“Trăm nỗi khổ” khó nói sau sinh
Sau sinh, bên cạnh niềm hạnh phúc đón con yêu chào đời, mẹ cũng phải đối mặt với không ít &’nỗi khổ’.
9 tháng mang bầu vất vả, đến ngày sinh nở, mẹ phải “vật lộn” với cơn đau. Có những mẹ phải chịu đau đẻ đến 3 ngày con yêu mới chào đời, rồi vết đau do bị rạch tầng sinh môn, vết đau do mổ đẻ… Chỉ thế thôi cũng đủ làm mẹ “mệt” lắm rồi. Khi được chính thức sỡ hữu con yêu trên tay, mẹ nghĩ rằng vậy là đau đớn đã hết, từ nay là những ngày hạnh phúc khi có con bên mẹ. Thế nhưng, chưa hết đâu các mẹ ạ. Sau sinh, mẹ đừng bất ngờ bởi còn bao nhiêu hậu quả do việc bầu bí mang lại mà không phải mẹ nào cũng dễ chia sẻ.
Vùng kín “giãn tuyếch”
Ngày nay, cuộc sống vật chất đầy đủ khiến chị em bầu thường ăn nhiều vì thế cân nặng cũng tăng đáng nể và đương nhiên sẽ đẻ ra những đứa con to vượt chuẩn. Vào một phòng đẻ mà xem, hầu như có đến 5 ca đẻ thì có đến 3 ca sinh con nặng trên 3,2kg. Trẻ chào đời to như thế hỏi sao vùng kín của mẹ không bị ảnh hưởng. Chị Thu Huệ (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ: “Mình mới sinh một đứa thôi mà sao cơ thể thay đổi nhiều quá, nhất là vùng kín. Từ ngày sinh xong, mình bị chứng đi tiểu mất kiểm soát. Nhiều khi cười to hay bê vật nặng là nước tiểu cũng bị són. Có lúc đang ngồi ghế, đứng lên thấy quần bị ướt, xấu hổ lắm.”
Cùng chung hoàn cảnh với chị Huệ, chị Duyên (Từ Liêm, Hà Nội) lắc đầu nói: “Nếu biết đẻ thường ảnh hưởng đến vùng kín nghiêm trọng thế này thì mình đã chọn đẻ mổ. Bây giờ có hối hận cũng không được nữa. Mình sinh con đầu lòng nặng 4,1 kg. Có lẽ vì con to quá nên vùng kín của mình sau sinh hỏng hết cả. Mình ngại với anh xã vô cùng. Sau sinh, mình kiêng chuyện ấy cả 3 tháng trời, thế mà đến lúc “yêu” lại không hề có cảm hứng gì. Nguyên nhân là do vùng kín của mình bĩ giãn ra nhiều quá, không thể ôm sát được, khiến hai vợ chồng đều chẳng cảm nhận được gì. Mình đang tính đến chuyện có lẽ phải đi thẩm mỹ vùng kín để lấy lại cảm hứng “yêu” thôi, chứ để thế này khéo chồng theo bồ mất.”
Cuộc sống chăn gối vợ chồng bị ảnh hưởng bởi vùng kín giãn nở sau sinh. (ảnh minh họa)
Vùng kín giãn kích thước sau sinh là vấn đề phổ biến đối với mẹ sinh thường. Bình thường, âm đạo có độ đàn hồi, co giãn tốt. Khi chưa quan hệ tình dục, chiều rộng âm đạo chỉ khoảng 1,5 cm, sau khi sinh hoạt tình dục, kích thước vùng này tăng đến 2 – 3 cm. Đặc biệt, sự thay đổi âm đạo diễn ra mạnh nhất sau khi bạn trải qua quá trình sinh thường, vì để bé chui ra ngoài, các cơ vòng âm đạo phải giãn rộng tối đa lên đến 10 cm. Dù sau đó các cơ này sẽ co lại nhưng cũng giống như một sợi dây chun sau khi giãn quá mức, âm đạo khó thu về độ chật hẹp và ôm khít như ban đầu, đặc biệt với những trường hợp sinh nhiều lần hoặc sinh khó, thời gian chuyển dạ kéo dài.
Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chăn gối vợ chồng, làm cho chị em thiếu tự tin, ít ham muốn và làm giảm hứng thú quan hệ ở người chồng. Chưa kể, âm đạo giãn rộng có thể gây ra tình trạng tiểu không tự chủ và tạo mùi khó chịu.
Để khắc phục tình trạng này, chị em có thể luyện các bài tập rèn cơ xương chậu (bài tập Kegel), thông thường bài tập này phải được thực hiện hàng ngày ít nhất 6 tháng mới mang lại hiệu quả. Nếu tình trạng âm đạo bị giãn rộng quá mức, chị em có thể thực hiện phẫu thuật thu hẹp âm đạo tại các bệnh viện lớn, uy tín. Đây là dạng tiểu phẫu đơn giản, tỷ lệ thành công cao nhưng cần được thực hiện bởi đội ngũ chuyên khoa có tay nghề để tránh các rủi ro có thể xảy ra như nhiễm trùng, hay âm đạo bị thu hẹp quá mức.
Vòng hai “quá khổ”
“Eo thon, bụng gọn” có lẽ là điều mà chị em nào cũng mơ ước sau sinh thế nhưng việc lấy lại vóc dáng đặc biệt là vòng eo sau sinh không phải là chuyện một sớm một chiều. Và với vòng eo phì nhiêu này cũng mang lại cho các mẹ nhiều điều phiến toán. Chị Hải Thương sau khi sinh con thứ hai chia sẻ: “Sau sinh lần đầu, bụng mình không quá to thế này đâu nhưng đến lần thứ 2 thì mình bị sổ bụng. Đến giờ đã sinh xong 6 tháng rồi mà bụng mình vẫn y như mang bầu 5 tháng. Hôm trước, mình vào một cửa hàng mua đồ, em bán hàng nhanh miệng hỏi thăm: “Chị bầu mấy tháng rồi ạ?” làm mình vừa bực, vừa ngượng chín mặt. Chẳng biết có ngày vòng eo về được như xưa không nữa.”
Video đang HOT
9 tháng bầu bí, vùng da bụng của chị em sẽ bị căng giãn quá cỡ và đương nhiên sau sinh, phần da này rất khó để phục hồi. Cộng với việc khi mang thai, các mẹ thường tăng cân khá nhiều nên mỡ sẽ tích tụ thêm ở phần bụng khiến vòng 2 bị “quá khổ”.
Để khắc phục tình trạng này, cách đơn giản và hiệu quả nhất chính là tăng cường các bài tập thể dục khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày vừa giúp vòng eo và cơ thể săn chắc hơn, vừa đào thải được nhiều độc tố và chất cặn bã trong cơ thể qua tuyến mồ hôi. Ngoài ra, các mẹ cần điều chỉnh thực đơn với các món ăn giàu chất xơ, vitamin, uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, đảm bảo ngủ đủ giấc ít nhất 7 – 8 giờ/ ngày… cũng giúp hạn chế phát sinh mỡ thừa và làm đẹp da.
Vòng eo chảy xệ rất phổ biến sau sinh. (ảnh minh họa)
“Núi đôi” chảy xệ
Tình trạng ngực chảy xệ phố biến đối với các mẹ cho con bú, đặc biệt là sau khi cai sữa. Chị Nguyễn Lam (Hà Đông, Hà Nội) nói: “Từ ngày cai sữa bé Cún, núi đôi của mình xập xệ hoàn toàn, chẳng còn căng tròn như xưa nữa. Mình phải dùng đến các loại áo chíp giúp nâng đỡ ngực mới đủ tự tin mỗi khi ra ngoài, nếu không thì vòng 1 phẳng lì luôn. Sinh xong, đúng là phụ nữ mất mát nhiều quá.”
Nguyên nhân khiến núi đôi chảy xệ sau sinh là do vòng một không có cơ bắp hay dây chằng mà chỉ bao gồm các mô mỡ. Khi mang thau và sau sinh, các ống dẫn sữa phát triển khiến ngực giãn nở, căng tức, thậm chí gây rạn da. Việc ngực bị căng sữa liên tục có thể dẫn đến bị biến dạng sau cai sữa. Ngoài ra, nếu mẹ không cho con bú đều hai bên hoặc không cho bé bú đúng cách cũng sẽ làm tình hình tồi tệ hơn.
Nhằm hạn chế sự biến đổi không mong muốn này, các mẹ có thể tập các bài tập thể dục giúp vòng 1 săn chắc hơn. Sau sinh nở, mẹ cũng nên chọn phương pháp giảm cân từ từ vì trọng lượng mất đi quá nhiều trong thời gian ngắn chính là căn nguyên dẫn đến tình trạng ngực nhỏ, chảy xệ. Chị em cũng cần áp dụng chế độ ăn uống điều độ, giảm lượng chất béo động vật, ăn nhiều ngũ cốc nguyên cám, đậu, rau xanh, dầu ô liu và trái cây tươi giàu vitamin B, E giúp duy trì độ đàn hồi cho da; tắm vòi sen nóng hay lạnh cũng là cách hiệu quả để cải thiện vòng 1, vì áp lực nước và nhiệt độ giúp massage cơ thể, cải thiện lưu thông huyết mạch và làm vòng 1 săn chắc hơn.
Kết
Những thay đổi về “vòng 1″, “vòng 2″ nói riêng và cơ thể phụ nữ nói chung sau ca sinh nở là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chị em nên tạo cho mình lối sống lành mạnh để khắc phục những vấn đề này. Mẹ cần có chế độ ăn uống và đặc biệt là tập luyện khoa học, điều độ sẽ giúp nhanh lấy lại sức khỏe cũng như nhan sắc. Ngoài ra, chị em cũng nên tạo tâm lý thoải mái, đừng quá tự ti vào bản thân, hãy luôn ghi nhớ rằng việc sinh ra một đứa con là điều quá tuyệt vời rồi, như thế mẹ sẽ thêm đẹp và tự tin hơn.
Theo VNE
Căng thẳng vì đau bụng kinh: nỗi lo khó nói của phái nữ
Bỗng dưng cả tháng nay, "đèn đỏ" của bạn không đến? Hoặc có "đèn đỏ" nhưng bụng đau thắt, kèm theo cả đau toàn thân, ói mửa? Khí hư vàng đậm, ra nhiều bất thường khiến bạn lo lắng?
Thật khó nói, nhưng đó là những triệu chứng không hề hiếm gặp ở phụ nữ mọi lứa tuổi. Có thể bạn đang mắc phải một trong những chứng rối loạn kinh nguyệt phổ biến, vì vậy, cần hiểu rõ và biết cách xử lý để bảo vệ sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng. Đau bụng kinh là một trong những triệu chứng khó chịu mà phần lớn chị em đều đã hoặc đang mắc phải.
1. Đau bụng kinh - chứng rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất
Đau bụng kinh là một hội chứng rất phổ biến ở phụ nữ. Các triệu chứng bao gồm: đau quặn bụng dưới và vùng cơ xương chậu lan đến đùi. Đau bụng kinh sinh ra do prostaglandin và leukotrienes trong chu kỳ rụng trứng. Mức prostaglandin nội mạc tử cung tăng lên trong giai đoạn hoàng thể và kinh nguyệt của chu kỳ, gây ra các cơn co thắt tử cung.
Nhiều cơn đau khiến chị em khổ sở, quằn quại đến mức không thể đi học, đi làm bình thường, đặc biệt ở những ngày đầu của chu kỳ "đèn đỏ"
2. Tác hại của đau bụng kinh
Đau bụng kinh có thể dẫn tới những ảnh hưởng ở nhiều mức.
Thứ nhất, chứng bệnh này gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Cơ thể những ngày kinh nguyệt rất nhạy cảm với vi khuẩn, dễ bị viêm nhiễm vùng kín. Bên cạnh đó, tâm lý phụ nữ giai đoạn này cũng dễ cáu bẳn, khó chịu, bất tiện cho người xung quanh, khó chịu khi đi học, đi làm.
Đau bụng kinh với phụ nữ trưởng thành còn có thể gây bất ổn tới cuộc sống vợ chồng.
3. "Đối phó" với đau bụng kinh
Ăn uống: tránh các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê và các đồ uống có cồn. Nên ăn đồ chua để giảm đau, bổ sung các thực phẩm có nhiều Magie như rau muống, bí ngô, súp lơ và rau xanh. Uống nhiều nước, tối thiểu 8 - 10 cốc mỗi ngày.
Sử dụng thuốc giảm đau: với các trường hợp bị đau bụng kinh nặng, có thể sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, thuốc giảm đau có thể gây nhiều tác dụng phụ, không nên lạm dụng.
Dùng thảo dược thiên nhiên: khoa học đã chứng minh tác dụng của các vị thảo dược như xuyên khung, đương quy, ô dược, hương phụ, ngải cứu, trần bì, ích mẫu... trong việc điều trị rối loạn kinh nguyệt. Ưu điểm của thảo dược thiên nhiên là rất lành tính, không gây tác dụng phụ với người dùng. Ngoài việc sắc thuốc trực tiếp, chị em có thể sử dụng các viên nang nén của những hãng dược phẩm uy tín như Khang Nữ Đan, sản phẩm giảm đau bụng kinh, giúp hoạt huyết thông kinh, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Khang Nữ Đan - 1 trong những sản phẩm thảo dược điều kinh rất được tin dùng
Giữ vệ sinh vùng kín: thường xuyên chăm sóc, giữ vệ sinh cho vùng nhạy cảm để tránh nhiễm khuẩn, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thói quen sinh hoạt: tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya và ngồi máy tính quá nhiều gây căng thẳng. Bạn có thể mát xa vùng bụng mỗi khi kỳ kinh nguyệt tới, giúp giảm đau và giảm stress. Ngoài ra, việc giữ cho tinh thần thoải mái, thư thái cũng vô cùng quan trọng.
Để được tư vấn về rối loạn kinh nguyệt hoặc sử dụng Đông dược điều hòa kinh, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ HÀ MINH
Địa chỉ: A8, Lô 19, KĐT Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: (04).36403241 Fax: (04).36403239
Website: http://khangnudan.vn
Theo VNE
Những nỗi buồn khó nói của phụ nữ sau sinh Hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ là được làm mẹ nhưng cùng với đó họ cũng phải đối mặt với những "thử thách" khó nói. Dù được nghe nhiều, biết trước, sẵn lòng đón nhận vì con... nhưng phần lớn chị em đều không khỏi chạnh lòng khi đối diện với thực tế. Núi đôi chỉ còn là gò đồi Do...