Trận chiến với những kẻ mang lệnh truy nã
Từ mọi ngả, các trinh sát cùng xông đến khóa tay một thanh niên. Khẩu rulô đã lên đạn giắt trong lưng quần anh ta bị thu giữ. Sự việc diễn ra trong chốc lát khiến kẻ bị bắt không kịp chống cự.
Trời chiều, con đường nhỏ trong khu dân cư thuộc quận Bình Tân (TP HCM) dần đông người qua lại. Đối diện căn nhà cấp 4 có chiếc máy may cũ đặt phía trước, nhiều ánh mắt đàn ông không bỏ qua bất kỳ động tĩnh nào từ ngôi nhà. Họ chính là trinh sát đang mật phục tên tội phạm trốn truy nã – tay giang hồ “số má” của đất Cảng.
Cho đến lúc gã thanh niên mặt xương, mũi to, mặc áo thun trắng dắt xe máy từ trong đi ra, đại úy Võ Duy Thắng, Đội phó Đội 3 Phòng cảnh sát truy nã tội phạm (PC 52) Công an TP HCM, ra hiệu cho đồng đội từ mọi ngả cùng xông đến. Chỉ một thế võ, tay của gã này đã bị khóa, khẩu rulô đã lên đạn giắt trong lưng quần anh ta lập tức bị thu giữ. Sự việc diễn ra trong chốc lát khiến kẻ bị bắt, Trần Quang Việt (tức Việt “Cá”, 36 tuổi, ngụ quận Lê Chân, Hải Phòng) không kịp chống cự. Còn người dân xung quanh cũng không giấu được sự ngỡ ngàng.
Một kẻ truy nã có mang theo “hàng nóng” bị khống chế. Ảnh: Q.T
Đó là chập tối một ngày giữa tháng 11/2011. Việt “Cá”, một tên giang hồ cộm cán tại đất Cảng luôn mang theo “hàng nóng” và sẵn sàng nã đạn vào bất cứ ai gây hấn với hắn. Tháng 9/2010, do tranh giành địa bàn bảo kê, Việt bắn vào ngực người đàn ông 40 tuổi rồi bỏ trốn vào Sài Gòn. Dù mang lệnh truy nã tội Giết người của Công an Hải Phòng, nhưng hắn vẫn tung hoành trong “nghề” cá độ bóng đá, đòi nợ thuê, thậm chí cả giết người theo “đơn đặt hàng”. Đến tháng 7/2011, thêm một doanh nhân tại quận Tân Bình suýt chết dưới họng súng của Việt vì mâu thuẫn trong làm ăn với đối tác.
Sau nhiều ngày lần theo dấu vết, các trinh sát PC52 phát hiện Việt “Cá” lẩn trốn tại khu vực quận Bình Tân và luôn thủ sẵn khẩu súng đã lên nòng. “Nhiều phương án “cất lưới” được đưa ra bàn thảo để đảm bảo an toàn cho anh em và cho cả người dân”, đại úy Thắng kể.
Các trinh sát phong tỏa căn nhà Việt thường lui tới đều phải mặc áo chống đạn. Khoảnh khắc hiếm hoi tên sát thủ mất tập trung, đại úy Thắng cùng 3 trinh sát ập đến.
“Ròng rã mấy tháng trời truy tìm dấu vết, hôm ấy được xem là “thời điểm vàng” để cất mẻ lưới hốt gọn Việt Cá. Lúc đó, anh ta đang dắt xe, không có cơ hội rút súng. Nếu không hành động trong chớp nhoáng, hắn sẽ chống trả để trốn chạy. Như vậy sẽ rất nguy hiểm cho anh em và cả người dân”, vị Phó đội trưởng chia sẻ.
Video đang HOT
Ngoài những nhiệm vụ hiểm nguy, cảnh sát truy nã còn cần phải khôn khéo, nhanh nhạy trong cách xử trí. Thiếu tá Nguyễn Đông Hải (đội trưởng Đội 2 PC 52) kể, trong lần truy bắt Trần Quốc Khánh, kẻ mang lệnh truy nã của tỉnh Sơn La về 2 tội Vận chuyển trái phép chất ma túy và Trộm cắp tài sản, nếu không kịp thời xoay chuyển tình hình thì các anh sẽ tuột mất cơ hội bắt hắn.
Hôm đó, nhận được tin báo kẻ tình nghi đang hành nghề sơn nước, lẩn trốn tại khu vực xã Vĩnh Lộc A (huyện Bình Chánh). Nhiệm vụ khi đó là phải xác minh được nhân thân tên Khánh thật nhanh chóng. Trong vai người cần sửa nhà, vị đội trưởng hẹn gặp anh ta ở gần cầu vượt quận 12. Tự nhiên trời bỗng mưa to, cuộc gặp mặt có nguy cơ bị trì hoãn đồng nghĩa với việc có khả năng mất dấu người này.
Vị thiếu tá nghĩ ra kế mời hắn đến “bàn công việc” tại một quán thịt cầy. Sau vài lượt chén chú chén anh, Khánh lộ ra quê quán và vài thông tin lý lịch trích ngang. Thế nên khi vừa ra đến cửa quán nhậu, anh ta đã bị chiếc còng sáng loáng bập vào tay. “Vẻ mặt của Khánh khi đó đầy thảng thốt”, anh Hải kể.
Ngoài việc đấu trí, đấu sức, cảnh sát truy nã còn sử dụng biện pháp mềm mỏng hơn bằng những lần vận động tội phạm đầu thú. “Khuyên răn, giải thích với gia đình người bị truy nã về sự khoan hồng của pháp luật để họ tác động kẻ lẩn trốn hiểu và ra đầu thú cũng là một quá trình cần phải kiên trì”, trung tá Trịnh Thành Công, cán bộ Đội 2 – người từng nhiều lần vận động thành công tội phạm ra đầu thú, nói.
Bằng biện pháp này, rất nhiều lần các anh chỉ cần mời gia đình người bị truy nã lên làm việc là vài ngày sau họ dắt con em đến đầu thú. “Bản thân người bị truy nã luôn phải chịu sự dằn vặt, lo sợ hành tung bị phát hiện. Trong tâm khảm họ chắc chắn từng nghĩ đến việc đầu thú để chấm dứt chuỗi ngày sống chui nhủi. Điều cốt lõi là mình làm cho họ hiểu ra được vấn đề để đối diện với sự thật, hưởng lượng khoan hồng của pháp luật”, trung tá Công cho biết thêm.
Các cảnh sát PC52 trong một lần lên phương án truy bắt tội phạm. Ảnh: Q.T
Được thành lập hơn một năm, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an TP HCM đã bắt được 400 tên tội phạm, trong số đó có 50 kẻ mang lệnh truy nã đặc biệt. Ngoài việc tìm bắt những kẻ phạm tội bỏ trốn, đơn vị còn có nhiệm vụ truy tìm những thứ có liên quan đến vụ án như vật chứng hay nhân chứng…
Nói về công việc của đồng đội, thượng tá Trần Văn Tém, Trưởng Phòng PC52 cho biết thêm, không như các loại tội phạm khác, những kẻ mang lệnh truy nã thường che giấu thân phận rất kỹ lưỡng. Để truy tìm, lính PC52 chỉ có thể dựa vào những tình tiết còn đọng lại của vụ án, thậm chí họ phải bắt đầu từ con số không. Với những kẻ giết người trốn nã, việc truy bắt lại càng nguy hiểm hơn. Chúng thường thủ sẵn vũ khí, chống trả quyết liệt nhằm thoát thân vì bị bắt đồng nghĩa với việc lĩnh án tử hình.
Theo VNExpress
Đại tướng Lê Đức Anh nói về vụ cưỡng chế đất đai tại Hải Phòng
"Phải chăng chính quyền địa phương có sự buông lỏng quản lý. Gần hai chục hecta chứ đâu phải nhỏ như chiếc chén", Đại tướng Lê Đức Anh nói.
Sáng 13/1, trao đổi với Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam, Nguyên chủ tịch nước Đại tướng Lê Đức Anh cho biết: "Những ngày vừa qua, tôi theo dõi rất sát sao thông tin về vụ việc bắn người thi hành công vụ ở huyện Tiên Lãng (TP. Hải Phòng). Có rất nhiều điều khiến tôi phải suy nghĩ.
Trước tiên phải nói rõ rằng: việc phản ứng một cách tiêu cực bằng cách dùng dùng súng bắn trả lực lượng chức năng là sai trái và cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục điều tra làm rõ và trả lời rõ ràng để dư luận hiểu.
Đại tướng Lê Đức Anh (Ảnh: Tuấn Nam)
Thứ nhất, nếu Đoàn Văn Vươn là một người lương thiện được người dân địa phương quý mến, vậy lý do gì khiến anh ta phải có hành vi tiêu cực như vậy. Điều này cần khẩn trương làm rõ.
Thứ hai, tại sao sự việc lại để kéo dài nhiều năm, tại sao có sai sót mà không quản lý được, phải chăng chính quyền địa phương có sự buông lỏng quản lý. Gần hai chục hecta chứ đâu phải nhỏ như chiếc chén.
Mặt khác, việc cơ quan công an tiến hành cưỡng chế mà không có sự kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nảy sinh phức tạp cũng là một thiếu sót. Nếu mình làm được tốt thì những hành vi chống trả lực lượng chức năng đã không xảy ra".
Ngôi nhà không nằm trong diện tích có trong quyết định bị cưỡng chế đã bị san phẳng
Trước đó, như đã đưa tin, chiều 12/1, TP. Hải Phòng đã chính thức tổ chức cuộc họp báo về vụ cưỡng chế đầm tại hộ Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, cuộc họp chỉ có sự tham gia của Chánh văn phòng UBND, Sở Tài nguyên & Môi trường, đại diện tòa án, Công an TP. Hải Phòng.
Ông Bùi Quang Sản (Sở Tài nguyên & Môi trường TP.Hải Phòng) cho biết: thời điểm UBND huyện Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn là 4/10/1993, tính theo luật Đất đai 1987 nên huyện Tiên Lãng giao đất là đúng.
Tuy nhiên, quyết định cưỡng chế 3307 của UBND huyện Tiên Lãng chỉ thu hồi phần diện tích đầm theo quyết định thu hồi 461 là 19,3ha của ông Vươn và quyết định giao đất được ký vào năm 1997.
Ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng cho rằng: Ông Vươn đã "lấn" ra biển 19,3 ha, sau đó đề nghị huyện hợp thức hóa, còn thời hạn giao đất cho gia đình ông Vươn chỉ có 10 năm là do ông Vươn đề nghị như vậy.
Bên cạnh đó, vấn đề cũng được dư luận quan tâm là ngôi nhà hai tầng của Đoàn Văn Quý vào cuối ngày 5/1 mặc dù ngôi nhà này không nằm trong phần diện tích bị cưỡng chế.
Về vấn đề này, ông Hiền thừa nhận: có xảy ra việc cưỡng chế khu vực nằm ngoài diện tích có trong quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên, mặc dù ngôi nhà này không nằm trong diện tích cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định 461, nhưng do ngôi nhà này đã xảy ra vụ tấn công vào lực lượng cưỡng chế, là địa điểm xảy ra việc phạm tội nên cơ quan chức năng phải sử dụng biện pháp phá ngôi nhà.
Bên cạnh đó, Cơ quan CSĐT C.A TP. Hải Phòng cũng đã ra quyết định khởi tố bị can đối với một số đối tượng trong vụ việc này. Theo đó, các đối tượng Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ bị khởi tố về tội "Giết người" theo Điều 93, Bộ Luật Hình sự.
Theo Giáo dục VN
'Phá nhà ngoài khu cưỡng chế vì kẻ gây án từng ẩn nấp' Theo ông Lê Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), khu nhà bị đập phá ở đầm tôm của ông Đoàn Văn Vươn nằm trong khu vực chưa bị cưỡng chế nhưng do các tay súng ẩn nấp ở đây để gây án nên phải đập bỏ. Chiều 12/1, UBND TP Hải Phòng họp báo về vụ cưỡng chế dẫn...