Trăm người dầm mình bắt ngao nơi cửa biển
Hàng trăm người dân quanh năm dầm mình trong nước kiếm sống bằng nghề bắt ngao thuê tại Tiền Hải ( Thái Bình).
Xã Nam Thịnh (Tiền Hải, Thái Bình) có 14.000 ha ven biển nuôi ngao. Trung bình mỗi hộ dân một ngày có thể xuất đi hàng chục tấn. Từ hàng chục năm nay, nghề nuôi ngao mang lại nguồn thu nhập chính cho bà con.
Mỗi gia đình thường “dắt lưng” cuốn sổ theo dõi con nước. Nước lên xuống giúp theo dõi được tuổi, chất lượng ngao, cả thời điểm khai thác hợp lý. Anh Nguyễn Văn Quân cho biết, gia đình có 3 ha ngao, một năm thả 24 triệu con, thu khoảng 75 tấn thương phẩm. Thông thường 18-20 tháng sẽ cho thu hoạch một lần, khi kích cỡ con ngao đạt khoảng 70-80 con/kg.
Ngao thả quanh năm, xen kẽ nên khai thác bất kỳ lúc nào. Nguồn giống khá đa dạng, thường khi ngao to bằng chiếc cúc áo sẽ được vãi xuống bãi, chủ đầm chỉ việc quây lưới để ngao không trôi đi.
Trước kia người dân phải khai thác ngao thủ công bằng cách kéo tay, nhưng 5 năm nay đã chuyển hẳn bằng máy, cho năng suất thu hoạch cao hơn.
Máy khai thác ngao thiết kế đơn giản gồm một đầu máy (kiểu đầu máy xe công nông, xát thóc) có khả năng hút, lọc, giá khoảng 20 triệu đồng. “6 người vận hành trong khoảng 3 tiếng có thể thu hoạch 5 tấn ngao, gấp 100 lần so với khai thác thủ công”, anh Quỳnh, chủ đầm ở thôn Quang Thịnh cho biết.
Chủ đầm thường thuê thợ thu hoạch ngao. Nếu thời tiết thuận lợi, 6 người có thể khai thác được 25 tấn/ha với giá tiền công mỗi kg là 600 đồng. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi người thu nhập từ 500 đến 700 nghìn đồng.
Video đang HOT
Để ngâm nước dầm mưa dãi nắng nhiều giờ, người khai thác ngao phải có sức khoẻ. “Một số người gặp triệu chứng đau nhức đầu nếu ngâm mình trong nước lâu, nếu cơ thể có vết xước sâu phải nghỉ vài ngày”, anh Lâm chia sẻ.
Ngoài bộ quần áo mưa, găng tay và tất chân là phụ kiện không thể thiếu để tránh bị xây xước. Sau khi vớt lên, ngao được cho vào tải dứa, chất lên bè xốp đưa vào bờ. Mỗi chiếc bè có thể chở được hàng tấn ngao.
Hàng chục người sẽ tham gia rửa, sàng lọc phân loại và đóng gói ngao.
Ngao phân ra làm hai loại trắng, đỏ. Giá ngao bán xô tại đầm (lẫn lộn to nhỏ) khoảng 8.000 đồng/kg. Ngao xuất đi Trung Quốc giá 9.000 đồng/kg, dịp cao điểm lên tới 22.000 đồng/kg.
Ngao dầu (màu đỏ) thường có giá nhỉnh hơn ngao trắng nên được lái buôn tuyển chọn rất kỹ lưỡng, số lượng thường không nhiều.
Hàng trăm tấn ngao hàng ngày theo chân lái buôn đến các thị trường Hà Nội, Đông Bắc và Tây Bắc, và một phần lớn xuất đi Trung Quốc.
Ngọc Thành
Theo VNE
Gặp ông "trùm" nuôi 400 tấn ngao ở xứ Thanh
Với sản lượng bình quân mỗi năm khoảng 400 tấn ngao các loại, doanh thu gần 5 tỷ đồng, tiếng tăm của ông Bùi Văn Thực đang nổi cả một vùng biển Hậu Lộc của xứ Thanh và được nhiều gọi là "trùm nuôi ngao".
Đó là chân dung ông Bùi Văn Thực-1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước được Hội đồng bình chọn chung khảo bỏ phiếu chọn là "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017". Ông Bùi Văn Thực, năm nay 51 tuổi, ở thôn Đông Tân, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh hanh Hóa.
Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng
Chúng tôi về xã Đa Lộc vào một ngày hạ tuần tháng Bảy, để tìm đến thăm ông "trùm" nuôi ngao Bùi Văn Thực. Đường về xã biển khá quanh co, ngoằn ngoèo, nên tôi phải gọi điện thoại cho ông trước. Trả lời điện thoại, ông chỉ nói; "Cậu cứ về xã Đa Lộc, hỏi thôn Đông Tân, thì ai cũng biết nhà mình". Quả thực, khi tới trung tâm xã, chúng tôi dừng chân hỏi nhà ông Thực, ở thôn Đông Tân, thì rất nhiều người chỉ tường tận lối vào nhà ông.
Khu nhà của ông nằm ở ngoại đê, sát với mép biển. Đứng từ xa, tôi thấy đó là một khu trang trại rộng chừng vài héc ta, với một ngôi nhà kiên cố và xung quanh được trồng đủ các loại cây cảnh khá bắt mắt và nhiều đầm nuôi tôm, cua biển....
Mỗi năm, ông Thực thu hoạch khoảng 400 tấn ngao các loại, có doanh thu gần 5 tỷ đồng. Ảnh: Hồng Đức
Trong ngôi nhà đầy đủ tiện nghi khá đắt tiền, ông Thực tiếp chuyện chúng tôi rất cởi mở. Ông bảo, cuộc đời của ông trước kia vốn dĩ rất cơ hàn. Ông được bố mẹ sinh ra trong một hoàn cảnh gia đình quá khó khăn ở vùng đất biển Đa Lộc. Gia đình ông có tới 6 anh em, quanh năm cái đói, cái nghèo luôn bủa vây lấy họ. Vì thế, ông đã phải bỏ học rất sớm để phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập. Cuộc sống vất vả càng thôi thúc chàng trai trẻ phải làm một điều gì đó để thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
"Lúc ấy, bà con ở đây nghèo lắm, đời sống chủ yếu phụ thuộc vào biển, mấy cây ngô, cây lúa ở ngoài đồng. Nhiều khi kiếm được vài đồng, muốn mua cái kẹo, cái bánh cũng khó vì phải chạy lên tận thị trấn huyện, cách xa đến cả chục cây số. Nhìn thấy được nhu cầu của bà con, không chỉ riêng mình Đa Lộc mà toàn bộ 5 xã ven biển lúc bấy giờ. Năm 1990, mình bàn với gia đình thuê một cái ki ốt ở ven đường rồi bán hàng từ đó. Bao nhiêu vốn liếng tích cóp được, mình đầu tư cả vào cửa hàng này. Bà con cần gì, tớ bán cái nấy. Vậy là cửa hàng của tớ có đủ các loại: lúa, ngô, khoai sắn, trứng, muối... Cứ thế, thu nhập của gia đình ngày càng tăng theo cấp số nhân. Đến năm 1992, tớ thành lập thêm 4 cửa hàng nữa để phục vụ các xã ven biển".
Trong câu chuyện lập nghiệp của mình, ông Thực, bảo rằng; "Cái nghề nuôi ngao ở biển đôi khi nó truân truyên lắm. Ngày ấy, khi mình quyết định gắn bó với nghề nuôi ngao, cũng chỉ vì cuộc sống khó khăn quá. Trong một chuyến đi chơi, thăm bạn ở tỉnh Nam Định, thấy nghề nuôi ngao phù hợp với vùng biển quê mình, nên tớ quay về huyện Nga Sơn (giáp ranh với Đa Lộc), thuê mặt nước biển, để nuôi ngao...".
Nghề nuôi ngao ở biển nghe ra thì tưởng chuyện đơn giản, thế nhưng khi bắt tay vào đầu tư vốn liếng, thuê đất (mặt nước bãi biển), mua giống..., rồi "ăn nằm" với con ngao trên những chiếc chòi canh ở ngoài biển, mình mới thấm thía được cái mặn mòi của nó. Chỉ cần một vụ đầu tiên mà thất bại, thì coi nhưng "sập" luôn, không thể ngóc đầu lên được. Vì thực ra, lúc bấy giờ mình không đủ tiền, nên phải đem "sổ đỏ" đi cầm cố ngân hàng để vay tiền, bỏ hết vốn liếng ra "đánh cược với trời". Cũng may, vài năm đầu, mình đánh liều mà có lãi lớn. Vì thế, khi có "nội lực" rồi, mình tiếp tục đầu tư mỗi năm thêm lên một ít, nên mới dần ổn định".
Trở thành "ông trùm" ngao một vùng
Trải qua không biết bao nhiêu biến cố, thăng trầm với nghề nuôi ngao, giờ đây, ông Bùi Văn Thực đã được bà con ở vùng biển Đa Lộc gọi với cái tên "ông trùm" nuôi ngao. Với diện tích bãi ngao của mình hiện tại là 13 ha và 3 ha ao, đầm để nuôi tôm, cua..., đã đem lại doanh thu cho ông mỗi năm gần 5 tỷ đồng. Sau khi trừ hết các khoản chi phí, ông Thực "đút túi" khoảng 700 triệu đồng/năm. Ở trang trại của ông, mỗi ngày có 15 lao động thường xuyên, được ông trả lương từ 5 triệu đồng/người/tháng trở lên. Vào thời vụ thu hoạch ngao, số lượng lao động ở địa phương đi làm cho ông Thực lên tới gần 50 người.
Ông Bùi Văn Thực, bên đầm nuôi tôm của gia đình. Ảnh: Hồng Đức
Là những người làm công ăn lương cho ông Thực từ năm 1998 đến nay, bà Vũ Thị Đào (57 tuổi), ở thôn Đông Tân (Đa Lộc), bày tỏ lòng cảm ơn ông Thực, vì đã giúp mình có cuộc sống ổn định trong những năm qua, rằng; "Tôi cảm ơn vợ chồng chú Thực lắm lắm. Nếu không có vợ chồng chú ấy giúp đỡ, tạo công ăn việc làm cho tôi, thì cuộc sống gia đình tôi vô cùng khó khăn. Gia cảnh tôi cũng khó khăn lắm. Ông nhà tôi mắc bệnh đái tháo đường ở độ cao, nên quanh năm ốm yếu, phải mua thuốc men. Nếu không có gia đình chú Thực giúp đỡ, thì không biết cuộc sống của gia đình tôi sẽ thế nào nữa....".
Hiện, ngoài những ngày thu hoạch ngao theo thời vụ, bà Đào là người làm công, ăn lương ở trang trại nhà ông Thực hàng năm. Ông Thực không chỉ giỏi đầu óc về làm kinh tế, mà còn giúp đỡ bà con nghèo ở đây nhiều. Chính ông là người đã thành lập ra "Hội hỗ trợ người nghèo ăn tết" ở thôn Đông Tân. Mỗi năm, Hội này thường tặng quà cho các gia đình nghèo như gia đình bà Đào có tiền sắm tết...
Con bà Phạm Thị Ngoãn (60 tuổi), cùng ở thôn Đông Tân (Đa Lộc), cũng đã làm công, ăn lương ở trang trại ông Thực gần 20 năm nay, tâm sự: "Gia đình tôi nhờ có vợ chồng chú Thực, nên mới ổn định được cuộc sống đấy chú ạ. Từ ngày ông nhà tôi qua đời, một mình tôi phải nuôi 4 đứa con. Nay, chúng nó đã lớn cả, có gia đình riêng rồi, nhưng còn một đứa bị câm, nên chẳng chồng con gì mà đang ở với tôi. Hoàn cảnh khó khăn lắm, may nhờ có chú Thực, nên mẹ con tôi mới có công ăn, việc làm..."
Bà Ngoãn chia sẻ thêm: "Chúng tôi là phụ nữ, tuổi lại đã cao, không làm được việc nặng nhọc như hồi trẻ, khỏe mà chỉ làm những việc vừa sức thôi. Tuy vậy, chú Thực không chê trách gì, mà vẫn giữ mức tiền công mỗi ngày 200.000 đồng cho chúng tôi. Mỗi tháng, trừ những ngày mưa gió, ốm đau thì bình quân tôi được chú ấy trả công 5 triệu đồng. Chú Thực cũng là người thành lập ra Hội Khuyến học ở thôn cách đây đã 6 năm rồi. Cứ vào dịp Tết Trung thu hàng năm, Hội Khuyến học do chú Thực làm hội trưởng lại tặng quà cho các cháu đạt thành tích học sinh cấp trường, cấp huyện đến cấp tỉnh và quốc gia, kể cả các cháu đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Các cháu học sinh ở đây, chúng nó kính trọng chú Thực lắm".
Không chỉ là người làm kinh tế giỏi, luôn giúp đỡ người nghèo cùng vươn lên trong cuộc sống, ông Thực còn là người thường xuyên quan tâm tới việc, người nào cần học hỏi kinh nghiệm làm ăn, ông sẵn sàng chia sẻ với mọi người. Bên cạnh đó, hàng năm ông dành ra số tiền hàng trăm triệu đồng để hỗ trợ người nghèo, động viên, khen thưởng học sinh nghèo vượt khó, làm đường giao thông nông thôn.... "Tâm nguyện của mình là, đã giúp ai, thì mong cho họ ăn nên làm ra thôi. Cũng như mình ngày trước, phải khoác ba lô lên đi tìm những người có kinh nghiệm làm ăn mà học hỏi vậy"- ông Thực bộc bạch.
Với những thành tích về phát triển kinh tế trang trại của mình, ông Bùi Văn Thực đã được Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa tặng nhiều bằng khen về công tác tổ chức Hội và phong trào Nông dân. Năm 2015, ông cũng được đạt danh hiệu Hộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Và, năm 2017, ông "trùm" nuôi ngao Bùi Văn Thực được vinh dự đón nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc toàn quốc.
Theo Danviet
Quảng Ninh: Người dân vừa nuôi ngao vừa... run! Phóng viên NTNN/Dân Viêt co dip trở lại những bãi triều ở huyện Hải Hà (Quảng Ninh) - nơi 1 năm trước nhiều hộ nuôi thủy sản điêu đứng do dịch bệnh, hàng trăm tấn ngao và nghêu chết trắng bãi. Những ngày này, người dân đang băt tay xuống giống cho vụ nuôi mới vơi tâm trang vưa nuôi, vưa lo... Dè...