Trận đụng độ quân sự duy nhất giữa Mỹ và Nga trong lịch sử
Quân đội Mỹ từng hứng chịu thất bại khi điều lực lượng đến Nga nhằm hỗ trợ phong trào Bạch Vệ chống lại chính quyền Bolshevik.
Lính Mỹ đổ bộ lên Vladivostok, Nga. Ảnh: War History.
Quân đội Mỹ và Hồng quân Liên Xô từng là kình địch của nhau, nhưng chỉ có một lần đầu tiên và duy nhất đến nay đối đầu trực tiếp trên chiến trường trong cuộc nội chiến Nga, theo War History.
Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga thành công, chính phủ Bolshevik được thành lập. Tuy nhiên Hồng quân Liên Xô mới được thành lập vấp phải sự chống đối quyết liệt của phong trào Bạch Vệ của những người theo Sa Hoàng nuôi hy vọng khôi phục đế quốc Nga, dẫn đến nội chiến bùng nổ.
Lo sợ ảnh hưởng của Nga lan rộng khắp châu Âu, phe Hiệp ước với 4 nước chủ yếu là Mỹ, Anh, Pháp, Nhật quyết định hỗ trợ Bạch Vệ tiêu diệt nước Nga Xô viết. Rảnh tay ở Mặt trận phía Đông khi Thế chiến I dần đến hồi kết, quân đội các nước phương Tây bắt đầu tập hợp lực lượng hòng hậu thuẫn cho Bạch Vệ bóp chết chính quyền Bolshevik.
Tháng 8/1918, một trung đoàn bộ binh Anh đổ bộ lên Arkhangelsk ở phía bắc nước Nga nhằm chiếm thành phố này, biến nó thành bàn đạp để mở rộng các chiến dịch quân sự.
Một tháng sau, trung đoàn bộ binh 339, được phối thuộc thêm tiểu đoàn bộ binh 1 thuộc trung đoàn công binh 310 và một số đơn vị khác từ sư đoàn 85 Mỹ với biệt danh “Đội viễn chinh Gấu Bắc Cực” được điều tới Arkhangelsk để hỗ trợ quân Anh.
Video đang HOT
Mục tiêu của “Đội viễn chinh Gấu Bắc Cực” Mỹ là hội quân với quân đoàn Tiệp Khắc 40.000 người đang kiểm soát tuyến đường sắt xuyên Siberia có vai trò chiến lược.
Lực lượng Bolshevik và phe Hiệp ước năm 1919. Ảnh: War History.
Ngay lập tức, họ vấp phải sự kháng cự quyết liệt của Hồng quân ở Siberia. Cuộc chiến diễn ra trên hai mặt trận dọc sông Dvina và đường sắt Vologda, nơi liên quân Mỹ – Anh giao tranh với Hồng quân suốt 6 tuần.
Tuy bị đẩy lùi, Hồng quân thường xuyên thực hiện các cuộc tập kích vào tuyến tiếp tế, khiến quân Mỹ khó giữ vững được chiến tuyến, bởi địa hình đồng bằng rộng lớn của Nga khác xa với chiến tranh chiến hào mà họ đã quen thuộc ở châu Âu. Khi mùa đông khắc nghiệt tới, quân Mỹ càng bị đẩy vào thế phòng thủ, gần như không thể kết nối được với quân đoàn Tiệp Khắc.
Trong khi đó, Hồng quân tiếp tục phát động tiến công trong những tháng đầu mùa đông ở mặt trận sông Dvina, giáng đòn nặng nề vào quân Mỹ – Anh, buộc họ phải rút lui để tổ chức lại lực lượng.
Đúng lúc đó, Đức đầu hàng, tin tức về Thế chiến I kết thúc lan rộng khiến mọi binh sĩ đều thấy nhớ nhà và cảm thấy việc chiến đấu cho phe Hiệp ước ngày càng vô nghĩa. Trước tình trạng thương vong ngày càng lớn, tâm lý nổi loạn trong lực lượng viễn chinh bắt đầu diễn ra khi binh sĩ yêu cầu được trở về Mỹ. Nhưng cảng Arkhangelsk bị đóng băng trong những tháng mùa đông đầu năm 1919, khiến hầu hết lính Trung đoàn 339 rơi vào cảnh tuyệt vọng.
Tháng 5/1919, Anh triển khai 4.000 quân tình nguyện giải nguy cho quân Mỹ ở Arkhangelsk. Lực lượng Mỹ được sơ tán cùng hầu hết quân Hiệp ước đồn trú ở miền bắc nước Nga, đặt dấu chấm hết cho cuộc can thiệp quân sự.
Bản báo cáo trong tháng 10/1919 ghi nhận 210 lính Mỹ thương vong, trong đó 110 người thiệt mạng khi giao tranh, 30 người mất tích, 70 người chết vì bệnh tật trong cuộc đối đầu trực tiếp duy nhất với Hồng quân Liên Xô.
Duy Sơn
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ sẽ không gặp Tổng thống Putin khi thăm Nga
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ không gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông tới thăm Moscow vào cuối tuần này.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. Ảnh: Reuters.
Khi tới Moscow vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson sẽ không gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, Reuters dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay cho biết. Ông Tillerson chỉ gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Ngoại trưởng Mỹ Tillerson thăm Moscow trong hai ngày 11 và 12/4.
Bình luận về việc Mỹ hôm 7/4 phóng hàng loạt tên lửa vào một căn cứ quân sự Syria, ông Peskov nói hành động trên cho thấy Washington hoàn toàn không sẵn lòng hợp tác về vấn đề Syria.
Kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad từ chức không giúp giải quyết khủng hoảng, theo ông Peskov. "Không gì thay thế được" đàm phán hòa bình tại Geneva, Thụy Sĩ, và Astana, Kazakhstan.
Ngoại trưởng Nga Lavrov hôm nay có cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran Mohammad Javad Zarif về hành động quân sự đơn phương của Mỹ. Trong thông báo phát đi sau điện đàm, Bộ Ngoại giao Nga một lần nữa gọi Mỹ không kích Syria là "gây hấn nhằm vào quốc gia có chủ quyền và vi phạm luật pháp quốc tế".
Phản ứng của thế giới khi Mỹ không kích căn cứ Syria. Bấm vào hình để xem chi tiết. Đồ họa: Việt Chung.
Như Tâm
Theo VNE
Tàu hộ tống Nga trên đường đến Syria Tin tức về tàu hộ tống Đô đốc Grigorovich của Hạm đội Biển Đen Nga được tiết lộ sau khi Mỹ tấn công Syria bằng tên lửa hành trình. Tàu hộ tống Đô đốc Grigorovich của Nga. REUTERS Hãng thông tấn TASS ngày 7.4 dẫn nguồn tin quân sự-ngoại giao tại Moscow cho biết tàu hộ tống Đô đốc Grigorovich trang bị tên...