Trầm cảm vì chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ
Không ít người thân khi chăm sóc người trong gia đình bị mắc bệnh sa sút trí tuệ dẫn tới nỗi sợ hãi có thể bị chính người bệnh làm hại, thậm chí có người đã phải nhập viện vì stress nặng.
Chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
TS Trần Thị Hà An, Trưởng phòng Điều trị người già, Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân sa sút trí tuệ ngoài các triệu chứng về suy giảm chức năng nhận thức thường đi kèm với rối loạn cảm xúc, hành vi, loạn thần. Điều này gây áp lực rất lớn cho gia đình người bệnh, đặc biệt là người trực tiếp chăm sóc mà hậu quả khiến không ít người đã rơi vào trầm cảm.
Em M, cháu gái cụ Nguyễn Thị Đ – bệnh nhân Alzheimer không giấu nổi vẻ mệt mỏi kể, nghỉ hè nên em được giao nhiệm vụ trông bà. Em M không dám rời bà nửa bước, cứ quay đi quay lại là lại không thấy bà đâu. Rồi có lúc bà khóc, mắng nhiếc cả nhà, đổ cho mọi người ăn cắp đồ của bà. “Từ ngày bệnh bà trở nặng, gia đình lúc nào cũng căng thẳng. Mẹ em năm ngoái phải vào viện vì quá stress. Nếu trước đây gia đình em được tiếp cận thông tin về bệnh từ sớm chắc bà em giờ không đến nỗi thế này…”, M nói.
Là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tuy nhiên không phải người già nào cũng sa sút trí tuệ. Việc nhận ra những triệu chứng ban đầu của sa sút trí tuệ để có sự can thiệp, kiểm soát, điều trị kịp thời rất quan trọng, như: suy giảm trí nhớ ngắn hạn (quên tên người hàng xóm nhưng vẫn nhận biết được họ là hàng xóm của mình), khó thực hiện các nhiệm vụ quen thuộc, gặp vấn đề với ngôn ngữ hay suy giảm khả năng phán đoán, đặt nhầm vị trí của đồ đạc, gặp khó khăn trong theo dõi công việc hoặc cuộc trò chuyện…
BS An cho biết, nếu phát hiện sớm những triệu chứng trên, được can thiệp điều trị trong giai đoạn này sẽ có kết quả rất tích cực, ngược lại nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn Alzheimer với các biểu hiện như: không nhận thức được môi trường, không có khả năng nhận diện khuôn mặt người quen, mất kiểm soát bàng quang và ruột dẫn đến đại, tiểu tiện không tự chủ… thì hiệu quả can thiệp rất hạn chế.
Video đang HOT
Để điều trị cho bệnh nhân Alzheimer, cần có sự kết hợp nhiều biện pháp bao gồm cả hỗ trợ hành vi và sử dụng thuốc điều trị mới mang lại kết quả tốt nhất. Các liệu pháp hỗ trợ hành vi bao gồm: tập nhận thức và trí nhớ; Định hướng thực tại; Liệu pháp hồi tưởng; Sử dụng búp bê, âm nhạc…
“Mục đích của những liệu pháp này giúp người bệnh luyện tập, kích thích nhận thức và trí nhớ; tăng cường giao tiếp, tương tác, giảm các hành vi gây hấn và kích động. Việc sử dụng thuốc điều trị các triệu chứng suy giảm trí nhớ cùng các triệu chứng không thuộc nhận thức như: trầm cảm, loạn thần, kích động, rối loạn giấc ngủ… cần theo chỉ định của bác sĩ và có sự giám sát, theo dõi”, BS An nói.
Câu lạc bộ Bệnh nhân Sa sút trí tuệ lần 5, năm 2019 với chủ đề “Dinh dưỡng trong chăm sóc người bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ” sẽ được Bệnh viện Bạch Mai tổ chức diễn ra vào thứ ba ngày 20-8-2019. Tham dự câu lạc bộ, hội viên sẽ được khám sàng lọc miễn phí bệnh sa sút trí tuệ đồng thời được các chuyên gia cung cấp các thông tin hữu ích và giải đáp những thắc mắc về căn bệnh này.
TRẦN NGUYÊN
Theo Nhân dân
4 nguy cơ sức khỏe của việc mất thính lực và cách để ứng phó
Suy giảm thính lực không chỉ khiến người bệnh gặp một số bất tiện trong cuộc sống như bật tivi lớn hơn, thường xuyên hỏi lại khi nói chuyện mà còn kèm theo đó một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Shutterstock
Bị cô lập, cô đơn và trầm cảm
Phần lớn chúng ta sẽ bị suy giảm thính lực qua thời gian gian. Dần dần, chúng ta gần như bị điếc, gặp khó khăn khi giao tiếp và nghe người khác nói. Người bị giảm thính lực sẽ ngại đến những buổi họp mặt, gặp gỡ và tự cô lập mình, MSN dẫn lời giáo sư Donald Schum, chuyên gia về sức khỏe thính giác người Mỹ.
Càng lớn tuổi tình trạng suy giảm thính lực càng nghiêm trọng. Khi tự cô lập mình, người lớn tuổi sẽ bị căng thẳng và dẫn đến trầm cảm.
Suy giảm nhận thức, mất trí nhớ
Có nhiều giả thuyết khác nhau về mối liên hệ giữa suy giảm thính lực và giảm chức năng não. Trên thực tế, tình trạng thoái hóa thần kinh do tuổi già gây ra cả hai vấn đề trên, chuyên gia người Mỹ Paul Farrell tiết lộ.
Thoái hóa thần kinh không chỉ làm suy giảm khả năng tiếp nhận các tín hiệu cảm giác của não bộ, khiến người mắc khó phân biệt âm thanh mà còn dẫn đến chứng mất trí nhớ tuổi già, theo MSN.
Để hạn chế nguy cơ bị mất trí nhớ, não bộ người già cần thường xuyên nhận được kích thích. Họ không nên tự cô lập mình mà trái lại phải thường xuyên nói chuyện, giao tiếp với những người xung quanh. Lựa chọn tốt nhất cho người già là hãy dùng máy trợ thính.
Té ngã
Một số nghiên cứu phát hiện những người bị mất thính lực nghiêm trọng có nguy cơ bị té ngã cao hơn người bình thường. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích nguyên nhân thật sự của tình trạng này, theo MSN.
Tiểu đường
Tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến ốc tai và dẫn đến suy giảm thính giác. Vì tiểu đường là nguyên nhân gây mất thính lực nên những người đang bị lãng tai cần phải đi kiểm tra xem mình có đang bị tiểu đường hay không.
Trên thế giới, có nhiều người bị tiểu đường nhưng không hay biết mình mắc bệnh. Các số liệu cho thấy chỉ riêng ở Mỹ đã có hơn 8 triệu người đang sống với tiểu đường nhưng không được chẩn đoán bệnh, theo MSN.
Suy giảm thính lực hay bị lãng tai là tình trạng rất phổ biến khi chúng ta lớn tuổi. Cách tốt với người bệnh là hãy thừa nhận tình trạng của mình và đến khám bác sĩ chuyên khoa tai, các chuyên gia khuyến cáo.
Theo Thanh niên
10 lợi ích tuyệt vời từ quả bơ Bơ thực sự tuyệt vời. Được mệnh danh là bơ béo từ thiên nhiên với vô số lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe cho mọi người, bơ rất đáng để bạn ăn mỗi ngày! ShutterStock Sau đây là 10 lý do để bạn đưa bơ vào chế độ ăn uống, thưởng thức, để khỏe mạnh hơn từ đầu đến chân, theo The...