Chồng Thổ Nhĩ Kỳ sang Việt Nam cưới vợ giám đốc, hàng ngày vẫn bán nước mía
Quen nhau qua mạng xã hội, anh Huseyin Karaks quyết định đến TPHCM cưới nữ giám đốc. Hàng ngày người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bán nước mía để học thêm tiếng Việt.
Chuyện tình xuyên biên giới
Một ngày cuối tuần, chị Phạm Thị Chung (SN 1976) và anh Huseyin Karaks (SN 1973) ngồi trong căn nhà trên đường Thoại Ngọc Hầu (quận Tân Phú, TPHCM) tách hạt nhãn, chuẩn bị nấu món nước nhãn lá dứa.
Chị Chung là giám đốc một công ty thiết bị điện, sống và làm việc tại TPHCM nhiều năm. Trong khi đó, anh Huseyin Karaks là người Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc hôn nhân của anh chị là kết quả của chuyện tình “xuyên biên giới” mà người trong cuộc còn nghĩ câu chuyện này chỉ có thể có trong phim.
Chị Chung và anh Huseyin Karaks biết nhau qua mạng xã hội từ năm 2017, khi chị đã bước ra khỏi một cuộc hôn nhân đổ vỡ và có 2 con. Khi đó, anh Huseyin Karaks làm công nhân xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ, có một con trai và vẫn lẻ bóng sau khi vợ qua đời.
Vợ chồng chị Phạm Thị Chung và anh Huseyin Karaks (Ảnh: Mộc Khải).
Chị Chung cho biết mình không biết tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, anh Huseyin Karaks cũng không biết tiếng Việt và cả hai lại không thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Song, duyên phận đã khiến hai người tìm hiểu nhau bằng những cuộc trò chuyện kéo dài nhiều tiếng đồng hồ nhờ sự giúp sức của Google dịch.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị Chung nói ban đầu chị ngại quen qua mạng, nhưng lại ấn tượng khi thấy mỗi năm, Huseyin Karaks đều đăng ảnh cùng con trai ngồi bên mộ vợ.
“Tôi thấy người đàn ông này sống tình cảm quá, nên cũng nhận lời tìm hiểu. Thế là mỗi ngày, chúng tôi chuyện trò bằng công cụ dịch. Đến năm 2018, đột nhiên anh hỏi tôi có muốn kết hôn không. Khi đó, tôi trả lời có, để thử xem anh ấy có dám vì mình sang Việt Nam hay không, chứ chưa nghĩ gì nhiều về trang mới của cuộc đời”, chị nói.
Không ngờ, Huseyin Karaks không chần chừ mà quyết định sang Việt Nam. Anh chia sẻ, ban đầu khi biết chị Chung qua mạng xã hội, anh đã ấn tượng vì sự yêu đời, mạnh mẽ và nụ cười rạng rỡ của chị.
Sau khoảng một năm tìm hiểu, anh cảm thấy đã đến lúc mình phải xây dựng gia đình với người phụ nữ này nên sang Việt Nam dù gặp không ít khó khăn, nhất là về điều kiện kinh tế và rào cản ngôn ngữ.
Tháng 4/2019, Huseyin Karaks đến Việt Nam. Ở sân bay, anh nhờ tiếp viên hàng không gọi điện thoại cho chị Chung ra đón. Chỉ sau hơn một tháng kể từ khi gặp nhau, chị Chung và người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng ký kết hôn.
Hơn 5 năm chung sống, vẫn giao tiếp bằng Google dịch
Chị Chung tâm sự, ban đầu chị có chút lo sợ rằng mình sẽ gặp phải… người lừa đảo. Nhưng khi bên cạnh Huseyin Karaks, chị cảm nhận được sự lương thiện và đạo đức của người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ này nên mới đồng ý kết hôn.
Video đang HOT
Cặp đôi chuẩn bị nguyên liệu để nấu món nước nhãn (Ảnh: Mộc Khải).
Chị kể, sau khi đăng ký kết hôn, chồng chị phải về Thổ Nhĩ Kỳ để sắp xếp mọi việc trước khi sang Việt Nam sinh sống lâu dài. Biết anh không có điều kiện kinh tế, chị đưa anh 4.000 USD (khoảng 100 triệu đồng) để làm lộ phí. Khi về Thổ Nhĩ Kỳ, Huseyin Karaks nói với chị Chung sẽ trích một phần trong số tiền này để xây lại mộ cho người vợ quá cố.
“Lúc đó tôi hơi hoang mang, nghĩ mình đã bị lừa, bởi số tiền đó vốn là vé máy bay của anh từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỳ và ngược lại. Khi bình tĩnh, tôi mới cảm nhận được tấm lòng, lối sống nghĩa tình của anh dành cho người vợ qua đời, từ đó thêm tin tưởng chồng”, chị Chung chia sẻ.
Chị nói thêm, con trai của Huseyin Karaks hiện đã 16 tuổi, sống với dì ruột, được dì yêu thương, chăm sóc.
Chị Chung tâm sự, chồng không mang đến cho chị tiền bạc, tài sản gì lớn lao, nhưng chính anh đã là một món quà với chị. Không nói chuyện được nhiều, Huseyin Karaks luôn thể hiện sự quan tâm với vợ bằng hành động.
Hơn 5 năm về chung một nhà, câu mà vợ chồng chị Chung nói với nhau nhiều nhất là “Anh yêu em/Em yêu anh”. Cặp đôi vẫn giao tiếp chủ yếu bằng Google dịch và chưa bao giờ xảy ra cãi vã.
Anh Huseyin Karaks là người kỹ tính, luôn hỗ trợ vợ trong việc chăm sóc tổ ấm (Ảnh: Mộc Khải).
Mỗi khi chị Chung đi làm về, chồng đều nhanh chóng đón lấy áo khoác, túi xách của vợ. Thậm chí, anh không ngại cúi xuống tháo giày giúp vợ. Ở nhà, anh chăm chút cho vợ từng miếng ăn, giấc ngủ, khiến chị Chung cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc giữa cuộc sống bộn bề.
Con trai và con gái của chị Chung đã trưởng thành và sống riêng, rất quý chồng của mẹ bởi các con cảm nhận được niềm vui của mẹ khi có bạn đời mới. Hằng tuần, các con cũng về thăm vợ chồng chị Chung.
“Huseyin Karaks cũng chính là người động viên tôi hỗ trợ cho chồng cũ khi anh ấy gặp tai nạn cách đây không lâu. Mỗi ngày, tôi nấu cơm, Huseyin Karaks mang đến bệnh viện để các con tôi xuống lấy lên cho cha dùng. Bao năm qua, đạo đức của chồng đã chinh phục tôi”, chị xúc động nói.
Học tiếng Việt bằng cách… bán nước mía
Trước đây, chị Chung và chồng sống tại nhà riêng của chị ở quận 8 (TPHCM). Khoảng một tháng nay, vợ chồng chị chuyển về căn nhà ở quận Tân Phú (TPHCM) sống. Tại đây, cặp đôi mua máy ép mía để bán nước giải khát. Theo chị Chung, buôn bán là cách để chồng chị học tiếng Việt nhanh hơn.
Sau thời gian ngắn bán nước mía, anh Huseyin Karaks đã thành thạo việc ép mía (Ảnh: Mộc Khải).
“Bán mỗi ly nước chỉ 10.000-15.000 đồng, nhưng chồng tôi rất vui vì được gặp và giao tiếp với nhiều người. Anh ấy cũng muốn buôn bán để có đồng ra đồng vào hỗ trợ thêm cho gia đình”, chị Chung chia sẻ.
Hiện chị Chung vẫn hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh. Nhờ công việc linh động thời gian, nên chị có thể ở nhà hỗ trợ chồng khi đông khách.
Anh Huseyin Karaks đã tự hiểu được các món khách gọi, giao tiếp với khách bằng những từ ngắn và cử chỉ, điệu bộ. Chỉ khi khách nói câu dài, anh mới cần sự giúp đỡ của vợ.
Dưới cái nắng gay gắt giữa trưa, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ hì hục ép mía bán cho khách. Khi đưa nước cho khách hay lúc nhận tiền, anh không quên nở nụ cười tươi tắn. Anh Huseyin Karaks bày tỏ, buôn bán giúp anh kiếm thêm thu nhập hỗ trợ vợ, được gặp gỡ nhiều người nên anh cảm thấy vui hơn.
Chốc lát, người đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ lại quay vào nhà, nói với vợ: “Anh yêu em nhiều lắm”.
Anh Huseyin Karaks niềm nở bán nước cho khách (Ảnh: Mộc Khải).
Chị Chung kể, khi mới bán nước, tiệm không có nhiều khách, nhưng anh Huseyin Karaks rất kiên trì ngồi ở quầy đợi, không chịu vào nhà dù nắng nóng vì sợ khách đi ngang không thấy anh sẽ không ghé lại.
“May mắn, những ngày gần đây quán bán được, chồng tôi rất vui. Có khi tôi ở trên lầu xem camera, thấy khách đông tôi sẽ chạy xuống phụ chồng. Những lúc không bận buôn bán, chồng lại chở tôi đi đây đó lấy hàng. Tôi cũng mong thời gian tới anh ấy sẽ nói rành tiếng Việt hơn, bởi tôi cũng sắp phải quay lại với guồng quay của công việc”, chị cho hay.
Chị Chung tâm sự, vợ chồng chị từng có ý định sinh thêm con, cũng từng đến bệnh viện tìm hiểu về phương pháp thụ tinh nhân tạo, song kế hoạch vẫn còn dở dang.
“Tôi thích con lai, nên muốn sinh tiếp, nhưng chắc duyên chưa tới nên mãi không mang thai. Tôi và chồng đến bệnh viện tìm hiểu phương pháp thụ tinh nhân tạo, nhưng rồi chồng sợ nếu tôi sinh nở ở tuổi này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, sợ tôi gặp chuyện không may sẽ bỏ lại anh ấy bơ vơ (cười)”, chị Chung tâm sự.
Cũng chính vì thế, hiện tại vợ chồng chị Chung không cưỡng cầu chuyện con cái, chờ khi nào duyên tới thì đón nhận. Ngoài thời gian làm việc, anh Huseyin Karaks và chị Chung dành thời gian đi chơi, gặp gỡ bạn bè. Sau 5 năm chung sống, anh chị vẫn hạnh phúc như “vợ chồng son”.
Bức ảnh nữ sinh ngồi học trông rất bình thường cho đến khi có người phát hiện chi tiết đau lòng
Đúng là "kiến thức thay đổi vận mệnh", nhưng thể lực là điều kiện tiên quyết hàng đầu.
Cơ thể là "nguồn vốn" tốt nhất. Chỉ có một cơ thể cường tráng và khỏe mạnh mới có thể thực hiện được mục tiêu theo đuổi của mình. Nếu thể lực không cho phép, đừng nói đến lý tưởng, đôi khi việc bước ra khỏi nhà đã là điều rất khó khăn.
Với sự cạnh tranh gay gắt ngày nay, việc phụ huynh quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục của con cái là điều tất yếu. Tuy nhiên mọi việc đều phải có chừng mực.
Cuộc sống hay bài tập về nhà quan trọng hơn? Mới đây, những hình ảnh của nữ sinh trung học cơ sở ở Trung Quốc bị bệnh nhưng vẫn cố ngồi học bài gây tranh cãi.
Được biết, nữ sinh này được mẹ đến bệnh viện kiểm tra và có kết quả bị "viêm phổi diện rộng", thùy phổi đã chuyển sang màu trắng. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bác sĩ khuyên đứa trẻ nên nhập viện điều trị, nhưng phụ huynh lại từ chối chỉ vì "sẽ làm chậm trễ việc làm bài tập".
Bức ảnh gây tranh cãi
Mẹ của em học sinh còn nói: "Chỉ cần uống thuốc rồi quay lại lớp". Hành động của bà mẹ khiến ai nấy phẫn nộ nhưng trong mắt các bác sĩ, họ không hề ngạc nhiên. Vị bác sĩ điều trị thẳng thắn nói: "Tôi đã gặp nhiều phụ huynh như thế này rồi. Có thể thấy, họ coi trọng kết quả học tập của học sinh nhưng cái nào quan trọng hơn, mạng sống hay bài tập về nhà? Bố mẹ không biết hay cố tình không biết. Tại sao học sinh buộc phải đến lớp học khi rõ ràng chúng đang cảm thấy rất khó chịu? Phải chăng lãng phí thời gian học tập vài ngày là một 'tội lỗi không thể tha thứ'?".
Nhiều bậc phụ huynh có quan niệm "ăn sâu" trong đầu rằng thành tích học tập là số một, và điểm số thường quyết định tất cả. Họ tin rằng những căn bệnh nhỏ sẽ sớm qua đi. Nếu cứ có chút vấn đề sức khỏe lại ở nhà, chẳng phải khoảng cách của con mình giữa các bạn sẽ ngày càng bị nới rộng sao?
Thời gian trước, Trung Quốc bước vào đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm đường hô hấp theo mùa khiến nhiều trẻ em nhập viện. Nỗi sợ "đứt gãy" chương trình học tập khiến nhiều phụ huynh bắt con phải học và làm bài tập dù đang điều trị.
Trên mạng xã hội nước này, vấn đề thiết lập "khu vực làm bài tập về nhà" trong các bệnh viện cho học sinh tiểu học và trung học trở thành chủ đề tranh luận "nóng". Sự xuất hiện những khu vực đặc biệt này được ghi nhận ở nhiều tỉnh miền đông Trung Quốc như Giang Tô, An Huy và tỉnh Hồ Bắc.
Những bức ảnh ghi lại cảnh học sinh làm bài tập về nhà trong bệnh viện được lan truyền chóng mặt trên không gian mạng. Các bệnh nhân nhỏ tuổi được cung cấp bàn, ghế và khung truyền dịch rất cao để có thể vừa học bài, làm bài vừa truyền tĩnh mạch. Có một số phụ huynh cũng ở đó cùng con, giúp đỡ và giám sát trẻ học.
Rất nhiều người phẫn nộ lên án việc thiết lập khu vực bài tập về nhà ở bệnh viện, cho rằng điều này sẽ tạo áp lực rất lớn cho học sinh. Nhiều bình luận gay gắt: "Những đứa trẻ này có thể bị bệnh về thể chất, nhưng những người lớn lại bị bệnh về tinh thần"; "Các bậc phụ huynh có vẻ nhẹ nhõm và hài lòng khi thấy con mình làm bài tập về nhà. Có vẻ như điều này khiến họ lo lắng hơn là áp lực mà học sinh gặp phải".
Lịch trình của trẻ không nên được lấp đầy, cần phải cho phép các em nghỉ ngơi khi ốm, khóc khi buồn, hoặc không làm gì trong một thời gian và điều này cũng quan trọng như việc vượt qua kỳ thi tuyển sinh đại học.
Cha mẹ cũng cần phân biệt rõ ràng giữa các ưu tiên. Sức khỏe thể chất quan trọng hơn nhiều so với kết quả học tập. Đúng là "kiến thức thay đổi vận mệnh", nhưng thể lực là điều kiện tiên quyết hàng đầu.
Lấy con trai cô chủ nhiệm, 9X Thanh Hóa được yêu thương vô bờ Cưới con trai cô giáo chủ nhiệm, 9X ở Thanh Hóa được mẹ chồng yêu thương đến mức khiến ai cũng lầm tưởng chị là con gái ruột của bà. "Làm con dâu cô nhé" Những năm học cấp 2, Hương Ly (SN 1997, thị trấn Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa) học cùng lớp với con trai cô giáo chủ nhiệm. Lên...