Trận chiến cam go của Thủ tướng Hy Lạp
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras đang phải đối mặt với một trận chiến vô cùng cam go, đó là vận động các đối tác trong liên minh cầm quyền ủng hộ gói cứu trợ thứ 3 mà lãnh đạo khu vực đồng Euro vừa đưa ra.
Bốn văn bản pháp luật phải được thông qua vào cuối ngày 15/7, trong đó có các cải cách về lương hưu và thuế VAT. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Panos Kammenos, một đối tác trong liên minh, đã tuyên bố trước rằng ông không ủng hộ các biện pháp mới.
Người Hy Lạp biểu tình trước Quốc hội phản đối các biện pháp khắc khổ. (Ảnh: EPA)
Cập nhật khủng hoảng nợ Hy Lạp:
Video đang HOT
26/6: Hy Lạp dừng đàm phán với các chủ nợ và tổ chức trưng cầu dân ý về các điều khoản cứu trợ. 28/6: Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạn chế quỹ khẩn cấp dành cho Hy Lạp; Hy Lạp áp đặt các biện pháp kiểm soát vốn, buộc các ngân hàng ngưng hoạt động. 30/6: Gói cứu trợ của Eurozone hết hạn. Hy Lạp không trả được khoản nợ 1,6 tỷ Euro cho IMF. 5/7: Người Hy Lạp bỏ phiếu “Không”, phản đối các điều kiện mà chủ nợ đặt ra. 9/7: Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras trình các đề xuất mới lên chủ nợ, bao gồm các biện pháp bị phản đối trong cuộc trưng cầu dân ý. 13/7: Các lãnh đạo Eurozone nhất trí cung cấp gói cứu trợ thứ 3 cho Hy Lạp. Sắp tới:
15/7: Hạn chót để Quốc hội Hy Lạp thông qua những cải cách mà chủ nợ yêu cầu. 16-17/7: Có thể bỏ phiếu ở quốc hội các nước thành viên Eurozone về gói cứu trợ mới. 20/7: Hy Lạp đến hạn trả 3,5 tỷ Euro tiền nợ cho ECB.
Nếu không đạt được thỏa thuận, các ngân hàng Hy Lạp có nguy cơ đổ vỡ và nước này sau đó có thể bị buộc phải rời khỏi đồng Euro.
Thỏa thuận cứu trợ mới yêu cầu Hy Lạp phải thông qua toàn bộ những cải cách đã nhất trí, trong đó có tăng nguồn thu từ thuế và tự doa hóa thị trường lao động, tại Quốc hội vào ngày 15/7.
Sáng nay (14/7), các bộ trưởng Tài chính từ 28 thành viên EU họp ở Brussels để bàn bạc về tình hình ở Hy Lạp.
Trước đó, sau 17 giờ thương lượng ở Brussels, hôm 13/7, EU ra tuyên bố rót 86 tỷ Euro cho Hy Lạp trong vòng 3 năm. Tuyên bố bao gồm một đề xuất tái cấu trúc các khoản thanh toán nợ của Hy Lạp “nếu cần thiết” nhưng không có điều khoản nào về giảm nợ như Athens mong muốn.
Bất kỳ một thỏa thuận mới nào cũng cần phải được quốc hội các nước thành viên Eurozone thông qua.
Khi trở về Hy Lạp ngày 13/7, ông Tsipras đã chứng kiến nhiều cuộc biểu tình phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng. Trong hôm nay, công nhân viên chức Hy Lạp còn tổ chức đình công 24 giờ. Nhiều người Hy Lạp lên mạng bày tỏ nỗi bực tức, dùng hashtag #ThisIsACoup (Đây là một cuộc đảo chính).
Bộ trưởng Quốc phòng Panos Kammenos, thuộc Đảng Người Hy Lạp Độc lập ủng hộ chính phủ liên minh của ông Tsipras, ví tình hình hiện nay như một cuộc “đảo chính”. Ông tuyên bố sẽ không ủng hộ thỏa thuận mới – mặc dù ông vẫn muốn ở trong chính phủ.
Theo nhà báo Mark Lowen của BBC ở Athens, Thủ tướng Tsipras được cho là sẽ cải tổ Nội các và có thể thành lập một chính phủ thống nhất mới vào cuối tuần này.
Tsipras lên nắm quyền sau khi đảng cánh tả Syriza của ông thắng cử hồi tháng 1 nhờ cam kết chấm dứt các biện pháp khắc khổ. Hy Lạp đã nhận được 2 gói cứu trợ tổng giá trị 240 tỷ Euro kể từ năm 2010.
Các ngân hàng Hy Lạp đã đóng cửa 2 tuần nay và người dân chỉ được rút 60 Euro/ngày.
Trước khi thỏa thuận mới nhất được đưa ra, đã có lo ngại rằng Hy Lạp sẽ bị buộc rời khỏi Eurozone (Grexit). Ngày 30/6, Hy Lạp đã bỏ lỡ hạn chót trả 1,5 tỷ Euro tiền nợ cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Nước này cũng không thể thanh toán nợ lần 2 cho IMF vào ngày 13/7.
Nhưng tiếp sau các cuộc đàm phán nước rút, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker khẳng định “sẽ không có chuyện “Grexit).
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đức kỳ vọng nghĩa vụ quân sự tự nguyện giúp khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân sự quốc phòng

Hiểm họa thầm lặng đe dọa bầu trời nước Mỹ

Chủ tịch EC cảnh báo X, Meta, TikTok về việc tuân thủ luật kỹ thuật số của châu Âu

Điện Kremlin: Lập trường của Tổng thống Trump về Ukraine khiến Moskva hài lòng

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump làm suy giảm sức hút đầu tư vào Mỹ

Sầu riêng Trung Quốc trong cuộc đua cạnh tranh với Đông Nam Á

Houthi lại bắn hạ MQ-9, Mỹ tập kích Yemen dồn dập

Bộ đàm Ukraine gây chú ý cho quân đội Mỹ

Google sẽ kháng cáo phán quyết của tòa án Mỹ

Lý do khiến Saudi Arabia 'đổi chiều quan điểm' về thỏa thuận hạt nhân Iran

Mỹ siết thuế khiến các 'hổ châu Á' tính đổ vốn vào siêu dự án khí đốt Alaska

Ông Klaus Schwab rút khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị WEF
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân Hoa ngữ đang viral: Thiên kim tiểu thư từ trong trứng, nhan sắc "chiến thần", đứng cạnh ai là người đó lu mờ
Sao châu á
05:53:14 22/04/2025
Johnny Depp trở lại với vai diễn huyền thoại trong 'Cướp biển vùng Caribe'?
Hậu trường phim
05:52:30 22/04/2025
Con trai mua nhà tôi định cho 3 tỷ, ngày mua nghe thấy kế hoạch của con dâu, tôi quyết định giữ tiền dưỡng già
Góc tâm tình
05:20:45 22/04/2025
Những yếu tố làm nên hành trình Tìm Xác: Ma Không Đầu ra rạp tháng 4 này
Phim việt
23:42:31 21/04/2025
Nam nghệ sĩ bị đột quỵ: "Tôi chết lâm sàng mấy giây, được đưa vào bệnh viện ở Hà Nội"
Sao việt
23:26:40 21/04/2025
Bộ VHTT&DL nói về thông tin 'ưu tiên concert Anh trai say hi hơn tuyển Việt Nam'
Nhạc việt
23:23:35 21/04/2025
9 thí sinh đầu tiên vào top 30 'Tân binh toàn năng' gây sốt mạng xã hội
Tv show
23:19:10 21/04/2025
3 triệu lượt xem CEO tỷ phú có phản ứng đặc biệt khi Lisa thổ lộ tình cảm tại Coachella
Nhạc quốc tế
22:55:58 21/04/2025
Elizabeth Hurley công khai hẹn hò cha của Miley Cyrus
Sao âu mỹ
22:43:03 21/04/2025
Phó Chủ tịch Thanh Hóa: Rất tiếc vì vụ thuốc tân dược giả kéo dài tới 4 năm
Pháp luật
22:30:25 21/04/2025