịch sử, Khang Hy là vị hoàng đế thứ tư của nhà Thanh, cai trị Trung Hoa từ năm 1662 đến 1722. Ông được nhận xét là vị hoàng đế tài giỏi và là người đã tạo nên sự thịnh vượng kéo dài 130 năm của nhà Thanh. Khang Hy còn được xem là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của lịch sử Trung Quốc, được người đời gọi là Khang Hy Đại Đế.
Trong tác phẩm Lộc Đỉnh Ký của nhà văn Kim Dung, hình tượng nhân vật Khang Hy được xây dựng khá sát với lịch sử. Ông là một hoàng đế tài giỏi và kiệt xuất, nổi bật không kém gì nhân vật nam chính Vi Tiểu Bảo. Những sự kiện lịch sử có thật về cuộc đời của Khang Hy cũng được ghi lại trong tác phẩm này.
Trần Viên Viên
Theo lịch sử ghi lại, Trần Viên Viên vốn là kỹ nữ, sau đó trở thành thiếp của tướng quân Ngô Tam Quế. Bà được cho là một trong những nguyên nhân khiến Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh tiến đánh Trung nguyên.
Còn trong Lộc Đỉnh Ký, Trần Viên Viên trở thành đệ nhất mỹ nhân. Theo nội dung truyện, Vi Tiểu Bảo đã vô tình gặp gỡ Trần Viên Viên ở một ngôi chùa nhỏ. Vi Tiểu Bảo đã đem lòng yêu thương người phụ nữ đã ngoài 40 tuổi. Ngoài ra, Trần Viên Viên còn là mẹ của A Kha - một trong những cô vợ xinh đẹp của Vi Tiểu Bảo. Trong phiên bản phim Lộc Đỉnh Ký của đạo diễn Hàn Đống, vai Trần Viên Viên được thể hiện bởi nữ diễn viên Cổ Thanh - người đồng thời đảm nhận luôn cả vai A Kha.
Ngô Tam Quế
Ngô Tam Quế nguyên là đại tướng nhà Minh, là kẻ mở cửa Sơn Hải Quan dẫn quân Thanh vào biên ải, sau làm tướng nhà Thanh ở Vân Nam. Về sau hắn lại làm phản nhà Thanh và bị Khang Hy diệt trừ.
Trong Lộc đỉnh ký, Ngô Tam Quế là nhân vật bị mọi người khinh ghét vì tội bán nước. Nguyên con trai hắn là Ngô Ứng Hùng có hôn ước với công chúa Kiến Ninh nhưng nàng bị Vi Tiểu Bảo đoạt mất.
Lý Tự Thành
Lý Tự Thành (1606-1645) nguyên là một lãnh tụ vĩ đại của khởi nghĩa nông dân thời Minh mạt. Ông lật đổ được nhà Minh nhưng sau đó bị người Mãn Châu đánh bại.
Lý Tự Thành được nhắc đến trong tới 3 bộ tiểu thuyết Kim Dung. Trong Bích huyết kiếm, ông được nhân vật chính Viên Thừa Chí phò trợ, nhưng cuối cùng chàng bỏ ra hải ngoại vì nhận ra Lý Tự Thành không phải là minh chủ.
Trong Lộc đỉnh ký, ông đi tu, vẫn còn sống tới đời Khang Hy và là cha của A Kha (vợ Vi Tiểu Bảo). Bộ Tuyết sơn phi hồ lại kể về mối thù hận trăm năm của bốn gia tộc nguyên là vệ sĩ của ông.
Theo doisongphapluat.com
Cướp bóc có phương pháp - vũ khí làm giàu của Thành Cát Tư Hãn Thành Cát Tư Hãn coi việc cướp bóc từ các đối phương là quốc gia đại sự, là cách làm giàu nhanh nhất cho đế quốc của ông ta. Cảnh trong một bộ phim về Thành Cát Tư Hãn Từ sau chiến thắng trước tộc người Tatar rồi tộc người Nữ Chân, Thành Cát Tư Hãn đã tổ chức các chiến dịch cướp...