Trám vạt cơ vào ổ cối trị rò vết mổ thay khớp
Sau thay khớp háng, bệnh nhân bị rò vết mổ phải phẫu thuật hàng chục lần để điều trị nhiễm khuẩn không khỏi.
Thay vì phải tháo bỏ chi thể, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 đã sử dụng vạt cơ rộng ngoài trám độn vào ổ cối không chỉ giúp điều trị khỏi nhiễm khuẩn mà còn tạo cơ hội để phẫu thuật thay lại khớp, phục hồi chức năng vận động.
Ảnh minh họa
9 tháng 10 lần phẫu thuật nhưng vẫn viêm rò khớp háng
Tháng 8/2018 Bệnh nhân Phạm B. T, (52 tuổi, Hà Nội) vào viện điều trị thay khớp háng phải, sau mổ xuất hiện viêm rò vết mổ. Từ 10/2018 đến 5/2019 bệnh nhân đã được phẫu thuật hàng chục lần để điều trị nhiễm khuẩn khớp bằng phương pháp cắt lọc, điều trị VAC, trám xi măng nhưng không thành công.
Nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng thường để lại di chứng nặng nề, việc điều trị rất khó khăn và phức tạp. Nhiều bệnh nhân phải phẫu thuật nhiều lần, với nhiều phương pháp khác nhau nhưng vẫn không khỏi, để lại tình trạng viêm rò mạn tính dai dẳng tại ổ mổ, gây ảnh hưởng nặng nề đến chức năng vận động và chất lượng sống.
Nhiều bệnh viện trên thế giới (kể cả tại các nước phát triển) và Việt Nam, hoặc là bệnh nhân được phẫu thuật tháo bỏ chi thể, hoặc là bệnh nhân chấp nhập viêm rò mạn tính.
Video đang HOT
Trám vạt cơ cứu chân tàn phế
Tháng 5/2019, sau nhiều lần phẫu thuật không thành công, khoa Phẫu thuật Khớp đã hội chẩn, chỉ định sử dụng vạt cơ rộng ngoài trám vào ổ cối cho bệnh nhân. Sau 26 ngày điều trị, bệnh nhân được ra viện trong tình trạng không sốt, mạch, huyết áp ổn định, vết mổ liền sẹo, ổ mổ hết viêm rò, khớp háng không đau.
Tháng 10/2019, sau khi khám lâm sàng thấy tình trạng toàn thân của bệnh nhân tốt (tăng khoảng 8kg so với tháng 5/2019), không sốt, tại chỗ sẹo mổ mềm, liền tốt, khớp háng không đau, xét nghiệm công thức máu, máu lắng và CRP bình thường, bên cạnh đó sức cơ tứ đầu đùi, biên độ vận động khớp gối, chất lượng, hình thái xương ổ cối và xương đùi còn tốt.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn chưa thể hoạt động bình thường do đã tháo khớp háng, nên biên độ vận động khớp háng hạn chế, chiều dài chân phải ngắn hơn bên trái 6cm, Bệnh nhân phải dùng nạng hỗ trợ.Vì vậy, khoa Phẫu thuật khớp đã hội chẩn và quyết định phẫu thuật thay lại khớp háng phải toàn phần, không xi măng, nhằm mục đích phục hồi lại chức năng vận động.
Sau phẫu thuật 10 ngày, bệnh nhân được ra viện trong tình trạng không sốt, vết mổ khô, liền sẹo, khớp háng không đau, chiều dài chân phải ngắn hơn chân trái chỉ khoảng 1cm, bệnh nhân có thể tự đi lại, tự sinh hoạt.
Sau 3 tuần phẫu thuật, bệnh nhân đến khám lại với tinh thần rất phấn khởi, ăn ngủ bình thường, ổ mổ đã được cắt chỉ, liền sẹo tốt, không đau, đi lại gần như bình thường, xét nghiệm công thức máu, máu lắng và CRP bình thường.
Sau 3 tháng tình trạng ổ mổ liền sẹo tốt, mềm mại, khớp háng phải không đau, bệnh nhân có thể bỏ nạng đi lại, sinh hoạt và lao động gần như bình thường.
Tại Khoa Phẫu thuật Khớp, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108, hàng năm phải điều trị hàng chục bệnh nhân viêm rò mạn tính khớp háng. Từ năm 2017, chúng tôi đã sử dụng vạt cơ rộng ngoài trám độn vào ổ cối nhằm mục địch điều trị ổn định nhiễm khuẩn khớp háng, sau đó tạo cơ hội để phẫu thuật thay lại khớp, phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.
Qua quá trình điều trị, chúng tôi thấy đây là một phương pháp mang lại hiệu quả cao, vì khối lượng cơ lớn, có thể lấp đầy ổ cối, do đó làm tăng tuần hoàn tại chỗ, loại bỏ khoang trống, giúp cho việc điều trị nhiễm khuẩn nhanh chóng và hiệu quả, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công 95 đến 100%. Bên cạnh sự thành công trong điều trị nhiễm khuẩn, việc thay lại khớp là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, khi thay lại khớp cần phải đảm bảo tình trạng nhiễm khuẩn ổn định, thông qua các triệu chứng lâm sàng như liền sẹo tốt, không nóng, đỏ, đau, các xét nghiệm cận lâm sàng như công thức bạch cầu, máu lắng, CRP bình thường, chất lượng và hình thái xương ổ cối, đầu trên xương đùi đảm bảo.
Việc thực hiện kỹ thuật thay lại khớp trên bệnh nhân sau trám vạt cơ vào ổ cối nên được tiến hành ở cơ sở chuyên sâu về phẫu thuật khớp, với đội ngũ phẫu thuật viên có kinh nghiệm, cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ thay lại khớp. Ngoài ra, việc điều trị sau mổ và luyện tập, phục hồi chức năng cũng rất quan trọng, góp phần vào sự thành công của phẫu thuật.
BSCK II Phùng Văn Tuấn (Khoa Phẫu thuật Khớp, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)
Kỳ tích thay khớp háng cho cụ ông 93 tuổi
Cụ ông 93 tuổi thoát cảnh tàn phế sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thay khớp háng thành công, dù trước đó, bệnh nhân đã từng phải thay khớp háng một lần vào năm 2017.
Cu ông NL (93 tuổi, Nha Trang) nhập Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng đau choi háng trái va bât lưc vân đông khơp hang do trươt chân nga đâp hang trai xuông nên cưng. Trươc đo, năm 2017 cu ông đa đươc thay khớp háng trái bán phần có xi măng.
Sau khi làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp X-quang, các bác sĩ Khoa phâu thuât khơp, Bênh viên Trung ương Quân đội 108 chẩn đoán bệnh nhân bị gay kin 1/3 xương đui trai do nga ba ngay trên bênh nhân đa thay khơp hang trai nhân tao bảy năm.
BS Nguyên Quôc Dung, khoa Phâu thuât khơp cho biết, các bác sĩ đã hội chẩn với ê-kíp gây mê để chỉ định phẫu thuật thay khớp háng cho các bệnh nhân này. Các bac si đa tháo khớp háng nhân tạo và xi măng, thay lại khớp háng chuôi dài bán phần không xi măng.
"Quá trình phẫu thuật diên ra khó khăn do bênh nhân ra máu nhiều, tiên hanh đục bỏ xi măng đa dính vào xương đùi. Chúng tôi phải chạy đua với thời gian vì bênh nhân tuổi cao, sức yếu", BS Dũng nói.
Cũng theo BS Dũng, do người cao tuổi thường bị loãng xương nên xương dễ gãy dù chấn thương nhẹ, kèm các bệnh lý huyết áp, tim mạch, đái tháo đường... tạo nên thách thức lớn với bác sĩ trong phẫu thuật. Về mặt kỹ thuật, nếu bác sĩ phẫu thuật thay khớp háng không khéo léo sẽ khiến bệnh nhân đau đớn và không đi lại được. Thêm nữa, việc thay khớp háng ở người lớn tuổi gần 100 tuổi, vấn đề gây mê hồi sức cũng rất được quan tâm vì có thể xảy ra nguy cơ trên bàn mổ bất cứ lúc nào.
Hiên tai, cu ông vui vẻ tiếp xúc tốt, ngồi đọc báo bình thường, tinh thân cu ông rât phân khơi va có thể chống nạng chữ u đứng dậy tại chỗ.
Y văn trước đây rất ít mổ cho những bệnh nhân trên 80 tuổi vì khả năng rủi ro cao, đến 90% chết vì tai biến do các bệnh nội khoa. Trước đây, những bệnh nhân đã trên dưới 100 tuổi nếu không may bị gãy xương ở chân thông thương chiu canh tan phê. Nhưng ngày nay, y học phát triển, đặc biệt là quy trình mổ được xây dựng nghiêm ngặt nên các bác sĩ mạnh dạn mổ và tỷ lệ thành công khá cao.
Từ 13-3 đến 21-3-2020, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phối hợp với tổ chức Operation Walk Ireland sẽ tiến hành đợt phẫu thuật nhân đạo thay khớp háng và khớp gối cho những bệnh nhân nghèo, có bệnh lý tại khớp háng và khớp gối.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sẽ sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ bệnh nhân từ ngày 1-10-2019 đến hết ngày 28-2-2020. Những bệnh nhân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn khi đến đăng ký bệnh nhân cần mang theo chứng minh thư, Bảo hiểm hộ nghèo hoặc giấy chứng nhận hộ nghèo.
LAM NGỌC
Theo nhandan
Chớ coi thường bệnh hẹp động mạch cảnh Hẹp động mạch cảnh xảy ra khi mảng xơ vữa (hình thành từ cholesterol, calcium và mô xơ) phát triển dày lên từ thành mạch, làm giảm lưu lượng dòng máu tới não. Mảng xơ vữa có thể gây huyết khối, tắc mạch tại chỗ, hoặc di chuyển làm tắc mạch máu não. Ảnh minh họa Theo các chuyên gia y tế, bệnh...