Trận chiến giành chỗ đứng tại Liên Hợp quốc
Trong tuyên bố kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ mà Đại hội đồng nhất trí hồi tháng 7 và dự kiến được các lãnh đạo thông qua trong cuộc họp đầu tuần tới, Mỹ, Anh, Nhật, Ấn Độ, Canada và Úc phản đối cụm từ “tầm nhìn của chúng ta về một tương lai chung” vì cho rằng đó là ngôn ngữ của ông Tập Cận Bình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đai sứ các nước trong Hội đồng Bảo an năm 2019. (Ảnh: Reuters)
Mỹ giận dữ vì WTO kết luận vi phạm quy tắc thương mại với Trung Quốc
Căng thẳng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra gay gắt Liên Hợp quốc (LHQ), khi Bắc Kinh nỗ lực giành ảnh hưởng lớn hơn tại tổ chức đa phương này để cạnh tranh với vai trò lãnh đạo truyền thống của Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang tích cực khẳng định vai trò của mình tại LHQ trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump không coi trọng hợp tác quốc tế, dẫn đến việc Washington quay lưng với những thỏa thuận toàn cầu như biến đổi khí hậu và Iran, đồng thời rời khỏi Hội đồng nhân quyền LHQ và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
“Hiển nhiên đang có một trận chiến linh hồn ở LHQ đang diễn ra”, Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao châu Âu giấu tên. Nhà ngoại giao này cho rằng chính sách “Mỹ là trên hết” của ông Trump “gây tổn hại vì người Trung Quốc có lý do để nói rằng họ mới là những người ủng hộ đa phương thực sự”.
Khi ông Trump đưa Trung Quốc trở thành đề tài chủ đạo trong chiến dịch vận động tái tranh cử, những thù địch về ngoại giao đã lan sang các cuộc họp của Đại hội đồng gồm 193 thành viên và Hội đồng Bảo an 15 thành viên của LHQ.
Ông Tập dự kiến có chuyến thăm hiếm hoi đến New York vào tuần tới để dự kỳ họp thường niên của LHQ. Dịp này có thể tạo cơ hội để gặp trực tiếp ông Trump, nhưng nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định gửi phát biểu qua video vì tình hình dịch bệnh.
Video đang HOT
“Chúng ta đang đi theo hướng vô cùng nguy hiểm”, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nói với Reuters.
Ông Guterres nói rằng có nguy cơ xảy ra sự đứt gãy giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới mà cuối cùng có thể tạo ra 2 nền kinh tế toàn cầu, gây ra những tác động sâu rộng, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Ông Guterres c ảnh báo rằng “một sự đứt gãy có thể dẫn đến đối đầu quân sự, điều cực kỳ không đáng mong muốn”.
Căng thẳng giữa 2 quốc gia đóng góp tài chính nhiều nhất cho LHQ đang là điều mà các nhà ngoại giao đang công tác tại tổ chức liên chính phủ này bắt buộc phải nghĩ tới.
“Đó là điều bạn nghĩ đến gần như mỗi ngày: 2 cường quốc sẽ đánh giá như thế nào đối với 1 vấn đề…quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ như thế nào trong thời gian tới và hệ lụy là gì”, một nhà ngoại giao từ vùng Vịnh nói với Reuters.
Phải mất vài tháng để Hội đồng Bảo an thông qua một nghị quyết về virus corona vì Mỹ phản đối bất kỳ sự đề cập nào về WHO. Cuối tuần trước, Washington và đồng minh Israel là 2 nước duy nhất bỏ phiếu chống đối với nghị quyết về đại dịch của Đại hội đồng.
Theo các nhà ngoại giao, một Trung Quốc ngày càng quyết liệu đang cố gắng đưa người vào các vị trí của LHQ càng nhiều càng tốt và thúc đẩy những ngôn ngữ mà nước này thường dùng vào các nghị quyết của LHQ.
Một số nhà ngoại giao đồng ý rằng các nước phương Tây chậm phản ứng, nhưng giờ đang đáp trả.
Trong tuyên bố kỷ niệm 75 năm thành lập LHQ mà Đại hội đồng nhất trí hồi tháng 7 và dự kiến được các lãnh đạo thông qua trong cuộc họp đầu tuần tới, Mỹ, Anh, Nhật, Ấn Độ, Canada và Úc phản đối cụm từ “tầm nhìn của chúng ta về một tương lai chung” vì cho rằng đó là ngôn ngữ của ông Tập, các nhà ngoại giao tiết lộ. Cụm từ đó đã bị loại bỏ.
Tháng 1 năm nay, Mỹ thông báo phân công một quan chức của Bộ Ngoại giao chuyên làm nhiệm vụ chống lại “những ảnh hưởng xấu” của Trung Quốc và những nước khác tại LHQ. Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft tuần trước nói rằng ưu tiên của Washington là đưa thêm người Mỹ và các nước cùng chung suy nghĩ vào làm việc trong hệ thống của LHQ.
Cựu Phó tổng thư ký LHQ phụ trách chính trị, ông Jeffrey Feltman (đã từ chức năm 2018) nói rằng Washington giờ cần cạnh tranh ảnh hưởng “thay vì mặc định sự tôn trọng tự động từ LHQ”.
“LHQ có thể gọi là sân nhà của Mỹ, nhưng bước ra khỏi sân nay có thể tạo điều kiện để Trung Quốc thế chỗ ngay. Trò chơi không dừng lại khi chúng ta bước ra khỏi sân”, ông Feltman viết.
Anh kêu gọi chấm dứt biểu tình chống phân biệt chủng tộc vì lo ngại lây lan Covid-19
Cùng với Thủ đô London của Anh, nhiều thành phố lớn khác tại châu Âu cũng ghi nhận các cuộc biểu tình tương tự.
Bất chấp các lời cảnh báo và kêu gọi từ các chính quyền về việc tránh tụ tập đông người trong thời điểm dịch bệnh, hàng chục nghìn người vẫn xuống đường tại nhiều thành phố lớn tại châu Âu trong chiều tối 7/6, nhằm hưởng ứng các cuộc biểu tình tại Mỹ và đòi hỏi bảo vệ quyền lợi của người da màu.
Cuộc biểu tình lớn nhất diễn ra tại Thủ đô London, Anh khi hàng chục nghìn người kéo đến trước Đại sứ quán Mỹ hô vang tên của George Floyd, người Mỹ da đen bị cảnh sát Mỹ sát hại hôm 25/5 tại thành phố Minneapolis, cùng các khẩu hiệu như "không công lý thì không có hoà bình" hay "nước Anh cũng không vô tội".
Đây là ngày thứ 2 liên tiếp các cuộc biểu tình lớn diễn ra tại Thủ đô nước Anh. Dù đa số người biểu tình ôn hoà nhưng những hành động bạo lực và phá hoại vẫn đã diễn ra. Một số vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đã diễn ra trước Đại sứ quán Mỹ. Nhiều người biểu tình quá khích đã viết những khẩu hiệu chống phân biệt chủng tộc lên tượng của cố Thủ tướng Anh Winston Churchill.
Biểu tình tại thành phố Bristol của Anh chiều 7/6. Ảnh: The Guardian
Trước đó, trong cuộc biểu tình ngày 6/6, các cuộc đụng độ giữa những người biểu tình và lực lượng cảnh sát đã khiến ít nhất 14 cảnh sát bị thương. Cảnh sát Anh cũng đã bắt giữ 29 người vì có các hành động bạo lực.
Bên cạnh lo ngại các cuộc biểu tình vượt tầm kiểm soát, mối lo lớn nhất của nhà chức trách Anh hiện nay là việc các đám đông tụ tập có thể khiến đại dịch Covid-19 tại nước này bùng phát mạnh hơn. Trong tối 7/6, Bộ trưởng Nội vụ Anh, bà Priti Patel tuyên bố, các cuộc biểu tình vì quyền lợi của người da đen này cần phải chấm dứt.
"Mặc dù rất nhiều người, trong đó có cả Thủ tướng Boris Johnson cảm thấy ghê sợ trước cái chết của George Floyd, nhưng nước Anh đang trong tâm của một đại dịch và theo các quy định thì không được phép tụ tập quá 6 người ngoài trời. Vì thế, các cuộc biểu tình này là không chấp nhận được, tôi yêu cầu mọi người chấm dứt", Bộ trưởng Priti Patel nêu rõ.
Cùng với Thủ đô London của Anh, nhiều thành phố lớn khác tại châu Âu cũng ghi nhận các cuộc biểu tình tương tự. Tại thành phố Milan, thủ phủ của vùng Lombardy, vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch Covid-19 tại Italy, đám đông biểu tình cũng lên tới vài ngàn người, trong đó có cả những người biểu tình đòi quyền lợi cho dân nhập cư.
Tại Brussels, Thủ đô của Bỉ và là trung tâm chính trị của châu Âu, hàng ngàn người cũng đã tập trung biểu tình tại trung tâm thành phố, buộc cảnh sát phải dùng hơi cay để giải tán.
Tại Đức, các cuộc biểu tình tiếp diễn ở các thành phố như Berlin hay Cologne. Trước đó, trong ngày 6/6, cảnh sát Đức đã bắt giữ 93 người tại Thủ đô Berlin vì có các hành vi bạo lực.
Ấn Độ thành vùng dịch lớn thứ sáu thế giới Với hơn 236.000 ca nhiễm nCoV, Ấn Độ đã vượt Italy, trở thành vùng dịch Covid-19 lớn thứ sáu thế giới. Ấn Độ hôm nay báo cáo thêm 9.887 ca nhiễm nCoV, mức tăng hàng ngày cao kỷ lục, nâng tổng ca nhiễm cả nước lên hơn 236.000, trở thành vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, sau Mỹ, Brazil, Nga, Anh và...