‘Trận địa’ cò giả vây bắt cò thật
Hàng trăm con cò giả làm bằng xốp trắng được cắm giữa đồng ở thôn Tiền Phong ( xã Thanh Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) để bắt cò và chim cói.
Những người bắt cò dậy từ 3-4h sáng, chở theo bầy cò giả làm bằng xốp trắng muốt ra đầm dàn trận rồi vào bờ ngồi chờ.
Nơi đặt bẫy cò là những đầm nước rộng hàng nghìn mét vuông ở phía bắc đèo Lý Hòa, thôn Tiền Phong. Nhìn từ xa, không thể phân biệt được cò thật – giả.
Giữa những con cò mồi là thanh tre được quét nhựa. Các thanh tre này được vót nhọn, cắm xuống đất chi chít.
Loại keo bắt cò được người dân nơi khác tự chế, rồi mang đến đây bán với giá khoảng 30 nghìn đồng/lon. Keo này dính vào các thanh tre vót nhọn, dài khoảng 2 gang tay rồi cắm xuống đất. Khi cò sà xuống sẽ bị dính vào cánh, không thể bay được và bị bắt.
Tháng 9 đến tháng 10 hằng năm là mùa bắt cò. “Năm nào mưa bão, cò từ nơi khác về vùng núi trú thì bắt được nhiều. Năm nay không có mưa nên cò ít hẳn”, một thanh niên bắt cò cho hay.
Video đang HOT
Ngoài cò, chim cói cũng bị nhắm đến. Để bắt chim cói thì phải có chim cói mồi cột chân trên một cây sào cắm giữa đồng.
Phía đuôi chim cói mồi cột sợi dây cước dài. Khi thấy đàn chim cói, những người bắt cò chờ sẵn, dùng dây cước giật giật để chim mồi vỗ cánh, gọi chim cói đậu xuống và dính keo.
“Ngày nhiều thì được khoảng chục con, ít thì đôi ba con. Cò bắt về rồi mang ra chợ bán, giá tầm 25 nghìn đồng/con”, thanh niên bắt cò cho hay.
Ông Nguyễn Văn Hóa, Trưởng thôn Tiền Phong, cho hay nghề bắt cò hình thành khoảng 4-5 năm trước. “Trong thôn có khoảng 10 người làm nghề này, kéo dài mỗi năm chỉ khoảng tháng vào mùa mưa bão”, ông Hóa nói.
Đến mùa gieo cấy, cả đàn cò sà xuống bắt phù du, giẫm nát hết lúa nên nhiều người muốn xua đuổi cò. Nếu số lượng cò ít thì cũng không ảnh hưởng đến cây trồng. Việc bắt, diệt cò, chim cói bị nhiều người lên án vì ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Thực tế những năm đầu, số lượng chim cò bắt được khá nhiều, nhưng sau đó ít dần.
Hoàng Táo
Theo VNE
Khám phá giống dứa đắt khó tin: 340 triệu đồng/quả
Những quả dứa đặc biệt được trồng theo kỹ thuật cầu kỳ đến khó tin từng có mức giá chóng mặt gần 340 triệu đồng một quả.
Được chăm sóc cầu kỳ, đặc biệt theo kiểu truyền thống hoàng gia Anh từ thế kỷ 19, những quả dứa đặc biệt này có giá từ 40 - hơn 300 triệu đồng/quả.
Sở dĩ loại dứa hoàng gia này có giá "cắt cổ" vì các khâu chăm sóc chúng vô cùng cầu kỳ. Để tạo môi trường sống phù hợp để trồng dứa, nhà vườn Lost Gardens of Heligan ở Cornwall (Anh) đã phải xây một nhà kính nhỏ, tạo điều kiện khí hậu giống với các vùng xứ nóng để dứa phát triển.
Chính vì là loại quả xứ nhiệt đới được trồng ở vùng lạnh, nên chúng có giá đắt đỏ.
Mất tới hai năm trồng, chăm sóc để thu hoạch dứa đắt đỏ. Chúng được bón bằng 30 tấn phân ngựa, nước tiểu và rơm... theo những công thức đặc biệt riêng.
Ngoài ra, do ban đầu số lượng dứa chỉ có 8 quả nên chúng có giá "trên trời" như vậy, mỗi quả giá khoảng 1.200 bảng Anh (khoảng 40 triệu), thậm chí có quả lên đến 10.000 bảng (hơn 340 triệu đồng).
Những cây dứa hiếm có được trồng tại đây tốn chi phí chăm sóc tới cả nghìn đô.
Chúng được trồng tự nhiên, không sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học nào để kích thích sự phát triển.
Mỗi trái dứa đặc biệt có kích thước khoảng 15cm, có mùi thơm quyến rũ và trở thành loại dứa đắt nhất thế giới, biểu tượng cho sự sang trọng, hoàng gia.
Hình ảnh trái dứa hiếm đắt giá bằng cả gia tài.
Theo_Kiến Thức
Kết luận giám định mẫu vật vụ QL1 "bị phá hoại" Ngày 23/7, Công an huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) cho biết, đã có kết luận giám định các mẫu tại hiện trường vụ việc QL 1 "bị phá hoại". Theo đó, đối với các mẫu vật tại gói thầu số 10 và 14 xảy ra ngày 23 và 24/6, Viện khoa học hình sự (Tổng cục Cảnh sát - Bộ Công an)...