Trám lỗ thủng tạo mục tiêu kép
Từ ngày 1/11/2019, Thông tư 58/2019/TT-BTC có hiệu lực. Mục tiêu của Thông tư vừa giúp Bộ Tài chính chủ động trong điều hành ngân sách, vừa giúp Ngân hàng Nhà nước thuận lợi hơn trong điều hành chính sách tiền tệ.
Thế nhưng, Thông tư này cũng làm “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại ( NHTM) cổ phần Nhà nước nhờ hàng trăm nghìn tỷ đồng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước ( KBNN) có lãi suất rẻ tại đây.
Vòng luẩn quẩn gây thiệt đơn, thiệt kép
Tình trạng tồn dư ngân quỹ nhà nước treo trên tài khoản tiền gửi của KBNN tại các NHTM cổ phần Nhà nước luôn ở mức hàng trăm nghìn tỷ đồng liên tục trong nhiều năm qua nhưng Bộ Tài chính thường xuyên phải phát hành trái phiếu chính phủ vay nợ. Tệ hơn, nguồn vay nợ từ trái phiếu chịu lãi suất thị trường nhưng sử dụng chậm buộc phải tạm gửi vào tài khoản KBNN tại ngân hàng với lãi suất rất thấp.
Khách hàng giao dịch tại chi nhánh Lienvietpostbank Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Các ngân hàng lại sử dụng một phần nguồn tiền gửi của ngân sách nhà nước để mua trái phiếu chính phủ, tức cho ngân sách nhà nước vay lại. Mặc dù số lượng trúng thầu đã giảm từ 77,1% (cuối năm 2015) xuống còn 40,4% (30/9/2019) nhưng các NHTM vẫn là nhóm khách hàng quyết định phần lớn sự thành công và mức lãi suất trái phiếu chính phủ từng đợt phát hành.
Tại sao hình thành vòng luẩn quẩn nói trên gây thiệt đơn, thiệt kép cho ngân sách nhà nước? Ngân sách nhà nước có tồn quỹ phải đi vay chịu lãi là thiệt đơn; vay phải trả lãi cao nhưng chôn vốn vào tài khoản hưởng lãi thấp là thiệt kép. Có lý do cả khách quan trong nội tại kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước và chủ quan trong điều hành đầu tư ngân sách của Chính phủ và chức năng quản lý ngân quỹ của KBNN.
Từ nhiều năm nay, kế hoạch thu chi tài chính quốc gia hàng năm luôn có mức bội chi ngân sách nhà nước khoảng 3 – 4%. Phát hành trái phiếu chính phủ vay nợ bù đắp bội chi là tất yếu. Xét từng thời điểm cụ thể bất kỳ, do các khoản thu ngân sách có thể lệch pha các khoản chi ngân sách nhưng nguyên tắc của thu chi ngân sách nhà nước là có nguồn ngân quỹ mới có chi. Cho nên, tài khoản tiền gửi KBNN tại ngân hàng luôn có số dư, thậm chí số dư rất lớn. Đó là cơ chế khách quan.
Nhưng tại sao Bộ Tài chính chưa thể sử dụng tối đa nguồn dư ngân quỹ trên tài khoản KBNN hàng trăm nghìn tỷ đồng rồi mới phát hành trái phiếu chính phủ theo lịch thời gian phù hợp, hạn chế rủi ro chi phí trả lãi cho ngân sách T.Ư? Thực tế để khắc phục điều này đòi hỏi phải dự báo được dòng tiền trong thu chi ngân quỹ và quản lý ngân quỹ nhà nước một cách chủ động. Đây là vấn đề thuộc chức năng của KBNN đang hạn chế trong thực tiễn, cần có cơ chế hỗ trợ thực thi sau:
Thứ nhất, để chủ động trong dự báo dòng tiền ngân quỹ nhà nước vấn để bức thiết hiện nay là phải quyết liệt khắc phục cho được tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm. Nguyên nhân chậm chủ yếu do khâu chuẩn bị dự án đầu tư, khâu giải phóng mặt bằng và khâu giao kế hoạch vốn đầu tư chậm. Không thể chấp nhận việc Bộ KH&ĐT nhấc lên đặt xuống câu giờ đến cuối quý II và sang quý III mới giao kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án đầu tư.
Video đang HOT
Thứ hai, KBNN được quyền quản lý ngân quỹ nhà nước chủ động, hiệu quả. Nghị định số 24/2016/NĐ-CP quy định về chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước cho phép KBNN thực hiện quyền này. Theo đó, KBNN được sử dụng nguồn ngân quỹ nhà nước tạm thời nhàn rỗi vào 4 mục đích khác nhau. Trong đó, sử dụng tạm ứng cho ngân sách T.Ư sẽ hạn chế việc phát hành trái phiếu; sử dụng gửi có kỳ hạn tại các NHTM tốt sẽ tăng nguồn lãi tiền gửi bù đắp phần trả tiền lãi cho trái phiếu chính phủ.
Thứ ba, số dư ngân quỹ cuối ngày trên hệ thống tài khoản tiền gửi của KBNN tại NHTM và Ngân hàng nhà nước (NHNN) phải được chuyển tập trung vào một tài khoản thanh toán tổng hợp duy nhất tại Sở giao dịch NHNN. Chính Thông tư 58/2019/TT-BTC nói trên đã quy định cơ chế đó. Từ đây số dư trên tài khoản đó được KBNN sử dụng đảm bảo khả năng thanh toán của hệ thống KBNN và giao dịch sử dụng ngân quỹ nhà nước theo Nghị định 24/2016/NĐ-CP.
NHTM mất lớn lợi nhuận nhưng NHNN được lợi
Thông tư 58/2019/TT- BTC có hiệu lực đã làm giảm khá lớn nguồn vốn huy động có chi phí rẻ của 4 NHTM cổ phần Nhà nước vì dường như KBNN chủ yếu mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng này. Đứng đầu bảng là NHTM Ngoại thương (Vietcombank), đến NHTM Đầu tư (VIDB), tiếp đến 2 NHTM là VietinBank và Agribank.
Có thể nói lợi nhuận trước thuế của từng ngân hàng trong nhóm NHTM nói trên tự dưng bị “bốc hơi” hàng nghìn, hàng trăm tỷ đồng. Chẳng hạn, số dư tài khoản thanh toán của KBNN tại Vietcombank cuối năm 2017 là 165.081 tỷ đồng và cuối năm 2016 là 42.752 tỷ đồng, tính số dư bình quân cả năm 2017 khoảng 100.000 tỷ đồng. Lãi suất tiền gửi dưới 1% nhưng tính là 1%/năm bao gồm chi phí nghiệp vụ.
Giả sử ngân hàng sử dụng 90.000 tỷ đồng (90%) mua trái phiếu chính phủ lãi suất bình quân khoảng 5%/năm (tại thời điểm 2017). Khi đó tổng lợi nhuận Vietcombank được hưởng là 3.500 tỷ đồng (90.000 x 5%) – (100.000 x 1%). Đương nhiên từ năm 2018 đến nay số dư trên tài khoản thanh toán KBNN tại các NHTM liên tục giảm đáng kể (do KBNN chuyển số dư ngân quỹ từ tài khoản thanh toán sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn để hưởng lãi cao hơn theo Nghị định 24/2016/NĐ-CP nói trên).
Tiền gửi thanh toán của KBNN bên cạnh đưa lại hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận cho từng ngân hàng cũng có thể gây rủi ro nhất định cho hệ thống ngân hàng. Việc cùng lúc các NHTM lớn quản lý hàng trăm nghìn tỷ đồng nguồn vốn thanh toán của KBNN đã đè nặng áp lực đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Nên nhớ ngay cả bối cảnh không có quản lý nguồn vốn thanh toán của KBNN thì như một sứ mệnh sắp đặt, các NHTM lớn đóng vai trò chủ đạo trong điều phối duy trì cân đối nguồn dự trữ đảm bảo khả năng thanh khoản cho cả hệ thống, trước khi xuất hiện công cụ can thiệp của NHNN. Huống chi khi các NHTM đó đang ôm trách nhiệm gánh nặng rủi ro thanh khoản cho riêng mình.
Số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán được chủ tài khoản rút hết bất cứ lúc nào. Chính đó là tuyệt tác tạo công nghệ tiền đẻ ra tiền cho hệ thống ngân hàng phát triển. Đó cũng là xác quyết quyền không được mặc cả chủ tài khoản được hưởng. Do đó, việc KBNN đột ngột rút một số lượng lớn tiền trên tài khoản sẽ là mối đe dọa rủi ro cho các NHTM.
Thực tế không hiếm lần KBNN đột ngột rút một số lượng lớn ngân quỹ từ tài khoản tiền gửi thanh toán tại các NHTM không báo trước cho ngân hàng đã đe dọa khả năng thanh khoản của hệ thống và do đó tác động tiêu cực tới lãi suất thị trường liên ngân hàng. Chẳng hạn, đợt rút đột ngột số dư tài khoản thanh toán của KBNN đầu tháng 4/2019 đã đẩy lãi suất liên ngân hàng từ 1/4 đến 20/4 tăng mạnh từ 4 – 4,5%/năm nhưng từ sau 20/4 giảm xuống dưới 3%/năm.
Giờ đây cuối mỗi ngày số dư trên tài khoản thanh toán của KBNN tại các NHTM không còn số dư, các NHTM lớn mất nguồn lợi nhuận lớn. Thông tư 58/2019/TT-BTC sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NHNN trong thực thi chính sách tiền tệ.
Ngân sách nhà nước có tồn quỹ phải đi vay chịu lãi là thiệt đơn; vay phải trả lãi cao nhưng chôn vốn vào tài khoản hưởng lãi thấp là thiệt kép. Có lý do cả khách quan trong nội tại kế hoạch thu chi ngân sách nhà nước và chủ quan trong điều hành đầu tư ngân sách của Chính phủ và chức năng quản lý ngân quỹ của KBNN.
TS.PHAN VĂN THƯỜNG
Theo kinhtedothi.vn
Vì sao nhiều ngư dân giỏi trở thành "con nợ xấu"?
Sau 5 năm thực hiện chủ trương cho ngư dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, đến nay dư nợ tín dụng là hơn 10.000 tỷ đồng nhưng tỷ lệ nợ xấu lên đến 28% và còn tiếp tục tăng.
Ảnh minh họa
Nợ xấu lên tới 28%
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến hết ngày 31-12-2017 (thời điểm dừng ký kết mới hợp đồng cho vay đóng mới, nâng cấp tàu), các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng với ngư dân để cho vay đóng mới, nâng cấp 1.177 tàu (1.031 tàu đóng mới và 146 tàu nâng cấp), chiếm 45,2% tổng số tàu cần đóng mới mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân bổ cho các địa phương giai đoạn 2014 - 2020, với tổng số tiền cam kết cho vay đạt trên 11.700 tỷ đồng.
Đến cuối tháng 9-2019, dư nợ cho vay theo chương trình đạt 10.270 tỷ đồng. Trong khi đó, nợ xấu cũng bắt đầu phát sinh từ năm 2017 tại 11 tỉnh, thành phố với tỷ lệ 3%; tăng lên 17% vào cuối năm 2018 và đến nay là 27,8% tại 27 tỉnh, thành phố ven biển.
Ví dụ tại tỉnh Quảng Nam, sau 5 năm triển khai Nghị định 67, các NH trên địa bàn tỉnh đã cho vay khoảng 720 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, số nợ xấu đã lên đến 215 tỷ đồng và còn tiếp tục tăng thêm. Trong số 63 tàu đóng mới, có 57 tàu làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ, các giải pháp thu nợ của NH cũng bế tắc.
Tương tự, tại Ninh Thuận, không ít tàu đóng mới theo Nghị định 67/NĐ-CP chỉ sau thời gian ngắn hạ thủy đi vào hoạt động đã bị thua lỗ, cầm chừng, khó có khả năng trả nợ đúng hạn cho NH. Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận đánh giá, "tàu 67" hoạt động không hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Đó là, tính chất đặc thù của ngành khai thác hải sản phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan về thời tiết, ngư trường, giá nhiên liệu tăng, thiếu lao động đi biển.
Ngoài ra, khả năng tài chính, kinh nghiệm khai thác vùng khơi của các chủ tàu còn hạn chế, một số chủ tàu thiếu quyết tâm, phương án sản xuất không hiệu quả dẫn đến hoạt động thua lỗ, cầm chừng. Bên cạnh đó, quá trình vận hành các trang thiết bị khai thác của một số tàu gặp trục trặc cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian bám biển khai thác, thời gian đi lại sửa chữa nhiều lần làm chi phí sản xuất tăng cao.
Tại một địa phương khác là tỉnh Bình Định, theo đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Bình Định) cho biết hiện có 47 chủ tàu nợ gần 208 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 104 tỷ đồng, lãi 107 tỷ đồng. "Thực tế này cho thấy chúng ta đã chưa đánh giá được hết tác động không tốt khi triển khai Nghị định 67, có những ngư dân giỏi đã trở thành con nợ xấu", đại biểu Nhường nói và cho rằng để phát triển nghề cá bền vững thì không chỉ cần nâng cấp phương tiện, kỹ thuật mà điều quan trọng là phải đào tạo ngư dân làm chủ tàu vỏ thép...
Xử lý: Liên quan đến nhiều Bộ, ngành, địa phương
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, việc cho vay theo Nghị định 67 đang thực sự rất khó khăn, cho cả người vay và NH. Đây hoàn toàn là vốn thương mại của NH cân đối, không phải nguồn vốn ưu đãi Chính phủ.
Theo ông Đào Minh Tú, cơ chế xử lý không chỉ ở NHNN mà còn liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương. Về phía mình, NHNN cho biết đã chủ động triển khai một số giải pháp. Cụ thể, đối với các ngư dân không trả được nợ NH do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính quy định bổ sung một số nguyên nhân khách quan, bất khả kháng để ngư dân được các NH cơ cấu lại thời hạn trả nợ cũng được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất, theo Nghị định 67 trong thời gian cơ cấu. Đến nay, các NHTM đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ với dư nợ gần 33 tỷ đồng.
Trường hợp chủ tàu gặp khó khăn không trả được nợ vay đến hạn không phải do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng theo quy định của Bộ Tài chính, các NH theo thẩm quyền đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ 110 tỷ đồng nhằm hỗ trợ ngư dân có thời gian thu xếp nguồn trả nợ. Đồng thời, NHNN chỉ đạo các NHTM tạo điều kiện hỗ trợ ngư dân có nhu cầu chuyển đổi chủ tàu do không đủ năng lực tiếp tục đánh bắt.
Đến nay, các NH đã chuyển đổi cho 10 chủ tàu, với dư nợ trên 58 tỷ đồng tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Tiền Giang. Đối với trường hợp ngư dân cố tình chây ỳ, không trả nợ, NHNN tiếp tục chỉ đạo NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố tham mưu cho Ban chỉ đạo 67 của tỉnh định kỳ tổ chức họp với các ngư dân để đôn đốc nhắc nhở, vận động ngư dân thực hiện đúng trách nhiệm và nghĩa vụ trong quan hệ tín dụng; trường hợp cần thiết có biện pháp xử lý phù hợp.
Theo báo cáo của 4 NHTM nhà nước, hiện có 39 trường hợp đang khởi kiện chủ tàu ra tòa. Đối với trường hợp ngư dân muốn chuyển đổi nghề khai thác do nghề khai thác hiện tại không hiệu quả, NHNN đã có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc và thống nhất với Bộ Tài chính và các đơn vị liên quan hoặc báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ để thông báo cho người dân được biết...
Hà An
Theo cand.com.vn
Vốn tự có của khối ngân hàng tư nhân tăng hơn 21.400 tỷ đồng sau 8 tháng Khác với cơ cấu tổng tài sản, cán cân vốn tự có vẫn nghiêng về nhóm NHTM tư nhân. Tổng vốn tự có của nhóm NHTM tư nhân (đã loại bỏ TCTD có vốn tự có âm) tính đến hết tháng 8/2019 đạt 357.833 tỷ đồng, tăng 5,81% so với đầu năm, tương đương tăng hơn 21.400 tỷ đồng; trong khi con số...